Cuộc
tranh luận lớn của Việt Nam về dân chủ
Trien
Vinh Le - The Diplomat
Trà Mi dịch thuật
POSTED ON APRIL 19, 2021
http://dcvonline.net/2021/04/19/cuoc-tranh-luan-lon-cua-viet-nam-ve-dan-chu-2/
Cải cách chính trị
năng động có thể giải quyết xung đột ý thức hệ nội bộ – và giúp phân biệt Việt
Nam với Trung Hoa.
Credit: pixabay
“Đổi
mới”, cải cách kinh tế của Việt Nam từ cuối những năm 1980, đã tạo ra cơ hội
kinh tế giúp hàng triệu người thoát nghèo. Tuy nhiên, sau ba mươi năm tăng trưởng
kinh tế, Việt Nam hiện đang phải đối phó với những hệ quả liên quan như suy
thoái môi trường, bất bình đẳng và thất thoát tài nguyên quốc gia vì tham
nhũng. Hơn nữa, sự phụ thuộc của Việt Nam vào vốn đầu tư nước ngoài mà không tận
dụng được tác động lan tỏa của kỹ thuật và quản lý đã không thể làm giảm sự phụ
thuộc của nền kinh tế vào lao động rẻ và không có tay nghề. Tình trạng nghiêm
trọng này càng trở nên trầm trọng hơn do thay đổi dân số, phần lớn vig dân số
già đi. Nhiều người lo ngại rằng cái bẫy thu nhập trung bình sẽ bỏ Việt Nam lại
phía sau khi sự canh tân thúc đẩy các nền kinh tế phát triển khác cạnh tranh mạnh
hơn trên toàn cầu trong thời đại thông tin.
Lấy cảm hứng từ những câu chuyện phát triển của
các nước Đông Á đã thu gặt được những lợi ích của việc áp dụng các nguyên tắc
dân chủ, có nhiều ý kiến chính thức và không chính thức cho rằng Việt Nam cần một
công cuộc đổi mới thứ hai, xoay
quanh cải cách chính trị. Nếu các thể chế và thực hành chính trị mới được
phép xuất hiện và dẫn đến các cách thức điều hành mới và các ý tưởng chính sách
mới, thì nền kinh tế có thể chuyển sang các hoạt động cởi mở hơn và đổi mới hơn
dựa trên khoa học và kỹ thuật. Thật thích đáng khi đặt câu hỏi làm thế nào hệ
thống chính phủ hiện tại có thể mở ra một kỷ nguyên chuyển đổi kinh tế mới khi
mà rất nhiều người ở thượng tần quyền lực hưởng lợi từ mô hình cũ dựa trên khai
thác lao động và tài nguyên thiên nhiên.
Cải cách thể chế đang được tiến hành nhưng thường
chỉ ở cấp hành chính, được thúc đẩy bằng cách đơn giản hóa các quy định và luật
lệ để tránh chồng chéo và trùng lặp. Các khái niệm như tam quyền phân lập (tức
là ba nhánh của chính phủ) hay xã hội dân sự vẫn bị coi là cấm kỵ đối với chính
phủ. Mặc dù khái niệm “dân chủ” đã được chính thức đề cập như
một trong những ưu tiên chiến lược của Việt Nam – cùng với “công bằng” và “văn
minh” – “dân chủ hóa” vẫn là một thuật ngữ nhạy cảm về mặt chính trị
vì người ta cho rằng (và lo sợ) rằng nó sẽ dẫn đến đa nguyên chính trị. và do
đó đe dọa sự ổn định của hệ thống độc đảng của Việt Nam. Chính phủ tin rằng chế
độ thống nhất chính trị (bề ngoài) như hiện nay là ưu việt và không thể thay đổi.
Trong những năm 1970 và 1980, các quốc gia dân
chủ như Nam Hàn và Đài Loan đã cho thấy cách đa nguyên chính trị có thể vượt
qua các nút thắt kinh tế. Đồng thời, các mô hình dân chủ xã hội ở các nước
scandinavian cho thấy các giá trị xã hội chủ nghĩa và hệ thống dân chủ tương
thích và thậm chí hiệu quả như thế nào trong những hoàn cảnh nhất định. Tuy
nhiên, nhà chức trách Việt Nam cho rằng Việt Nam có bối cảnh lịch sử, chính trị
và văn hóa độc đáo mà hầu như không mô hình bên ngoài nào có thể áp dụng được.
