Nguyễn
Đình Cống
05/04/2021
https://baotiengdan.com/2021/04/05/ban-them-ve-nhan-tai/
Đã có và sẽ có nhiều ý kiến
khác nhau về nhân tài. Vừa qua ở Quốc hội, các đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa, Lê
Công Nhường có những phát biểu được nhiều người quan tâm, nhưng cũng chứa vài
nhận thức cần thảo luận cho rõ. Tôi chỉ bàn thêm về vần đề đào tạo, sử dụng và
đãi ngộ.
Thứ nhất, về đào tạo:
Tài có hai mức là Thiên
tài và Nhân tài. Đó là năng lực bẩm sinh, chủ yếu không phải nhờ đào tạo. Đào tạo
chỉ là góp phần. Có thể đào tạo chuyên gia, không thể đào tạo nhân tài và thiên
tài nếu ở họ không có hạt giống đó.
Để có được nhân tài cần
có sự kết hợp giữa hạt giống và môi trường. Hạt giống tài năng có sẵn từ trong
bào thai, từ Tiên thiên, do di truyền, nhờ hấp thụ khí thiêng sông núi. Trong
các dân tộc trên đất nước Việt, hạt giống đó không phải là ít.
Hạt giống là tiên quyết,
nhưng nó nẩy nở và phát triển được còn cần môi trường thuận lợi. Quan trọng nhất
là môi trường tự do về tư tưởng, nơi mà mọi ý kiến khác biệt đều được tôn trọng.
Nhiều tác giả cũng đề cập
đến môi trường nhưng hơi nặng về môi trường và các điều kiện vật chất. Điều này
chỉ đúng một phần. Môi trường về tinh thần quan trọng hơn nhiều. Làm sao có được
môi trường thật sự tự do về tư tưởng. Nó liên quan mật thiết đến thể chế chính
trị. Đó là thể chế thật sự dân chủ. Còn nếu là dân chủ giả hiệu mà thực chất là
độc quyền thì lấy đâu ra tự do tư tưởng.
Dưới sự thống trị độc
tài, không những nhân tài mà thiên tài, tiêu chuẩn đầu tiên là phải tuyệt đối
trung thành về chính trị. Thiên tài mà có ý kiến không lọt tai nhà cầm quyền
thì bị đàn áp ngay. Hơn ai hết, những thiên tài và nhân tài rất cần một thể chế
thật sự dân chủ, nơi đó mới có được tự do tư tưởng.
Thứ hai, về sử dụng:
Đã là thiên tài, nhân tài
thì tự họ sẽ tìm nơi có môi trường thuận lợi để phát huy. Đất lành thì chim đậu.
Đất không lành, dù có đưa ra nhiều mồi ngon để dụ dỗ thì chỉ dụ được những giống
chim tham ăn. Tuy vậy, cũng có một số nhân tài, khi chưa đủ sức tự mình hoạt động
mới cần người biết đến để sử dụng, họ phải tìm minh chủ. Để sử dụng được nhân
tài thì minh chủ cũng phải là người có tài về một lĩnh vực nào đó, đủ cho nhân
tài kính phục. Bản thân người chủ mà thiếu trí tuệ, lợi dụng vị thế và chức quyền
thì chủ yếu chỉ dùng được bọn tay sai. Nhân tài tránh xa những người chủ như vậy.
Thứ ba, về đãi ngộ:
Chỉ nên đãi ngộ người có
công, thương binh, gia đình liệt sĩ. Đối với nhân tài không nên dùng khái niệm
đãi ngộ hoặc trả lương hậu hĩnh (như ông Lê Công Nhường quan niệm).
Những nhân tài đòi đãi ngộ,
không khéo chỉ là nhân tài dỏm. Chế độ trả lương theo bằng cấp rồi vài năm tăng
một bậc tưởng là đúng, nhưng chứa đựng nhiều vô lý, không khuyến khích người có
tài năng. Đúng ra lương phải trả theo kết quả công việc.
Nhân tài, nếu được chủ sử
dụng, muốn được trả công xứng đáng. Nếu trong thời gian dài, chủ nhận thấy trả
lương chưa tương xứng thì phải có phần thưởng đặc biệt để ghi nhận công lao.
Xin dừng lại để kể câu
chuyện. Ở nhà máy nọ (xin lỗi, tôi đã đọc đâu đó, có ghi chép lại, nhưng nay
tìm không thấy) có ông Robert, trợ lý giám đốc. Suốt năm không ai thấy ông ta
làm gì mà chỉ thấy ông thơ thẩn hết chỗ này đến chỗ khác. Cuối năm mỗi người
trong nhà máy nhận một phong bì tiền thưởng, tuy không công khai, nhưng có sổ
sách ghi chép.
Tính trung bình mỗi người
khoảng hai ngàn đô la. Trong số kỹ sư, nhân viên và công nhân người nhận cao nhất
là mười ngàn. Tất cả mọi người đều phấn khởi vì tiền thưởng cao hơn hẳn năm
ngoái. Riêng ông Robert được thưởng một trăm ngàn. Một số người biết được, thắc
mắc, cho rằng giám đốc quá thiên vị. Ông giám đốc đã giải thích như sau:
Năm nay mọi người phấn khởi
được tăng tiền thưởng, có biết từ đâu không. Chủ yếu là nhờ công lao của ông
Robert. Mọi người tưởng ông dạo chơi trong nhà máy, nhưng không phải. Ông đi dạo
để phát hiện ra những bất hợp lý trong các khâu rồi đề nghị cải tiến. Điều này
ngoài giám đốc ra thì kỹ sư trưởng biết rõ. Chính nhờ các đề nghi cải tiến của
ông Robert mà nhà máy tăng lợi nhuân. Thưởng cho ông Robert chỉ là một phần rất
nhỏ trong số lợi nhuân thu được.
Mọi người nghe xong hết
thắc mắc.
Không, nhân tài không cần
đãi ngộ, họ cần có môi trường tự do tư tưởng và nếu họ làm việc cho một người
chủ thì cần được sự trả công xứng đáng.
No comments:
Post a Comment