Hiếu
Linh (VNTB)
07/05/2020
(VNTB)
– “Bộ Quốc phòng Đài Loan vào sáng thứ Hai (4/5) xác nhận rằng Trung Quốc đang
lên kế hoạch thiết lập một khu vực nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông.”
Taiwan News gần đây tải
tin tức về Biển Đông nhưng ít người Việt chú ý đến.
“Bộ Quốc phòng Đài Loan
vào sáng thứ Hai (4/5) xác nhận rằng Trung Quốc đang lên kế hoạch thiết lập một
khu vực nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông.”
ADIZ là không phận của một
quốc gia, trong khu vực đó tất cả các máy bay được yêu cầu cung cấp nhận dạng,
vị trí và chịu kiểm soát nhằm bảo đảm an ninh quốc gia.
“Trung Quốc đã tuyên bố rằng
họ sẽ thành lập một ADIZ ở Biển Đông, nhưng họ vẫn chưa chính thức công bố.”
Tính pháp lý của ADIZ là
“đơn phương đặt ra dựa trên nhu cầu quốc phòng của quốc gia đó và nó không có
cơ sở trong luật pháp quốc tế.”
Tại sao lại là ADIZ?
Vào tháng 5 năm 2013,
quân đội Trung Quốc đã đệ trình một đề xuất chính thức cho một ADIZ ở biển Hoa
Đông. Kế hoạch này đã được phê duyệt vào tháng 8 bởi các cơ quan đảng, nhà nước
và quân đội hàng đầu của Trung Quốc. Mục đích của Trung Quốc nhằm bảo vệ chủ
quyền cốt lõi tại vực này. Kế hoạch này sẽ giúp Bắc Kinh bảo vệ tốt hơn trước
các mối đe dọa trên không. Các hành động ngăn chặn, giám sát, cảnh báo mở rộng
với các máy bay chiến đấu trong vùng Biển Đông sẽ được Bắc Kinh tiến hành thường
xuyên hơn trong tương lai.
Có thể hình dung “tương
lai Biển Đông” qua bài viết đăng tải trên Brookings (1), đó là “Vạn lý trường
thành trên không” của Trung Quốc.
Ý tưởng ban đầu về “Vạn
lý trường thành trên không” có thể bắt nguồn vào ngày 1 tháng 11 năm 2009, nhân
kỷ niệm 60 năm Không quân Trung Quốc. Thời điểm đó, Nhân dân Nhật báo đã xuất bản
một bài báo có tựa đề “Xây dựng Vạn lý trường thành trong Vạn lý trường thành”,
Tân Hoa Xã cũng đã thực hiện một cuộc phỏng vấn độc quyền với Hứa Kỳ Lượng, Tư
lệnh Không quân Trung Quốc, với tựa đề “Xây dựng Vạn lý trường thành trên bầu
trời xanh.” Kết quả Bắc Kinh tuyên bố vào ngày 23 tháng 11 về ADIZ biển Hoa
Đông mà không cần tham vấn bất kỳ quốc gia liên quan nào.
Thực hiện ADIZ giúp Bắc
Kinh thực hiện “vùng đệm” trên bờ biển, gia tăng các hoạt động quân sự của Bắc
Kinh, làm thay đổi hiện trạng tranh chấp trong khu vực tương tự như lệnh cấm
đánh bắt cá hàng năm và bồi lấp đảo nhân tạo, thúc đầu nhiều quốc gia lớn trong
khu vực tăng cường quân sự, làm tăng căng thẳng và khả năng xảy ra va chạm
trong vùng Biển Đông. ADIZ là cơ sở củng cố quan điểm “các lực lượng vũ trang
Trung Quốc sẽ thực hiện các biện pháp phòng thủ khẩn cấp để đối phó với các máy
bay không hợp tác trong nhận dạng.”
Biện pháp phòng thủ khẩn
cấp bao gồm: thẩm vấn, ngăn chặn, buộc hạ cánh hoặc thậm chí bắn hạ.
Như vậy kế hoạch này sẽ hỗ
trợ đắc lực cho Bắc Kinh trong tham vọng “đường chín đoạn” trên Biển Đông. Giới
lãnh đạo Trung Quốc hiện giờ đang chứng tỏ mình đủ khả năng và sự quyết đoán
trong duy trì lập trường cứng rắn về lợi ích chủ quyền tại Biển Đông.
Sẽ phải làm gì?
Dù thiếu các quy tắc ADIZ
quốc tế nhưng với tham vọng của Trung Quốc, ADIZ sẽ hoàn tất tham vọng quân sự
hoá tại Biển Đông của Bắc Kinh.
Hãy tưởng tượng người Việt
nhìn ra Biển Đông sẽ thấy vùng nhận dạng phòng không, lệnh cấm đánh bắt cá, chuỗi
đảo nhân tạo với đầy đủ khí tài quân sự và cơ quan hành chính của Trung Quốc.
(2)
Liệu các phiên bản máy
bay chiến đấu “Su” từ đất liền phóng ra các đảo tại quần đảo Trường Sa thuộc chủ
quyền Việt Nam sẽ dễ dàng như trước hay sẽ gặp khó như tàu cá Việt Nam bị cảnh
cáo, húc, đâm chìm khi đang khai thác hải sản tại ngư trường Việt Nam.
Biển Đông không còn “dịu
êm” như thời kỳ 2014 – khi Bắc Kinh đã quyết liệt hơn trên các cơ sở Biển Đông
mà quốc gia này cưỡng chiếm có được.
Chính quyền Việt Nam có
thể làm gì?
Điều cần thiết là sớm có
động thái phản ứng, cùng các quốc gia có yêu sách trong ASEAN ra tuyên bố phản
đối Bắc Kinh, tăng cường sức sẵn sàng chiến đấu của giới quân nhân, dung dưỡng
lòng yêu nước của nhân dân cũng là điều cần thiết trước khi mọi thứ trở nên tồi
tệ hơn.
_______________
Chú thích
--------------------------------------
CÁC NỘI DUNG KHÁC
.
.
.
.
.
.
No comments:
Post a Comment