BTV
Tiếng Dân
01/04/2021
https://baotiengdan.com/2021/04/01/ban-tin-ngay-1-4-2021/
Tin Biển Đông
Zing đưa tin: Philippines phát hiện cấu trúc phi pháp mới ở cụm Sinh Tồn.
Theo tin từ Reuters, Trung tướng Cirilito Sobejana, người đứng đầu lực lượng vũ
trang Philippines xác nhận, các cấu trúc này được phát hiện vào ngày 30/3, khi
máy bay của quân đội nước này tuần tra Biển Đông. Đó là các cấu trúc nhân tạo
phi pháp thuộc quần đảo Trường Sa, trên cụm Sinh Tồn do VN kiểm soát, gần khu vực
hàng trăm tàu “dân quân biển” TQ neo đậu.
Tướng Sobejana không nói
rõ quy mô hoặc cung cấp thêm thông tin chi tiết về các cấu trúc mới. Sự xuất hiện
của các cấu trúc nhân tạo phi pháp mới ngay gần khu vực hoạt động của các tàu
“dân quân biển” TQ, xác nhận điều mà các nhà quan sát đã lo sợ và cảnh báo: Kịch
bản Scarborough đang tái diễn ở khu vực cụm đảo Sinh Tồn.
RFI có clip về nguy cơ
đang hiện hữu ở Biển Đông: Trung Quốc sẽ diễn lại kịch bản “Vành Khăn” tại
Đá Ba Đầu?
https://www.youtube.com/watch?v=3G6N6i8JHZ4
VnExpress có bài: Dân quân biển – ‘vòi bạch tuộc’ trong chiến thuật vùng xám
Trung Quốc. Sự kiện hàng trăm tàu “dân quân biển” tụ tập ở khu vực Đá
Ba Đầu không phải lần đầu tiên TQ triển khai lực lượng này để thực hiện “chiến
thuật vùng xám”, mà họ đã sử dụng nhiều lần, thu tóm từng khu vực biển đảo của
các nước khác, không phải huy động lực lượng vũ trang chính quy, thường trực với
quy mô lớn.
Tin cho biết, dù TQ chưa
bao giờ thừa nhận khái niệm “dân quân biển” như các nước khác cáo buộc, nền
móng của lực lượng này đã được thành lập từ năm 1949, thời điểm ra đời chế độ
CSTQ, với mục đích ban đầu là tạo “bức tường” trên biển chống lại nguy cơ từ Đài
Loan. Càng về sau, “dân quân biển” TQ càng phát triển về số lượng và chất lượng.
Lực lượng “dân quân biển”
TQ bắt đầu gây chú ý trong vụ ngăn chặn tàu thăm dò USNS Impeccable của Mỹ hồi
năm 2009. Đến tháng 4/2012, Đại đội “dân quân biển” Đàm Môn là một trong các
đơn vị chủ lực thực hiện nhiệm vụ chiếm bãi cạn Scarborough từ tay Philippines.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/04/Img1.jpg
Hai tàu “dân quân
biển” TQ chạy cắt mặt tàu USNS Impeccable của Mỹ, trong cuộc chạm trán ngày
8/3/2009, buộc tàu Mỹ phải rời khỏi khu vực phía nam đảo Hải Nam. Ảnh: US Navy/
VNE
VnExpress đưa tin: Philippines
tung video tàu Trung Quốc dàn hàng trên Biển Đông. Tổ công tác phụ
trách vấn đề Biển Đông của Philippines công bố video thực hiện ngày 27/3, cho
thấy các tàu dân binh TQ đậu san sát nhau thành hàng dài khoảng 60-100m tại bãi
đá gần đảo Sinh Tồn Đông thuộc quần đảo Trường Sa. Các tàu vỏ sắt cỡ lớn của TQ
thả neo tại chỗ, không có bất cứ hoạt động đánh bắt nào, dù trời trong xanh và
thời tiết thuận lợi.
