NỘI DUNG :
Thụy My - RFI
.
Hoàng Trung –
Thoibao.de (Tổng hợp)
==============================================
Thụy
My -
RFI
Đăng ngày: 14/05/2020 -
16:44
Theo nhà báo, nhà sử học Thierry Wolton, cũng giống
như Liên Xô cũ trong thời kỳ giảm căng thẳng, Trung Quốc thủ lợi từ những trao
đổi thương mại với phương Tây và phô bày tham vọng thống trị thế giới. Thời trước,
phương Tây đáp trả bằng việc chận đứng sự bành trướng của Liên Xô ; và
nay vẫn có đủ phương tiện để chống lại người khổng lồ châu Á nếu muốn.
Đối với Trung Quốc, đại dịch
virus corona đã trở thành một thứ vũ khí chính trị, được sử dụng theo nhiều
cách. Chẳng hạn « ngoại giao khẩu trang », các biện pháp phòng chống
được nêu cao như hình mẫu cho toàn thế giới, gởi các nhân viên y tế đến các nước,
đặc biệt là châu Phi, tuyên truyền dồn dập, huy động mạng lưới ngoại giao lên
án phương Tây là xuất xứ của thảm nạn…
Tổng thống Mỹ Donald
Trump quyết định ngưng đóng góp tài chính cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Bộ
Ngoại Giao Pháp triệu tập đại sứ Trung Quốc ở Paris để phản đối các bài viết vu
khống, xúc phạm trên trang web của đại sứ quán. Tổng thống Emmanuel Macron công
khai bày tỏ sự nghi ngờ về các tuyên bố của Bắc Kinh vào thời kỳ đầu cuộc khủng
hoảng…Tất cả cho thấy các nền dân chủ không hề bị hoa mắt trước những trò múa
may của Bắc Kinh.
Ngất ngây với vị
thế mới
Thái độ này của Trung Quốc
có thể gây ngạc nhiên, vì trọng lượng kinh tế và vị trí trên trường quốc tế hiện
nay đủ để Bắc Kinh có thể tự hài lòng về tham vọng đại cường thành hiện thực,
sau 20 năm tăng trưởng ngoạn mục. Nhưng ngược lại, chính quyền Bắc Kinh dường
như đang trong trạng thái ngây ngất, và lợi dụng lúc các nước tư bản đang bận rộn
chống dịch để ra tay.
Chính sách này khiến người
ta nhớ lại thái độ của Matxcơva trong thời kỳ tan băng thập niên 70, Liên Xô cảm
thấy chưa bao giờ mạnh như thế. Vào thời đó, trao đổi thương mại Đông-Tây tăng
nhanh. Người ta nói về « vũ khí hòa bình », sự hào hiệp, hội tụ các hệ
thống dưới một nền kinh tế thị trường mang lại lợi ích cho tất cả các bên.
Nhờ chính sách này, ảnh
hưởng Liên Xô tăng tiến chưa từng thấy : tại châu Á (Việt Nam, Cam Bốt,
Lào, Afghanistan), châu Phi (Somalia, Bénin, Ethiopia, Angola, Mozambique,
Zimbabwe), Trung Đông (Nam Yemen), châu Mỹ la-tinh (Nicaragua).
Trong nước, chủ yếu bộ
máy kỹ nghệ của giới quân sự được hưởng lợi qua việc buôn bán với phương Tây. Nền
kinh tế xô-viết được cấu tạo theo một cách mà các công nghệ tư bản, được mua về
hoặc đánh cắp, được ưu tiên dành cho Hồng quân.
Nhưng « Vũ khí hòa
bình » nhằm chuẩn bị chiến tranh. Khi ý thức được tình hình này với việc
Liên Xô đưa quân sang Afghanistan năm 1979, các nền dân chủ đã cứng rắn hơn
trong các quy chế thương mại. Sự tỉnh thức này sau đó đã gây thiệt hại nặng nề
cho Matxcơva, khi ông Gorbatchev đang hy vọng được các nước tư bản viện trợ tài
chính để cứu vãn chế độ. Sự hoài nghi của Âu-Mỹ trước perestroika là một trong
những nguyên nhân khiến Liên Xô sụp đổ cuối năm 1991.
