Cuộc bầu cử này sẽ quyết định tương lai trái đất
Biên dịch: Linh Pham, Ha Vi Nguyen
20/10/2020
https://www.the-interpreter.org/post/cuoc-bau-cu-nay-se-quyet-dinh-tuong-lai-trai-dat
Translated from the BBC article Why
the US election could decide battle about climate change
Các chuyên gia cho rằng
người chiếm giữ Nhà Trắng trong 4 năm tới đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc
chiến chống biến đổi khí hậu đầy khắc nghiệt. Nhà báo Matt McGrath đang cân nhắc
những hệ quả môi trường có thể xảy ra sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
Matt
McGrath, ngày 18 tháng 10, 2020
Biden và
Trump . Getty Images
***
Các nhà khoa học chuyên
nghiên cứu về biến đổi khí hậu cho rằng việc ông Donald Trump tái đắc cử có thể
làm cho việc kiểm soát nhiệt độ toàn cầu trở nên “bất khả thi”.
Họ lo ngại nếu ông Trump
tiếp tục thêm một nhiệm kỳ bốn năm nữa, việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong
nhiều thập kỷ tới sẽ được “bảo đảm lâu dài” cũng như ông sẽ củng cố cơ sở hạ tầng
sản xuất dầu và khí đốt trong khi các nhà môi trường muốn, từ từ loại bỏ chúng.
Các nhà khoa học tin rằng
kế hoạch ứng phó với khí hậu của ông Joe Biden sẽ cho thế giới một cơ hội chiến
đấu.
Ngoài việc rút khỏi hiệp
ước khí hậu Paris - hiệp định quốc tế về việc tránh hiểm nạn nóng lên toàn cầu
- đội ngũ của tổng thống Trump cũng nỗ lực loại bỏ trở ngại trong việc sản xuất
năng lượng hiệu quả.
Trong ba năm qua, các nhà
nghiên cứu tại đại học Columbia tại New York đã theo dõi hơn 160 trường hợp các
quy luật về môi trường bị thu hồi, bao gồm mọi thứ từ nhiên liệu ô tô, khí thải
methane đến bóng đèn.
Đống lửa đốt các thủ tục
rườm rà này xảy ra cùng lúc với thời điểm nước Mỹ đang quay cuồng với hàng loạt
cháy rừng nghiêm trọng tại các tiểu bang miền Tây. Nhiều nhà khoa học đã liên kết
những đám cháy này vào hiện tượng biến đổi khí hậu.
Vậy chúng ta đang ở đâu
sau bốn năm dưới sự lãnh đạo của tổng thống Trump - và mọi việc sẽ đi về đâu
sau cuộc bầu cử ngày 3 tháng 11?
Quan điểm của ông
Trump về biến đổi khí hậu như thế nào?
Giáo sư Michael Gerrard,
đại học Columbia tại New York khẳng định: “Ông Trump tin rằng luật lệ chỉ toàn
là tốn kém và không có ích lợi gì.”
“Ông phủ nhận biến đổi
khí hậu là do con người gây ra, hoặc ít nhất là khí hậu rất tệ. Ông tin nếu bạn
xóa bỏ mọi quy luật, không chỉ về mỗi môi trường mà còn nghề nghiệp, lao động
và nhiều thứ khác, thì cơ hội về công ăn việc làm sẽ tăng lên.
Ông Trump cho rằng
hiệp ước Paris thật không công bằng với Mỹ và hầu như sẽ không giải quyết được
vấn đề nóng lên toàn cầu.
Các nhà phê bình cho rằng
việc loại bỏ các quy luật về môi trường là một phần của chương trình nghị sự nhằm
xóa bỏ mọi chú dẫn của chính phủ liên bang về biến đổi khí hậu.
Bà Gina McCarthy, cựu chủ
tịch Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) và chủ tịch đương nhiệm của Quỹ Hành động
NRDC, cho biết thêm: “Chính quyền tổng thống Trump đã làm mọi cách để phủ nhận
khoa học và bôi nhọ các nhà khoa học.”
“Họ đã làm tất cả để thuyết
phục mọi người tin rằng những gì đang thấy, đang cảm nhận và đang thưởng thức
không hề xảy ra trước mặt họ.”