Đoạn video của
Philippines cho thấy, đội hình tàu “dân quân biển” hùng hậu của TQ đang án ngữ ở
khu vực cụm đảo Sinh Tồn: https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/04/Philippines-tung-video-tau-Trung-Quoc-dan-hang-tren-Bien-Dong.mp4?_=1
Trong tình hình căng thẳng với Trung Quốc, Canada điều tàu chiến đi qua Biển
Đông, theo VOV. Bộ Quốc phòng Canada xác nhận, tàu chiến HMCS Calgary
đã đi qua Biển Đông trên hải trình từ Brunei tới VN trong 2 ngày 29 và 30/3.
Daniel Le Bouthillier, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Canada cho biết, tàu
Calgary đi qua vùng biển gần quần đảo Trường Sa, nơi các tàu dân binh TQ đang
xâm phạm lãnh hải Philippines.
Phản ứng của thế lực bá
quyền, xem Biển Đông thành “ao nhà” của chúng: Tàu Trung Quốc bám đuôi chiến hạm Canada đi qua Biển Đông,
theo Zing. Một quan chức quốc phòng Canada giấu tên cho biết, ngay khi tàu HMCS
Calgary của Canada đi gần khu vực quần đảo Trường Sa, phía TQ cử tàu có vũ
trang bám theo, nhưng không rõ đó là tàu hải cảnh hay tàu “dân quân biển”.
Song song với áp lực ngày
một gia tăng ở khu vực cụm đảo Sinh Tồn, TQ cũng có một số hành động gần đây nhắm
đến Đài Loan. VnExpress có bài: Cô lập Đài Loan – kịch bản ngày một hiện hữu của Trung Quốc.
Ngày 29/3, TQ huy động 10 máy bay quân sự áp sát vùng nhận dạng phòng không
(ADIZ) của Đài Loan. Trước đó, ngày 26/3, có 20 máy bay quân sự TQ cũng thực hiện
hành động tương tự, đánh dấu đợt triển khai không lực quy mô nhất, thách thức
ADIZ của Đài Loan.
Chuyên gia an ninh Tô Tử
Vân của Đài Loan cảnh báo, cách quân đội TQ liên tục triển khai hành động quân
sự nhằm thể hiện “khả năng cô lập đảo Đài Loan nếu Mỹ và Nhật Bản có kế hoạch hỗ
trợ” hòn đảo trong trường hợp bị tấn công. Chính quyền Tổng thống Joe Biden gần
đây đã bác bỏ yêu cầu của Bắc Kinh nhằm thay đổi chính sách với Đài Loan.
Mời đọc thêm: Philippines: Nhóm tàu Trung Quốc đang di chuyển rộng hơn
quanh quần đảo Trường Sa (VOV). – Nóng! Philippines phát hiện thêm các cấu trúc “phi pháp” ở
Biển Đông gần khu vực hàng trăm tàu Trung Quốc neo đậu trái phép (TG&VN).
– Dư luận lên án các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông vi
phạm luật pháp quốc tế (Tin Tức). – Mỹ và Philippines chia sẻ quan điểm duy trì trật tự hàng hải
quốc tế (TTXVN).
– Vì sao Trung Quốc mời một loạt ngoại trưởng Đông Nam Á đến
thăm? (VNE). – Tướng Trung Quốc nói hải quân nước này ‘chưa sánh được’ hải
quân Nga, Mỹ (TP). – Tàu chiến Canada tiến sát Trường Sa (VTC). – Chiến hạm Canada bị Trung Quốc theo dõi lúc đi qua Biển Đông
đến Việt Nam? (TN).
.
Tin chính trường
Chiều nay, Quốc hội tiến hành quy trình miễn nhiệm Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc, VOV đưa tin. Cụ thể, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, hiện vẫn
kiêm vai trò Chủ tịch nước, trình QH miễn nhiệm chức Thủ tướng Chính phủ nhiệm
kỳ 2016-2021 đối với ông Phúc. Các ĐBQH sẽ thảo luận về nội dung này, sáng mai
2/4, Ủy ban Thường vụ QH sẽ báo cáo QH kết quả thảo luận về việc miễn nhiệm Thủ
tướng Chính phủ và bắt đầu bỏ phiếu miễn nhiệm Thủ tướng Phúc.