Nhảy lên hàng đại
cường nhờ đầu tư và công nghệ của tư bản
Tác giả Thierry Wolton
cho rằng nhắc nhở này là cần thiết. Đã hẳn vị trí Trung Quốc ngày nay trong nền
kinh tế toàn cầu hóa giúp Bắc Kinh tránh được những đòn trả đũa trong thương mại,
vốn đã làm Liên Xô yếu đi trước đây. Nhưng ngược lại, rõ ràng Trung Quốc leo
lên được vị trí này là nhờ mở cửa cho chủ nghĩa tư bản, như Liên Xô mạnh lên một
phần nhờ trao đổi với phương Tây.
Hàng trăm tỉ đô la mà
phương Tây đầu tư vào Trung Quốc trong hơn 20 năm qua, việc chuyển giao hàng loạt
công nghệ thông qua các liên doanh, đã giúp chế độ cộng sản hiện đại hóa quân đội,
hoàn thiện bộ máy công an, tăng cường sự kiểm soát của đảng đối với dân chúng.
Tương tự như Liên Xô cũ, kỹ nghệ quốc phòng được ưu tiên trong nền kinh tế
Trung Quốc.
Khi đã bước lên hàng cường
quốc, Trung Quốc bèn tiến hành chính sách đối ngoại hiếu chiến : bành trướng
trên Biển Đông, vận động đưa người nắm quyền các tổ chức quốc tế, quyền lực mềm,
con đường tơ lụa mới…Bắc Kinh muốn áp đặt các quan điểm của mình cho toàn thế
giới, và đại dịch xuất phát từ Vũ Hán đã mang lại cho họ thêm một cơ hội.
Tiểu nhân đắc chí
Các nước dân chủ đang
quay cuồng chống dịch, Bắc Kinh nhân đó dấn xa hơn. Trong thời kỳ tan băng,
Liên Xô nghĩ rằng có thể lợi dụng tình hình mà không có rủi ro nào vì điện
Kremlin tin là đến một lúc nào đó chủ nghĩa tư bản sẽ kết thúc. Tự tin vào sức
mạnh, không lường đến phản ứng phương Tây, Matxcơva lao vào lò lửa Afghanistan,
khiến cho giọt nước tràn ly.
Phải chăng Trung Quốc
đang phạm phải cùng một sai lầm, khi khai thác quá mức đại dịch ? Trong chế
độ cộng sản, nhân tố ý thức hệ là cốt yếu, là lý do tồn tại. Tập Cận Bình có thể
có cùng lý lẽ với các đồng nhiệm Kremlin ngày xưa. Dưới sự lãnh đạo của ông ta,
tin rằng chủ nghĩa tư bản đang suy tàn, Trung Quốc dấn mạnh những con cờ để trả
thù lịch sử. Hoàn Cầu Thời Báo ngạo mạn cho rằng thời cơ đã đến cho « toàn
cầu hóa theo kiểu Trung Quốc », trong lúc phương Tây suy sụp.
Hai sự kiện gần đây là
minh chứng. Tại Hồng Kông, Bắc Kinh lợi dụng thế giới đang tập trung vào dịch
virus corona, để bắt giữ các nhà lãnh đạo phong trào dân chủ. Tại Anh, tranh thủ
lúc thủ tướng Boris Johnson phải nhập viện, Trung Quốc âm mưu thâu tóm một nhà
sản xuất chip điện tử có giá trị công nghệ cao của Anh.
Theo tác giả Thierry
Wolton, Trung Quốc phải là mối quan tâm lớn nhất của thế giới. Chỉ có sự cứng rắn
của các nước dân chủ phương Tây mới chặn đứng được tham vọng của Tập Cận Bình,
như đã chặn Brejnev trước đây.