Thật vậy, những trí thức cực đoan suy đoán rằng chính phủ cộng sản Việt Nam
không có mô hình nào ngoài mô hình do đảng cộng sản Trung Hoa đang áp dụng.
Điều này đã dẫn đến hố sâu chia rẽ ý thức hệ.
Một bên tiếp thu mô hình hiện tại và luôn chỉ ra những khiếm khuyết và thất bại
của các nước đã dân chủ hóa. Phe còn lại ủng hộ mô hình chính trị đa nguyên bị
các đối thủ ý thức hệ bác bỏ là không phù hợp với Việt Nam. Có thể học được gì
từ cuộc tranh luận này?
Quan điểm tĩnh so
với động về dân chủ hóa
Có thể nói, cả hai bên của hố chia rẽ ý thức hệ
này đều có những hạn chế trong suy nghĩ. Có nghĩa là, cả hai đều coi những thay
đổi về thể chế là một quá trình tĩnh hơn là động. Vì Việt Nam là một quốc gia
đang trong tiến trình chuyển đổi, việc cải cách thể chế chính trị thích ứng là
cần thiết để duy trì sự vận động hướng tới một hệ thống dân chủ tạo điều kiện
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế – như đã thấy trong chặng đường lịch sử của rất
nhiều quốc gia phát triển trên thế giới. Đồng thời, các mô hình dân chủ không
phải là không có sai sót, như việc bầu cử các nhà lãnh đạo và các đảng phái ở
rìa ý thức hệ hệ đã cho thấy ở các nước trên thế giới trong những năm gần đây
(ví dụ như ở Mỹ, Brazil và một phần của Đông Âu).
Vì vậy, người dân Việt Nam phải chấp nhận
trách nhiệm chung để cân bằng quyền lực và liên tục điều chỉnh hướng đi. Dân chủ
là một giá trị phổ quát được chấp nhận vì, ở mức độ thuần túy nhất, nó là hệ thống
tốt nhất để bảo đảm một xã hội công bằng và bình đẳng bằng một “chính
phủ của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân,” như Abraham Lincoln đã
nói.
https://www.geckoandfly.com/wp-content/uploads/2015/05/abraham-lincoln-quotes-15.jpg
Trích Diễn văn Gettysburg của TT Mỹ Abarham Lincoln
ngày 19 tháng 11, 1963.
Về bản chất, một chính phủ đang và cần phản ảnh
lợi ích của người dân để bảo vệ quyền của bất kỳ cá nhân nào được tham gia vào
đời sống chính trị và cộng đồng. Trong một quốc gia công bằng và bình đẳng,
chính phủ bảo vệ các giá trị và thể chế dân chủ. Để đạt được lý tưởng này, xã hội
phải quyết tâm và kiên định vượt qua những rào cản trên con đường đi tới dân chủ
và thực hiện điều đó bằng các phương tiện hòa bình, hữu ích và công bằng.
Do đó, một cách suy nghĩ năng động về cải cách
quản trị là chấp nhận và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia vào các
công việc của đất nước, dù trực tiếp hay gián tiếp. Trên con đường đó, mọi quốc
gia văn minh tiến bộ dựa trên hoàn cảnh lịch sử, văn hóa và kinh tế của mình. Sự
cố định với hệ thống hiện tại (gồm cả những lợi ích hiện đang được hưởng lợi từ
nó) và việc áp dụng cứng nhắc một mô hình nhất định dựa trên những ý thức hệ cứng
ngắt về kinh tế và các mối quan hệ chính phủ-xã hội là một quan hệ tĩnh, tự
đánh bại và không phát triển, không có khả năng tạo ra sự linh hoạt cần thiết để
hiện đại hóa các thể chế và cơ cấu kinh tế. Ở Việt Nam, cả chính phủ và các đối
thủ kiên quyết của họ đều rơi vào hai thái cực trái ngược nhau.