Ông Phúc sẽ phải rời ghế
Thủ tướng, sang ghế Chủ tịch nước mà ông Trọng nhả ra. Trong “tứ trụ”, Tổng Bí
thư nhiều quyền lực nhất vì nắm quyền kiểm soát đảng, sau đó đến Thủ tướng nắm
quyền điều khiển các bộ, ngành. Vai trò Chủ tịch nước chênh vênh giữa 2 vị trí
này và hầu như chỉ đảm trách những công việc mang tính hình thức.
LS Ngô Ngọc Trai đặt câu
hỏi: Bầu cử Quốc hội nên dành ưu tiên cho nền công lý? Tác
giả phân tích, nếu diễn đàn QH có nhiều đại biểu hiểu rõ về hoạt động tư pháp,
đó sẽ là điều kiện thuận lợi để QH bám sát vào đời sống của quảng đại quần
chúng. Tình hình QH VN lại cho thấy điều ngược lại, các “nghị gật” còn loay hoay
bàn với nhau về “công lý”.
LS Trai phân tích, khi
người dân thiếu vắng cảm nhận công lý, không thấy được pháp luật nghiêm minh,
tòa xử dân khác hẳn tòa xử quan chức, cán bộ, thì người dân không thấy được sự
bảo hộ an toàn. Khi đó, con người có xu hướng tìm kiếm sự bảo hộ bằng quyền lực
và tiền bạc, nạn chạy chức chạy quyền tham ô hối lộ gia tăng, tạo nên sự sa sút
đạo đức lây lan ra toàn xã hội.
RFA cũng có bài nhận định
về tình hình tư pháp Việt Nam: còn phải đấu tranh lâu lắm mới có độc lập.
Bài báo nhắc lại mấy lời lưu ý của các ĐBQH Trương Trọng Nghĩa, Lưu Bình Nhưỡng,
Nguyễn Thị Việt Nga trong 2 ngày 29 và 30/3 về tình hình tư pháp VN: Hoạt động
tư pháp chưa độc lập, vẫn còn tiêu cực trong hoạt động điều tra, xử án, công lý
không được bảo đảm nên người dân dần mất niềm tin.
LS Đặng Đình Mạnh bình luận: “Những
ví von của đại biểu về tình trạng thực thi luật pháp của Việt Nam hoàn toàn có
cơ sở pháp lý và đúng với thực trạng hiện nay. Vấn đề này thật ra không chỉ người
dân mà chính quyền cũng thấy điều này nhưng hiện nay họ cứ loay hoay chưa giải
quyết được”.
Mời đọc thêm: Chủ tịch nước trình Quốc hội miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ (Tin
Tức). – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trình miễn nhiệm Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc (TP). – Trình Quốc hội miễn nhiệm Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc để bầu
Chủ tịch nước (GT). – Tiếp tục truy địa chỉ không thực hiện kiến nghị của kiểm
toán (ĐT). – Có cần Luật về hoạt động giám sát của nhân dân? (RFA).
.
Tin nhân quyền
VOA đưa tin: Ân xá Quốc tế lên tiếng việc Việt Nam bắt giam hai ứng cử
viên độc lập. Tổ chức Ân xá Quốc tế lên án việc chính quyền VN đàn áp
các ứng cử viên độc lập Lê Trọng Hùng và Trần Quốc Khánh, đồng thời kêu gọi Hà
Nội cho phép người dân phản biện trong kỳ bầu cử QH sẽ diễn ra vào ngày
23/5.