Sau cuộc khủng hoảng dịch
tễ này, Trung Quốc cũng bị yếu đi, Bắc Kinh cũng lệ thuộc nhiều vào việc
xuất khẩu qua các thị trường tư bản, như các nước này cần sản phẩm Trung
Quốc. Chưa hẳn đã « mèo nào cắn mỉu nào » như Bắc Kinh vẫn nghĩ.
---------------------------------------------------------------------------
Hoàng
Trung – Thoibao.de (Tổng hợp)
14/05/2020
Năm
2020 được dự kiến là năm ngoại giao châu Âu – Trung Quốc với một loạt Hội nghị
Thượng đỉnh cấp cao được lên kế hoạch trong chuyến thăm Đức vào mùa thu này của
Chủ tịch Tập Cận Bình nhưng đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi tất cả khi châu
Âu đã có dịp được tận mắt chứng kiến bộ mặt trần trụi của Trung Quốc.
***
Cách xử lý dịch của Trung Quốc đã làm mất lòng tin
của châu Âu. Nhiều quốc gia phương Tây đặt câu hỏi về số ca mắc cũng như số ca
tử vong chính thức vì COVID-19 ở Trung Quốc, đồng thời cáo buộc nước này thiếu
minh bạch và không cảnh báo sớm về dịch bệnh.
Ngoại trưởng Anh Dominic
Raab đã tuyên bố Vương quốc Anh sẽ không còn “làm ăn bình thường” với
Trung Quốc nữa sau đại dịch Covid-19. Quan điểm này đã được hưởng ứng sau khi
các chính trị gia cấp cao trong Đảng Bảo thủ viết một thư ngỏ gửi tới Thủ tướng
Boris Johnson kêu gọi “suy nghĩ lại” về quan hệ Anh – Trung Quốc.
Tháng 4/2020, Thụy Điển
đóng cửa tất cả Học viện Khổng Tử – các trung tâm văn hóa và ngôn ngữ của Trung
Quốc tại nước này và là quốc gia đầu tiên tại châu Âu có động thái như vậy.
Trong khi đó, một số thành phố Thụy Điển cũng đã chấm dứt các thỏa thuận “thành
phố kết nghĩa” với các thành phố của Trung Quốc, trong đó bao gồm cả mối
quan hệ giữa thành phố lớn thứ hai nước này là Gothenburg với Thượng Hải.
Bộ trưởng Tài chính Pháp
Bruno Le Maire (B-ruy-nô Lơ Me-rờ) cho biết đầu tháng 4/2020 rằng sẽ có một sự
phân chia giữa thời điểm “trước khi” và “sau khi” đại dịch
COVID-19 diễn ra trong nền kinh tế toàn cầu. Ông khẳng định: “Chúng ta phải
giảm sự phụ thuộc vào một số đối tác lớn, đặc biệt là Trung Quốc về việc cung cấp
một số sản phẩm nhất định” và “tăng cường khả năng độc lập tối đa của
chúng ta trong chuỗi giá trị chiến lược“.
Tổng thống Pháp Emmanuel
Macron cũng nhận định trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times rằng “rõ
ràng có những điều đã xảy ra mà chúng tôi không biết” về Trung Quốc.
Giám đốc Chương trình
châu Âu tại Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế Erik Brattberg nhận định với
Newsweek rằng: “Cuộc khủng hoảng Covid-19 sẽ ngày càng thúc đầy thái độ hoài
nghi với Trung Quốc. Mối quan hệ ngày càng gia tăng căng thẳng giữa EU và Trung
Quốc sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp“.
