Mấy
lời chân thành gửi tân Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc
Mạc
Văn Trang
05/04/2021
https://baotiengdan.com/2021/04/05/may-loi-chan-thanh-gui-tan-chu-tich-nuoc-nguyen-xuan-phuc/
Trước hết xin chúc mừng
Anh Bảy đã được Quốc hội bầu vào chức vụ cao quý: Chủ tịch nước CHXHCN Việt
Nam.
Anh đã đặt tay lên Hiến
pháp và tuyên thệ trước quốc dân đồng bào nhận vinh dự và trọng trách lớn lao
CHỦ TỊCH NƯỚC.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/04/0-19.jpg
Chủ tịch nước Nguyễn
Xuân Phúc tuyên thệ
Thưa Chủ tịch,
Là một công dân, tôi chân
thành gửi đến Tân Chủ tịch mấy điều thành thật sau đây:
1. Chủ tịch hãy phát huy tính năng động tích cực vốn có, đi sâu, đi sát
các tầng lớp nhân dân, nhất là những nhóm yếu thế, vùng sâu vùng xa, thấu hiểu
thực trạng xã hội để có tiếng nói và các quyết sách hợp lòng dân. Tránh tình trạng
chỉ quanh quẩn tiếp xúc nhóm “cử tri chuyên nghiệp” ở Ba Đình để nghe những lời
tâng bốc!
2. Chủ tịch hãy phát huy bản lĩnh, trí tuệ, nghĩa khí của người “Quảng
Nam hay cãi’: Cãi vì SỰ THẬT, cãi vì CÔNG LÝ. Cho nên hãy dùng quyền lực của Chủ
tịch nước để bảo vệ SỰ THẬT, bảo vệ CÔNG LÝ, dám cách chức những quan chức làm
láo, nói láo, chà đạp lên Hiến pháp, pháp luật, đạo lý…
3. Chủ tịch nước có vai trò, vị thế khác với Thủ tướng, nên phong cách và
ngôn ngữ cũng phải khác với Thủ tướng. Cách quát nạt như khi họp Chính phủ;
cách “nổ” khi đi các địa phương, tỉnh nào cũng là “đầu tàu”, là “trung tâm”; rồi
tỉnh nào đó phải thành “Hồng Công”, Hà nội thành Paris, Sài Gòn thành
Singapore, Việt Nam thành “Hổ” thành “Rồng”, hay “cột điện Mỹ cũng muốn chạy về
Việt Nam” v.v… là ngôn ngữ của tuyên giáo. Chủ tịch nước phải nói năng rất chuẩn
mực, dùng thư ký chuẩn mực, chớ dùng loại thư ký viết những bài diễn văn sáo rỗng
dài dòng mà mang vạ vào thân. Chủ tịch nước cần lắng nghe nhiều, nhìn nhiều,
nói ngắn, nói ít thôi.
4. Chủ tịch hãy dùng quyền lực của mình, sửa sai vụ án Hồ Duy Hải và vụ
án Đồng Tâm đi! Hai vụ án đó trái pháp luật, trái đạo lý, lòng dân rất bức xúc.
Chính ông cũng đã nói khi tiếp xúc cử tri ở Đồ Sơn, Hải Phòng rằng: “Vụ án Đồng
Tâm là do chính quyền giải quyết sai quy định của pháp luật”. Từ cái sai nhỏ dẫn
đến cái sai lớn và rồi dẫn đến tội ác. Vậy bây giờ là lúc Chủ tịch có quyền
trong tay để sửa sai hai vụ án nhức nhối này.
5. Chủ tịch đã đặt tay lên Hiến pháp để thề, vậy Chủ tịch hãy quyết tâm
thực hiện lời thề đó bằng cách chỉ đạo, giám sát các cơ quan lập pháp, hành
pháp, tư pháp phải thượng tôn và thực hiện đúng những Điều ghi trong Chương II
của Hiến Pháp năm 2013, mà tôi xin phép dẫn ra dưới đây.
CHƯƠNG II
QUYỀN CON
NGƯỜI,
QUYỀN VÀ NGHĨA
VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
Điều 14
1. Ở nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự,
kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến
pháp và pháp luật.
2. Quyền con người, quyền
công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết
vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội,
sức khỏe của cộng đồng.
Điều 15
1. Quyền công dân không
tách rời nghĩa vụ công dân.
2. Mọi người có nghĩa vụ
tôn trọng quyền của người khác.
3. Công dân có trách nhiệm
thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.
4. Việc thực hiện quyền
con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền
và lợi ích hợp pháp của người khác.
Điều 16
1. Mọi người đều bình đẳng
trước pháp luật.
2. Không ai bị phân biệt
đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Điều 17
1. Công dân nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.
2. Công dân Việt Nam
không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác.
3. Công dân Việt Nam ở nước
ngoài được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ.
Điều 18
1. Người Việt Nam định cư
ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam.
2. Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước
ngoài giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, giữ quan hệ gắn bó
với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
Điều 19
Mọi người có quyền sống.
Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng
trái luật.