Bà Emerlynne Gil, Phó GĐ
Khu vực của Tổ chức Ân xá Quốc tế trình bày trong thông cáo: “Nhà chức
trách Việt Nam phải chấm dứt cuộc đàn áp này và cho phép mọi người ở Việt Nam tự
do thực hiện các quyền con người của mình mà không sợ bị trả thù. Cuộc bầu cử
ban lãnh đạo mới gần đây của Đảng Cộng sản Việt Nam lẽ ra phải báo trước sự cải
thiện về tôn trọng nhân quyền ở Việt Nam, nhưng những dấu hiệu cho thấy, cho đến
nay vẫn còn nhiều vi phạm và lạm dụng cũ tương tự”.
Nỗi oan dưới chế độ tự nhận
là “vì dân”: Người chết bảy năm rồi mới nhận được tiền bồi thường án oan,
theo RFA. Tin cho biết, hôm qua, công an tỉnh Bắc Giang đã tiến hành bồi thường
cho ông Mưu Quý Sường do bị bắt oan, nhưng ông Sường đã chết từ 7 năm trước.
Ban đầu, gia đình ông Sường yêu cầu bồi thường 6 tỉ đồng, nhưng sau nhiều lần
thương lượng, gia đình ông phải chấp nhận mức 2,35 tỉ đồng.
Theo hồ sơ vụ án, vào
ngày 2/11/1977, công an huyện Lục Ngạn nhận được tin báo bà Phạm Thị Múi, vợ của
ông Sường chết dưới suối ở xã Trù Hựu. Công an nghi ông Sường là hung thủ giết
vợ nên quyết định khởi tố vụ án, bắt tạm giam ông Sường về tội giết người. Ông
Sường bị giam 7 năm mà không có phiên tòa nào xử. Ông qua đời năm 2014 nhưng đến
năm 2017 mới được minh oan và bây giờ mới được “bồi thường”.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/04/Img4.jpeg
Gia đình ông Mưu Quý Sường bên di ảnh của ông. Ảnh:
RFA
RFA dẫn tin từ Bộ Ngoại giao Mỹ: Việt Nam đang sử dụng công nghệ mới để
theo dõi, quấy rối công dân. Báo cáo thường niên về tình hình nhân quyền
thế giới của Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 30/3, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken lưu ý,
xu hướng các chính phủ độc tài sử dụng công nghệ mới để theo dõi, quấy rối công
dân và truyền bá những thông tin sai lệch trong nước và nước ngoài. VN là một
trong số các nước điển hình áp dụng kiểu kiểm soát công dân này.
Theo Báo cáo của Bộ Ngoại
giao Mỹ: “Vào tháng 10/2019, Bộ Thông tin và Truyền thông thông báo
Google đã gỡ bỏ gần 8.200 video clip, YouTube chặn 19 kênh YouTube, và Facebook
đã chặn gần 2.500 liên kết, 249 tài khoản giả mạo và 249 liên kết nói xấu Đảng
Cộng sản Việt Nam và Chính phủ”. Báo cáo cũng lưu ý vụ Bộ Quốc phòng VN xây
dựng hẳn một đơn vị là Lực lượng 47, để theo dõi và tố giác các tài khoản bất đồng
chính kiến.
Mời đọc thêm: 7 năm sau khi chết, người đàn ông mang án oan giết vợ được bồi
thường 2,35 tỉ (TT). – Vừa được bồi thường oan sai 2,3 tỷ đã mất ngay 900 triệu tiền
“cảm ơn”? (DT). – Công an Hà Nội chuyển TNLT Trịnh Bá Phương về trại tạm giam
sau 30 ngày “giám định tâm thần” (RFA).
.
Miến Điện: Quân đội
ngừng bắn, bà Suu Kyi ra tòa
Zing đưa tin: Bà Aung San Suu Kyi ra tòa. Bà Aung San Suu Kyi, cựu
cố vấn nhà nước Miến Điện, đã xuất hiện trong phiên tòa hôm nay. LS Min Min Soe
cho biết: “Không có tội nào mới được đưa ra”. Dù không có cáo buộc mới, các cáo
buộc sẵn có, trong đó nghiêm trọng nhất là tội xâm phạm bí mật quốc gia và nhận
hối lộ, cũng đủ để chế độ quân phiệt kết án và vô hiệu hóa bà Suu Kyi, không để
bà trở lại chính trường.