Con đường thực tế tiến phía trước là sự hiểu
biết dựa trên sự đồng thuận về sự tiến bộ, công nhận nhiều lợi ích và cung cấp
không gian để thể hiện hiệu quả mà không gây ra hậu quả tiêu cực. Trong hoàn cảnh
đó, bế tắc của tư duy ý thức hệ có thể bị phá vỡ và tất cả những ý tưởng mới đều
có thể được xem xét. Cách tiếp cận này giải quyết các mâu thuẫn đặc trưng của ý
thức hệ, hướng cuộc tranh luận từ việc nên chọn mô hình quy định này hay mô
hình khác đến cách có thể tạo ra một hệ thống mới kết hợp các khía cạnh được
cho là hữu ích và công bằng. Cách đối thoại hiệu quả này giúp mọi bên nói chuyện
với nhau một cách trung thực và hiệu quả hơn – một lực lượng ổn định tập trung
vào lợi ích chung hơn là những ý thức hệ được bảo vệ và lợi ích tự phục vụ. Các
vấn đề liên quan đến tam quyền phân lập, xã hội dân sự và khả năng đa nguyên
chính trị cần được thảo luận một cách cởi mở và thông cảm dựa trên thực tế của
Việt Nam. Các trí thức Việt Nam và các chủ thể chính phủ có thể chia sẻ tầm
nhìn của họ trên toàn cầu về cả những bất ổn và cơ hội trong các nền dân chủ
cũng như quá trình dân chủ hóa nói chung.
Những quan hệ mật
thiết đến trường hợp Trung Hoa
Bất chấp xu hướng tiến bộ trong việc áp dụng
các nguyên tắc dân chủ, chính quyền cộng sản Trung Hoa ngày càng củng cố quyền
lực chính trị của họ bằng tính hợp pháp do các thành tựu kinh tế mang lại (đây
cũng là một cách lý luận đầy khiếm khuyết). Trung Hoa cũng đang tận dụng lợi thế
toàn cầu về tầm cỡ độc đáo của mình, một lựa chọn không có ở Việt Nam. Trong nỗ
lực định vị toàn cầu của Trung Hoa, các trí thức Trung Hoa – dù vô tình hay cố
ý – buộc phải tuân thủ các ý thức hệ nhân danh lòng yêu nước. Họ thường chọn ủng
hộ các nỗ lực của chính phủ nhằm củng cố quyền lực nhà nước và hạn chế sự tham
gia của công chúng vào các vấn đề chính sách và chính trị. Những lời kêu gọi
khiêm tốn hóa dân chủ trong bối cảnh Trung Hoa dễ dàng bị bóp nghẹt bằng việc
kiểm soát thông tin và hạn chế tổ chức chính trị và những hoạt động liên quan.
Do đó, sự ổn định của Trung Hoa phụ thuộc vào
việc hạn chế sự tham gia của người dân vào đời sống chính trị và sự kiểm soát của
chính phủ đối với thông tin đối với người dân, với tính chính danh của đảng cộng
sản phần lớn đạt được sau nhiều chục năm tăng trưởng kinh tế và gần đây là bằng
những các cuộc tấn công địa chính trị (đặc biệt là ở vùng biển phía Nam Trung
Hoa, Hong Kong, và Đài Loan). Cách giải quyết này hiện có thể ổn định môi trường
chính trị trong nước nhưng chỉ làm tăng khả năng bất ổn ở nước ngoài. Như vậy,
chính phủ phải liên tục tăng cường kiểm soát xã hội và chính trị trong nước để
ngăn chặn bất kỳ sự mất quyền lực hoặc nhận thức về mối đe dọa đối với quyền lực.
Việt Nam không thể và cũng không cần phải rơi
vào tình thế bấp bênh và căng thẳng như vậy.
Trái lại, với việc Việt Nam đã mở cửa và chấp
nhận con đường hướng tới dân chủ, thì trí thức, chính quyền và người dân có thể
cùng nhau chấp nhận những giá trị của sự tham gia của công dân như một nguyên tắc
cai trị trong đó quyền lực của nhân dân là tối quan trọng. Khi đó, trí thức Việt
Nam và chính phủ sẽ lấy lại lợi thế riêng của mình – lợi thế của việc thảo luận
cởi mở và thiết thực, xét đến tất cả mọi cơ hội khả thi. Điều này sẽ phân biệt
Việt Nam với Trung Hoa. Đường đi đến quyền lực chính phủ của hai nước hoàn toàn
khác nhau, do nền tảng lịch sử, chính trị và văn hóa khác nhau, như chính phủ
đã nêu.
https://i1.rgstatic.net/ii/profile.image/278417699295267-1443391360784_Q512/Trien-Le.jpg
Tác giả | Trien Vinh Le,
Ph.D., là giảng viên cao cấp Trường Chính phủ, Đại học Kinh tế, thành phố Hồ
Chí Minh.
© 2021 DCVOnline
Nếu
đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ
DCVOnline.net“
Nguồn: Vietnam’s great
debate over democracy | Trien Vinh Le | The Diplomat |
April 15, 2021
No comments:
Post a Comment