Điều 20
1. Mọi người có quyền bất
khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm;
không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào
khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
2. Không ai bị bắt nếu
không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm
sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật
định.
3. Mọi người có quyền hiến
mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y
học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể
người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm.
Điều 21
1. Mọi người có quyền bất
khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền
bảo vệ danh dự, uy tín của mình.
Thông tin về đời sống
riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.
2. Mọi người có quyền bí
mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư
khác.
Không ai được bóc mở, kiểm
soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi
thông tin riêng tư của người khác.
Điều 22
1. Công dân có quyền có
nơi ở hợp pháp.
2. Mọi người có quyền bất
khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được
người đó đồng ý.
3. Việc khám xét chỗ ở do
luật định.
Điều 23
Công dân có quyền tự do
đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước.
Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.
Điều 24
1. Mọi người có quyền tự
do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo
bình đẳng trước pháp luật.
2. Nhà nước tôn trọng và
bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Không ai được xâm phạm
tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp
luật.
Điều 25
Công dân có quyền tự do
ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc
thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.
Điều 26
1. Công dân nam, nữ bình
đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới.
2. Nhà nước, xã hội và
gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của
mình trong xã hội.
3. Nghiêm cấm phân biệt đối
xử về giới.
Điều 27
Công dân đủ mười tám tuổi
trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc
hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.
Điều 28
1. Công dân có quyền tham
gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà
nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.
2. Nhà nước tạo điều kiện
để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc
tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.
Điều 29
Công dân đủ mười tám tuổi
trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.
Điều 30
1. Mọi người có quyền khiếu
nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái
pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt
hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo
quy định của pháp luật.
3. Nghiêm cấm việc trả
thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống,
vu cáo làm hại người khác.
Điều 31
1. Người bị buộc tội được
coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản
án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
2. Người bị buộc tội phải
được Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng, công khai. Trường
hợp xét xử kín theo quy định của luật thì việc tuyên án phải được công khai.
3. Không ai bị kết án hai
lần vì một tội phạm.
4. Người bị bắt, tạm giữ,
tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư
hoặc người khác bào chữa.
5. Người bị bắt, tạm giữ,
tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyền
được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự. Người vi
phạm pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử,
thi hành án gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý theo pháp luật.
Điều 32
1. Mọi người có quyền sở
hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản
xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác.
2. Quyền sở hữu tư nhân
và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ.
3. Trường hợp thật cần
thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp,
phòng, chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản
của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường.
Điều 33
Mọi người có quyền tự do
kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.
Điều 34
Công dân có quyền được bảo
đảm an sinh xã hội.
Điều 35
1. Công dân có quyền làm
việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc.
2. Người làm công ăn
lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng
lương, chế độ nghỉ ngơi.
3. Nghiêm cấm phân biệt đối
xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu.
Điều 36
1. Nam, nữ có quyền
kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng,
vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
2. Nhà nước bảo hộ hôn
nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em.
Điều 37
1. Trẻ em được Nhà nước,
gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn
đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột
sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.
2. Thanh niên được Nhà nước,
gia đình và xã hội tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực,
trí tuệ, bồi dưỡng đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân; đi đầu trong
công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc.
3. Người cao tuổi được
Nhà nước, gia đình và xã hội tôn trọng, chăm sóc và phát huy vai trò trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Điều 38
1. Mọi người có quyền được
bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có
nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh.
2. Nghiêm cấm các hành vi
đe dọa cuộc sống, sức khỏe của người khác và cộng đồng.
Điều 39
Công dân có quyền và
nghĩa vụ học tập.
Điều 40
Mọi người có quyền nghiên
cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ
các hoạt động đó.
Điều 41
Mọi người có quyền hưởng
thụ và tiếp cận các giá trị văn hoá, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các
cơ sở văn hóa.
Điều 42
Công dân có quyền xác định
dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp.
Điều 43
Mọi người có quyền được sống
trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường.
Điều 44
Công dân có nghĩa vụ
trung thành với Tổ quốc.
Phản bội Tổ quốc là tội nặng
nhất.
Điều 45
1. Bảo vệ Tổ quốc là
nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.
2. Công dân phải thực hiện
nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân.
Điều 46
Công dân có nghĩa vụ tuân
theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn
xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng.
Điều 47
Mọi người có nghĩa vụ nộp
thuế theo luật định.
Điều 48
Người nước ngoài cư trú ở
Việt Nam phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; được bảo hộ tính mạng,
tài sản và các quyền, lợi ích chính đáng theo pháp luật Việt Nam.
Điều 49
Người nước ngoài đấu
tranh vì tự do và độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, dân chủ và hòa bình hoặc
vì sự nghiệp khoa học mà bị bức hại thì được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam xem xét cho cư trú.
(Nguồn: Văn phòng Quốc hội)
Xin chân thành chúc Chủ tịch
luôn Mạnh khoẻ, Hạnh phúc, hoàn thành sứ mệnh cao cả, để người Dân nhìn vào Chủ
tịch thấy có niềm tin vào SỰ THẬT và CÔNG LÝ.
No comments:
Post a Comment