Ảnh: Ngoại trưởng
Thụy Điển Ann Linde đề xuất tiến hành điều tra về hoạt động của WHO và nguồn gốc
của virus Corona mới
Thêm vào đó, bắt đầu từ giữa tháng Ba, Trung Quốc đẩy
mạnh chiến dịch “ngoại giao khẩu trang” tại châu Âu với các lô hàng lớn
bao gồm khẩu trang, thiết bị y tế, được tô điểm với lá cờ Trung Quốc. Nhưng chiến
dịch thất bại nặng nề do chất lượng sản phẩm của Trung Quốc quá kém đến mức một
số quốc gia châu Âu phải thu hồi trang thiết bị sản xuất tại Trung Quốc.
Hàng ngàn bộ xét nghiệm
và khẩu trang y tế của Trung Quốc không đạt tiêu chuẩn hay bị lỗi, theo giới chức
ở Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ và Hà Lan.
Hà Lan đã phải thu hồi
600.000 khẩu trang y tế trong số 1,3 triệu chiếc từ Trung Quốc chuyển đến hôm
21/3, và đã được phân phát cho nhân viên y tế tuyến đầu chống virus corona. Lý
do thu hồi là cho dù được gắn chứng chỉ chất lượng KN95 tương ứng với tiêu chuẩn
FFP2 của châu Âu, giới y tế Hà Lan đã phát hiện ra nhiều chiếc khẩu trang không
che kín được phần mặt cần che, hoặc là bộ lọc không hoạt động đúng cách. “Phần
còn lại của chuyến hàng ngay lập tức bị ngưng và chưa được phân phối,” một
thông cáo của chính phủ Hà Lan nói. “Hiện chính phủ đã quyết định không dùng
bất cứ đồ gì trên phần còn lại của chuyến hàng này.”
Chính quyền Tây Ban Nha
cũng gặp phải các vấn đề tương tự với các bộ thử đặt từ một công ty Trung Quốc.
Tây Ban Nha đã mua hàng trăm ngàn bộ thử để chống dịch, nhưng sau đó cho hay
60.000 bộ xét nghiệm đã không xác định được kết quả là bệnh nhân từng có virus
hay là không.
Thổ Nhĩ Kỳ cũng tuyên bố
họ đã phát hiện một số bộ thử đặt của các hãng Trung Quốc không đủ độ chính
xác, mặc dù khoảng 350.000 bộ thử hoạt động tốt.
Ảnh: Khẩu trang
Pháp đặt mua tại Trung Quốc được phi cơ vận tải chở đến Pháp vào hạ tuần tháng
Ba 2020
Các cáo buộc về chất lượng kém cỏi của bộ xét nghiệm
và khẩu trang Trung Quốc dĩ nhiên đã khiến Bắc Kinh bực tức.
Một cách chính thức thì
chính quyền Trung Quốc cam kết sẽ điều tra và khắc phục những thiếu sót trong sản
phẩm của họ, nhưng bên cạnh đó cũng có những phản ứng lạ lùng là đổ lỗi cho bên
mua.
Hoàn Cầu Thời Báo của
chính quyền Trung Quốc, ngày 28/3, đã thản nhiên cho rằng các sự cố liên quan đến
một số bộ xét nghiệm virus corona của Trung Quốc bắt nguồn từ “sự hiểu biết
không đầy đủ của một số quốc gia về các phương pháp thử nghiệm khác nhau”.
ờ báo L’Opinion của Pháp
bình luận hiển nhiên là uy tín của Bắc Kinh đang bị thử thách trong lĩnh vực
này và họ không nên để xảy ra quá nhiều vấn đề về chất lượng sản phẩm, bằng
không mọi nỗ lực để khôi phục hình ảnh bị hoen ố của họ có thể trở thành vô
ích.
Một số quan chức châu Âu
đã tỏ ý bất bình trước thái độ khoa trương của chính quyền Trung Quốc liên quan
đến hoạt động hợp tác. Những quan chức này đã có lý khi nhắc lại rằng vào cuối
tháng 1, khi Bắc Kinh yêu cầu sự giúp đỡ từ Ủy Ban Châu Âu, Bruxelles đã gửi 56
tấn vật tư y tế qua Trung Quốc mà không quảng bá việc này để giữ thể diện cho đối
tác.