Tổng thống Trump
bày tỏ sự ủng hộ với ngành khai thác than nhưng những việc làm trong ngành này
giảm đáng kể từ khi ông nhậm chức. Getty Images
Đâu là tác dụng của
việc thu hồi các quy luật?
Những người ủng hộ tổng
thống Trump sẽ cho rằng sự ủng hộ nhiên liệu hóa thạch mạnh mẽ của ông là một
thành công. Nhờ việc khai thác dầu, Mỹ nhanh chóng trở thành nước xuất khẩu dầu
lớn nhất thế giới vào cuối năm ngoái. Fracking là một loạt các kỹ thuật nhằm phục
hồi dầu và khí đốt từ đá phiến sét.
Nhưng câu chuyện về than
thì lại hoàn toàn khác. Mặc cho chính quyền nỗ lực xóa bỏ các quy luật, hoạt động
khai thác vẫn tiếp tục giảm với số công việc liên quan đến than đá xuống thấp
hơn 5000 so với thời điểm tổng thống Trump vừa đắc cử.
Với những người ủng hộ
ông Trump, các động thái của ông về vấn đề khí hậu nhất quán với sự thúc đẩy sản
xuất năng lượng và giữ cho nền kinh tế phát triển.
Một số khác cho rằng cuộc
chiến của ông Trump chống lại các quy luật môi trường không liên quan gì đến
lĩnh vực kinh tế.
Ông Paul Bledsoe, người từng
phục vụ trong chính quyền Clinton và hiện là cố vấn tại Viện Chính sách Cấp tiến,
cho rằng: “Tổng thống Trump tin rằng biến đổi khí hậu chỉ là vấn đề về chiến
tranh văn hoá để khích động sự bất mãn từ phe cực hữu của ông.”
“Bởi vậy, ông Trump coi
việc này như một nỗ lực về mặt văn hoá nhằm châm ngòi các bất mãn bên phía của
ông. Điều này không có ý nghĩa gì khác với ông. Ông làm gì quan tâm đến vấn đề
nào khác.”
Việc rút khỏi thỏa
ước Paris ảnh hưởng thế nào đến đại cục?
Việc rút khỏi thỏa ước
Paris là một thông điệp mạnh mẽ cho thế giới là Mỹ không còn đồng hành và đồng
tâm với quốc tế về biến đổi khí hậu.
Khi tuyên bố rút khỏi hiệp
định, tổng thống Trump đã nói về việc tái đàm phán thỏa thuận, tuy nhiên sau đó
lại không có bất cứ một động tĩnh gì.
Một số nhà quan sát tin rằng
các động thái của Mỹ đã giúp các quốc gia khác như Brazil và Ả Rập Xê Út đình
trệ tiến hành cắt giảm khí thải carbon cách dễ dàng hơn.
Những vụ cháy kỷ lục
ở miền Tây nước Mỹ có liên quan đến biến đổi khí hậu. Getty Images
Bà Gina McCarthy cho biết
thêm: “Bây giờ chúng ta là những kẻ xấu số, và đây là thời điểm đáng hổ thẹn nhất
và tồi tệ nhất mà tôi có thể tưởng tượng về nước Mỹ.
“Và lý do đơn giản chỉ vì
chúng ta có một vị tổng thống không quan tâm đến mọi người. Ông chỉ quan tâm đến
địa bàn chính trị của mình và điều này mơn trớn vuốt ve cái tôi của ông.”
Nếu ông Joe Biden thắng,
rất có thể ông sẽ lật ngược lại việc rút khỏi Paris sớm nhất. Chỉ cần thông báo
trước một tháng là có thể tái gia nhập hiệp ước.
Tổng thống Trump
có thống nhất với đội ngũ của mình về biến đổi khí hậu không?
Quyết định rút khỏi hiệp
ước Paris của tổng thống sẽ có hiệu lực vào ngày 4 tháng 11, một ngày sau bầu cử.
Tuy nhiên, các cuộc thăm
dò dư luận cho thấy ngày càng có nhiều người trẻ phía Cộng hòa lẫn Dân chủ đang
có quan điểm khác biệt với tổng thống về vấn đề biến đổi khí hậu.
Tổng thống Trump phủ
nhận mối liên hệ với biến đổi khí hậu khi thảo luận về đám cháy ở California.
Getty Images
Tuy nhiên, vẫn có nhiều
người ủng hộ quyết định rời khỏi hiệp ước Paris của ông.
