Saturday, 24 April 2021

BỊ HẠI - NGƯỜI LÀ AI (Nguyễn Văn Miếng)

 



BỊ HẠI - NGƯỜI LÀ AI?   

Nguyễn Văn Miếng

10:53  24/04/2021   

https://www.facebook.com/nguyenvan.mieng/posts/3765209163578212

 

Nhớ lại, sáng 12-9-2018, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án hình sự đối với bị cáo Nguyễn Trung Trực (sinh năm 1974, trú tại xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) về tội “Hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân”.

https://www.facebook.com/photo/?fbid=3765208796911582&set=pcb.3765209163578212

Trong phần thủ tục phiên toà, phát hiện không có mặt bị hại, ông Trực yêu cầu toà triệu tập bị hại. Toà bác.

 

Ông yêu cầu cắm một lá cờ đỏ sao vàng, giống như tại các hội nghị quốc tế, tại vị trí dành cho bị hại. Toà lại bác.

 

Vụ khác, Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên sáng 23-4-2021 tuyên án 8 năm tù giam đối với nhà báo Trần Thị Tuyết Diệu, sinh năm 1988. Tốt nghiệp khoa báo chí và truyền thông Trường Đại học Khoa học xã hội nhân văn TP.HCM, năm 2011 Trần Thị Tuyết Diệu được nhận vào làm việc tại Tòa soạn Báo Phú Yên cho đến cuối năm 2017.

https://www.facebook.com/photo/?fbid=3765208816911580&set=pcb.3765209163578212

 

Phiên tòa diễn ra chóng vánh tuyên bà Diệu phạm tội “Làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”.

 

Trần Thị Tuyết Diệu không nhận tội, bảo là việc làm như vậy thì phải có bị hại, phải mời bị hại ra trước tòa còn không chỉ ra được một người nào bị tác động bởi những hành vi của cô ấy làm thì cô ấy không chịu.

 

Nhưng mà phía bên tòa thì nói rằng đây là tác hại đến quốc gia, là cái chung chứ không phải là một cá nhân nào hết, cho nên không thể đưa cá nhân nào ra được.”

 

Theo lý luận, Khách thể của tội phạm này là sự tồn tại, vững mạnh của Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Bị hại chính là Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Nói không có bị hại là nhầm lẫn giữa khách thể với bị hại.

 

Theo Bộ luật tố tụng hình sự 2015, bị hại là một trong 20 người tham gia tố tụng trong một vụ án hình sự (Điều 55), là cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức (Điều 62).

 

Theo truyền thống, từ trước đến nay, các phiên toà xét xử về tội an ninh quốc gia, toà án không triệu tập bị hại, trừ trường hợp bị hại là cá nhân bị thương tích, thiệt hại do khủng bố gây ra, còn các cơ quan, tổ chức nếu được triệu tập lại là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

 

Đại diện VKS giữ quyền công tố tại phiên toà quan tâm đến bảo vệ thể chế, tất cả những hành vi tuyên truyền chống nhà nước hay đảng cầm quyền đều là “nhằm chống Nhà nước CHXHCN VN” mà “bị hại” không bao giờ xuất đầu lộ diện.

 

3 BÌNH LUẬN  

 

 

 

No comments:

Post a Comment

View My Stats