Chính sách “ngoại giao
khẩu trang” cũng như viện trợ y tế mà Trung Quốc quảng bá rộng rãi được thực
hiện một cách có chủ ý tùy thuộc theo từng quốc gia.
Các chuyên gia nhận thấy
“mối tương quan giữa các công ty Trung Quốc có những lợi ích thương mại
trong nước với những khoản quyên góp từ các công ty này” tại nhưng nước
như: Hy Lạp, Hungary, Italy, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.
Trung Quốc đã ưu tiên vận
chuyển khẩu trang và máy thở cho các nước như Italy và Hungary, những nước hưởng
ứng Dự án “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc, đồng thời tránh hỗ trợ
các quốc gia đã né tránh dự án này của Trung Quốc.
Một nghiên cứu dựa trên phân
tích vai trò của Trung Quốc đối với việc xử lý khủng hoảng COVID-19 tại 19 nước
châu Âu nhận định: “Trong khi chiến lược ngoại giao công khai ngày
càng chủ động của Trung Quốc diễn ra rộng khắp thì dường như có một mức độ nhất
quán tương đối trong việc truyền đi thông điệp, có sự đa dạng trong các phương
thức từ mức độ thấp (chẳng hạn với Latvia hoặc Romania) cho tới “tấn công quyến
rũ” (với Ba Lan, Bồ Đào Nha, Italy hoặc Tây Ban Nha) và khiêu khích hoặc gây hấn
(như với Thụy Điển, Đức và Pháp)”.
Đội ngũ các nhà ngoại
giao Trung Quốc đã tận dụng đại dịch để thể hiện phong cách ngoại giao chiến
lang nhằm ghi điểm với chính quyền cộng sản bất chấp việc vi phạm nguyên tắc
ngoại giao cũng như làm hoen ố hình ảnh Trung Quốc trên trường quốc tế.
Các thuộc hạ của chế độ bắt
đầu loan tin thất thiệt, nhằm mô tả các nền dân chủ châu Âu như là đã suy yếu,
bất lực, so với chế độ toàn trị của Trung Quốc.
Tại Pháp, đại sứ quán
Trung Quốc cho đăng trên trang web của mình những thông tin như nhà dưỡng lão
Pháp bỏ mặc cho người già chết.
Tại Ý thì họ cho loan
truyền tin đồn là nguồn gốc COVID-19 thực ra xuất xứ từ châu Âu, hay phát tán một
clip video được ngụy tạo, cố ý chỉnh sửa để cho thấy người dân Roma chơi quốc
ca của Trung Quốc để tỏ lòng biết ơn.
Tại Đức, các nhà ngoại
giao Trung Quốc cố thúc giục chính quyền Berlin công khai ca ngơi Trung Quốc
nhưng đã không thành công.
Phản ứng trước những sự
kiện nêu trên, bộ phận ngoại giao châu Âu đã tập hợp trong một báo cáo những
thông tin thất thiệt mà Trung Quốc và một kẻ tình nghi thông thường khác là Nga
loan truyền. Trung Quốc đã phản ứng ngay, gây sức ép với các tác giả để họ hạ
giọng. Điều này tuy nhiên đã làm cho sự vụ xấu đi hơn. Các nghị sĩ châu Âu đã tức
giận thêm và đòi lãnh đạo châu Âu phải cam đoan là không tự kiểm duyệt trước sức
ép của Trung Quốc.
Với động cơ lợi dụng tối
đa đại dịch thông qua một chiến dịch tuyên truyền rầm rộ và trắng trợn, Trung
Quốc đã vô tình để cho châu Âu thấy rõ bộ mặt trục lợi “bất cần đạo lý”
của mình.