Bà Danielle Butcher, người
tự cho rằng mình là một người thuộc phía Dân chủ trẻ tuổi từ Tổ chức Bảo tồn Mỹ
cho biết: “Điều tôi nhận thấy là những mục tiêu đao to búa lớn sẽ trở nên vô
nghĩa nếu bạn không có kế hoạch cụ thể để hoàn thành."
“Trung Quốc đã tuyên bố rằng
họ sẽ giảm lượng chất thải vào năm nay. Và họ cũng đang tài trợ những dự án nhà
máy than đá khắp thế giới.”
“Thỏa thuận chung Paris
nghe thật lý tưởng, nhưng phải có người thực hiện nó chứ, phải không?”
Vậy điều gì sẽ xảy
ra nếu Trump tái cử?
Bên cạnh việc nước Mỹ sẽ
tách ra khỏi thỏa thuận Paris, Trump thắng i cử sẽ đồng nghĩa với việc gia tăng
sản xuất nhiên liệu hóa thạch. Điều này có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng
đối với nhiệt độ toàn cầu.
Giáo sư Michael Gerrard
nói “Mục tiêu 1.5 độ C rất khó có thể thực hiện lúc này, cho dù về lý thuyết,
điều đó hoàn toàn có thể đạt được,”.
Ông đang đề cập về một
trong những mục tiêu của Thỏa thuận chung Paris về mức tăng 1.5C được coi là
con đường tới mức nóng lên toàn cầu nguy hiểm.
Hai năm trước, một phân
tích khoa học đã kết luận rằng giữ sự gia tăng nhiệt độ dưới mức này sẽ gây ra ảnh
hưởng lớn đối với con người và thiên nhiên, nếu so sánh với việc gia tăng thêm
2C (mức mà đã được coi là giới hạn trong nhiều năm trước).
“Nếu Trump tái cử, tôi
nghĩ mục tiêu này sẽ trở nên bất khả thi,” Giáo sư Gerrard nói.
“Chúng ta sẽ phải đợi bốn
năm nữa trong một cuộc bầu cử mới để có thể sửa chữa sai lầm ấy. Nhưng cho tới
khi đó, rất nhiều năng lượng hoá thạch đã được sử dụng và cũng rất nhiều khí thải
đã được thải ra. Và như vậy chắc chắn sẽ là tin xấu cho tình hình khí hậu.”
Các thành phố và
khu vực nước Mỹ đang phản ứng ra sao?
Ở một vài vùng nước Mỹ, sự
thờ ơ từ Nhà Trắng về biến đổi khí hậu được coi như một hồi chuông báo động.
Với người dân ở thành phố
biển Charleston, South Carolina, vấn đề về gia tăng mực nước biển đang là ưu
tiên trong danh sách những vấn đề chính trị.
Mực nước biển ở cảng
Charleston từng tăng 2.5cm mỗi thập niên - nhưng bây giờ mực nước tăng như vậy
chỉ trong hai năm.
Trước vấn đề nhức nhối về
việc bảo vệ biển, chính phủ địa phương đã quyết định kiện 24 công ty nhiên liệu
hoá thạch vì hậu quả của họ trong quá trình sản sinh ra carbon khiến gia tăng mực
nước.
Charleston, South
Carolina. Getty Images
“Giờ đây, lũ lụt là một vấn
đề của 100 ngày trong năm,” một nhà hoạt động vì khí hậu địa phương, Belvin
Olasov, chia sẻ.
“Tình hình này đòi phải
có hành động từ cấp lãnh đạo, thứ mà chúng ta đang thiếu nơi vị Tổng thống hiện
nay.”
“Vì vậy bạn sẽ thấy chính
quyền cấp thành phố phải đối đầu với một tập đoàn dầu khí khổng lồ vì chính quyền
liên bang không làm gì cả.”
“Quả thật là chúng ta
đang bị đẩy vào một tình huống kì lạ.”
Rất nhiều tiểu bang đã bắt
đầu thực hiện các biện pháp bảo vệ khí hậu, nhưng vẫn còn rất nhiều hạn chế. Ví
dụ như việc di chuyển đường bộ là nguồn gốc của một phần ba lượng chất thải của
nước Mỹ, nhưng giá xăng dầu lại được đặt bởi chính phủ Trung ương. Cho dù chính
quyền Obama đã cố kiểm soát vấn đề này, tổng thống Trump lại hạn chế những nỗ lực
ấy.