Trang An Ninh Thủ Đô đưa
tin: Quân đội Myanmar ngừng bắn 1 tháng, loại trừ người biểu tình.
Thống tướng Miến Điện Min Aung Hlaing thông báo, quân đội tuyên bố đơn phương
ngừng bắn cho đến ngày 30/4 để tiếp tục hòa đàm với các nhóm vũ trang dân tộc
thiểu số trong nước, nhân dịp Tết Nguyên đán theo lịch nước này.
Nhưng người đứng đầu lực
lượng đảo chính và lập ra chế độ quân phiệt tuyên bố, lệnh ngừng bắn không bao
gồm hoạt động liên quan đến người biểu tình. Ông Min Aung Hlaing nói: “Việc
đảm bảo trật tự công cộng của quân đội đối với hành vi làm gián đoạn hoạt động của
chính phủ nằm ngoài lệnh ngừng bắn”. Khả năng lệnh “ngừng bắn” cũng giống
như lời hứa không dùng đạn thật bắn người biểu tình được
quân đội Miến đưa ra hôm 2/3.
Diễn biến mới ở Miến Điện: Quân đội kêu gọi một tháng ngưng bắn, Trung Quốc
bác ý kiến trừng phạt, theo RFI. Tại LHQ, TQ đã bác bỏ mọi đề nghị của
các nước đòi trừng phạt tập đoàn quân sự Miến Điện, đặc biệt là đề nghị từ Mỹ
và Anh. Ông Trương Quân (Zhang Jun), đại sứ TQ, trong cuộc họp khẩn cấp của Hội
Đồng Bảo An, cho rằng mọi biện pháp trừng phạt “chỉ làm trầm trọng thêm tình
hình”.
Để làm dịu tình hình và
không biểu hiện thái độ ủng hộ độc tài quá trơ trẽn, đại diện TQ đưa ra lời hứa
hẹn về kịch bản “quay lại với sự chuyển tiếp dân chủ”, đồng thời kêu gọi tất cả
các bên “kềm chế”. Trong khi chế độ quân phiệt Miến Điện xả súng vào dân không
hề kiềm chế thì các nước lại phải “kiềm chế” trừng phạt họ.
Mời đọc thêm: Myanmar: Bà Aung San Suu Kyi bị cáo buộc xâm phạm bí mật quốc
gia, Anh trừng phạt một công ty của quân đội (TG&VN). – Trung Quốc ‘quan ngại’ trước khủng hoảng Myanmar nhưng phản
đối trừng phạt (VNF). – Liên Hợp Quốc lo nguy cơ xung đột, Myanmar bất ngờ tuyên bố
ngừng bắn (VNN).
– Chính quyền quân sự Myanmar bất ngờ tuyên bố ngừng bắn trong
1 tháng (KTĐT). – Quân đội Myanmar ra lệnh ngừng bắn 1 tháng để ‘ổn định’ các
nhóm vũ trang dân tộc thiểu số (DNVN). – Một hãng vật liệu in tiền của Đức ngừng giao hàng cho Miến Điện (RFI).
– Cháy hai trung tâm thương mại của quân đội Myanmar (TP).
***
Thêm một số tin: Bắt quả tang doanh nghiệp xả nước thải trực tiếp ra sông Hậu (Tin
Tức). – Đồng bằng sông Cửu long sẽ bị hạn mặn nghiêm trọng trong năm
2021 (RFA). – Nổ súng tại Orange, gần Little Saigon, 4 người thiệt mạng (NV).
– LHQ tố cáo Bắc Triều Tiên tiến hành tin tặc kiếm tiền phát
triển vũ khí hủy diệt (RFI). – Facebook
loại ‘tiếng nói của Trump’ khỏi nền tảng (BBC). – Nhà nước pháp quyền : Bruxelles kiện Ba Lan trước Tòa án
Công lý Liên Hiệp Châu Âu (RFI).
No comments:
Post a Comment