Chính phủ các quốc gia
châu Âu đã cẩn trọng hơn với Trung Quốc trong 2 năm qua khi sáng kiến “Vành
đai, Con đường” của Chủ tịch Tập Cận Bình xuất hiện khắp lục địa, tham gia
vào các công ty robot, cảng biển, doanh nghiệp lớn từ Địa Trung Hải cho tới Biển
Baltic.
Một số quốc gia châu Âu
còn quan ngại về chương trình “Made in China 2025” với kỳ vọng của Bắc
Kinh trở thành đầu tàu thế giới về công nghệ then chốt. Nhiều nước cho rằng đây
là mối đe dọa với công nghiệp châu Âu.
Khi giá cổ phiếu chao đảo
vì khủng hoảng dịch COVID-19, các quốc gia như Đức đã thắt chặt quy định do lo
ngại rằng Trung Quốc có thể nhân cơ hội kiểm soát cổ phiếu ở những công ty yếu
thế do dịch.
Ủy viên châu Âu phụ trách
lĩnh vực cạnh tranh Margrethe Vestager chia sẻ trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ
Financial Times rằng các chính phủ cần mạnh tay và mua cổ phiếu của các công ty
yếu thế để ngăn chặn Trung Quốc tận dụng.
Không trực tiếp đề cập đến
Trung Quốc nhưng các bộ trưởng Thương mại EU vào ngày 16/4 đều thống nhất về tầm
quan trọng của việc đa dạng hóa để “giảm phụ thuộc vào quốc gia khác về nguồn
cung”. Bước đầu tiên là Đức dự kiến dùng ngân sách quốc gia để khởi động sản
xuất hàng triệu khẩu trang tính đến cuối mùa hè. Trung Quốc hiện xuất khẩu 25%
khẩu trang trên toàn thế giới.
Ông Joerg Wuttke cho biết
thảo luận về chuỗi cung ứng hình thành kể từ khi Bắc Kinh đóng cửa các cảng biển
vào đầu năm nay, gây lo ngại dược liệu tại Trung Quốc không thể đến châu Âu.
Cũng từ đây, các nghị sĩ nhận thấy rằng cần phải đảm bảo các sản phẩm chiến lược.
Tại Anh quốc, đất nước mới
chính thức rời EU, cũng có những lo ngại tương tự với Trung Quốc. Nghị sĩ đảng
Bảo thủ Tom Tugendhat, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Anh ngày 15/4 chỉ
trích Trung Quốc đang lợi dụng tình hình đại dịch COVID-19 để thâu tóm quyền kiểm
soát các công ty tại châu Âu, trong đó có Công ty Imagination Technologies
chuyên về công nghệ của Anh. Ngày 14/4, các nghị sĩ Anh triệu tập lãnh đạo
Imagination để chất vấn về lo ngại công ty này đang tính chuyển giao quyền sở hữu
phần mềm an ninh nhạy cảm cho công ty do Trung Quốc sở hữu.
Nhà bình luận Đức Andreas
Kluth nhận định uy tín của Trung Quốc càng lúc càng lụn bại tại châu Âu cho dù
về mặt kinh tế, cường quốc châu Á vẫn rất hấp dẫn.
Tác giả cho rằng Trung Quốc
chỉ có thể tự trách mình trước các phản ứng nghi kỵ nói trên. Các viên chức
Trung Quốc đã tạo nên một nỗi tức giận chung đối với Bắc Kinh trên một lục địa
gồm những nước hầu như luôn bất đồng với nhau trên mọi việc. Vào đầu năm, khi
chưa có dịch, chương trình hoạt động của Liên minh Châu Âu đầy ắp những thượng
đỉnh Châu Âu – Trung Quốc nhằm chào mừng quan hệ song phương. Thế nhưng, may mắn
cho châu Âu là đại dịch đã giúp châu Âu nhận ra bộ mặt thật của nhà cầm quyền cộng
sản ở Bắc Kinh và bắt đầu tự giải thoát ra khỏi những mối quan hệ tồi tệ.
Hoàng Trung – Thoibao.de (Tổng hợp)
No comments:
Post a Comment