Biden khác Trump ở
điểm nào?
Joe Biden nói rằng kế hoạch
về biến đổi khí hậu của ông sẽ giúp ngành năng lượng nước Mỹ không sử dụng
carbon nữa vào năm 2035. Điều này sẽ giúp đất nước trở thành quốc gia không có
khí thải vào năm 2050.
Đạt được không có khí thải
có nghĩa là bất cứ lượng carbon nào thải ra qua công nghiệp, giao thông hay các
nguồn khác đều được cân bằng bởi việc hút lại một lượng tương đương từ không
khí qua các hành động như trồng cây rừng.
Ngài Biden cũng có những
ý tưởng đầy tham vọng về việc cách mạng hoá giao thông nước Mỹ qua tàu và các
phương tiện khác chạy bằng điện. Ông cũng muốn xây dựng 1.5 triệu ngôi nhà và
các đơn vị cư trú thân thiện với môi trường.
Kế hoạch của ông sẽ không
chỉ có lợi cho nước Mỹ, theo lời những người ủng hộ, nó còn có thể giúp giữ nhiệt
độ toàn cầu ở mức thấp.
“Đây là cuộc bầu cử đầu
tiên thực sự mang tính quyết định liệu chúng ta có thể ngăn chặn biến đổi khí hậu
không,” Paul Bledsoe nói.
Joe Biden . Getty
Images
“Joe Biden đang đề xuất rằng
nước Mỹ sử dụng một thuế nhập khẩu lên các nước không chấp nhận giảm thiểu lượng
chất thải của họ. Kế hoạch ngoại giao về khí hậu của Biden thậm chí còn nhiều
tham vọng hơn kế hoạch nội địa của ông. Sự khác biệt là một trời một vực.”
Tổng thống Trump đã buộc
tội đối thủ của mình là muốn cấm phương pháp sản xuất dầu bằng fracking . Nhưng
Biden đã nói rằng việc này nên được tiếp tục kể cả khi nước Mỹ đang chuyển sang
nền kinh tế xanh.
Sự gia tăng dầu và khí
gas nhờ phương pháp cắt phá thuỷ lực này - bao gồm ở cả những tiểu bang chiến địa
như Pennsylvania - có nghĩa là hàng ngàn công việc đang được bảo đảm. Các ứng cử
viên cần phải thận trọng trong vấn đề này, bất kể quan điểm về biến đổi khí hậu
của họ.
Các nhóm tôn giáo suy nghĩ gì về vấn đề khí hậu?
Những người theo đạo
Thiên Chúa Phúc Âm là một trong những nhóm tôn giáo đã ủng hộ mạnh mẽ cho Tổng
thống Trump. Khảo sát cho thấy đa phần họ sẽ lại bầu cho Trump.
Tuy nhiên, những thành
viên trẻ tuổi hơn của đạo này lại cảm thấy ít bị Tổng thống thuyết phục hơn , đặc
biệt là vấn đề khí hậu.
Cô Emily Robertson, một
sinh viên 21 tuổi tại Covenant College ở Lookout Mountain, Georgia, lần đầu
tiên đi bỏ phiếu.
Cô nói rằng cô đã định bỏ
phiếu cho Trump, giống như bố mẹ cô.
Nhưng nhận thức được sự
nghiêm trọng của các vấn đề biến đổi khí hậu, cô đã quyết định bỏ phiếu cho Joe
Biden.
Mặc cho sự gia tăng nhận
thức về vấn đề toàn cầu này, cô tin rằng đa phần những người bạn theo đạo Thiên
Chúa của cô vẫn sẽ ủng hộ Tổng thống Trump.
Cô chia sẻ “Trên các kênh
mạng xã hội, tôi thấy rất nhiều người theo đạo Phúc Âm đang chuyển hướng sang ủng
hộ Biden, nhưng họ ở trong những bè nhóm khác,”.
“Có lẽ điều đó đúng với
vài người, nhưng dựa trên những người tôi có tiếp xúc, cho dù họ quan tâm tới
biến đổi khí hậu, tôi không tin là họ quan tâm đủ để bỏ phiếu cho Biden thay vì
Trump.”
Biên dịch: Linh Pham, Ha Vi Nguyen
Biên tập: Lien Pham
No comments:
Post a Comment