Thu
Hằng -
RFI
Đăng
ngày: 03/05/2020 - 11:16
Trung Quốc vừa đơn phương ban hành lệnh cấm đánh bắt
cá hàng năm ở Biển Đông trong vòng ba tháng rưỡi, từ ngày 29/04 đến 16/08. Trước
tình hình ở Biển Đông và biển Hoa Đông trở nên căng thẳng trong thời gian gần
đây, Hoa Kỳ điều bốn máy bay ném bom B-1B đến ở đảo Guam, đánh dấu sự trở lại của
loại oanh tạc cơ hạng nặng trong khu vực Thái Bình Dương.
Theo thông tin của Sở
Nông Nghiệp Hải Nam, được báo mạng Hoàn Cầu Thời Báo trích dẫn ngày
02/05, “mọi hoạt động
đánh bắt cá không được phép trong những vùng biển thuộc quyền tài phán của
Trung Quốc”.
Trong thời gian không được ra khơi, tầu thuyền của ngư dân được kiểm tra an
toàn miễn phí và ngư dân được đào tạo hoàn thiện kỹ năng và luật lệ liên quan đến
đánh bắt cá.
Trước đó, lực lượng Hải Cảnh
và bộ Nông Nghiệp Trung Quốc thông báo tăng cường tuần tra và giám sát kể từ
ngày 01/05 nhằm bắt giữ tầu thuyền vi phạm.
Báo mạng Anh Express ngày
02/05 cho rằng với lệnh cấm
đánh cá ở Biển Đông, Bắc Kinh tự cho quyền bắt giữ tầu cá Việt Nam và
Philippines đánh bắt “trái phép”, trong khi hai nước Đông
Nam Á này luôn bác bỏ và lên án lệnh cấm đơn phương của Trung Quốc. Hiện tại,
Việt Nam và Philippines chưa lên tiếng về quyết định của Trung Quốc.
Bốn chiến đấu cơ B-1B đến đảo
Guam
Hoa Kỳ không tỏ ra khoanh
tay trước những hành động lấn lướt của Trung Quốc trong khu vực, đặc biệt trong
thời gian cả thế giới chống dịch Covid-19. Bốn oanh tạc cơ B-1B cùng với 200
quân nhân từ căn cứ Không Quân Dyess ở Texas đã được điều đến căn cứ Andersen,
trên đảo Guam ở Thái Bình Dương, từ ngày 01/05 và chưa rõ thời gian kết thúc.
Ba chiếc B-1B bay thẳng đến căn cứ Guam, chiếc còn lại bay đến Nhật Bản tập huấn
với Hải Quân của Hoa Kỳ trong khu vực.
Trong thông cáo ngày
01/05 của bộ Chỉ huy Chiến lược Mỹ (STRATCOM), nhiệm vụ của đội máy bay B-1B là
hỗ trợ lực lượng tại Thái Bình Dương và đồng minh, tham gia các nhiệm vụ mang
tính răn đe chiến lược, ổn định trật tự dựa trên luật lệ ở khu vực Ấn Độ-Thái
Bình Dương.
Trước đó, ngày 30/04, hai
chiếc B-1B, xuất phát từ căn cứ Nam Dokota (Mỹ), đã có chuyến bay diễn tập
trong vòng 33 giờ với trọng tâm là Biển Đông.
Đây là lần đầu tiên oanh
tạc cơ hạng nặng trở lại Guam sau khi rời khỏi căn cứ này vào giữa tháng
04/2019, kết thúc chiến dịch 6 tháng của các loại oanh tạc cơ B-52, B-1 và B-2 ở
căn cứ Andersen. Loại máy bay ném bom B-1 có khả năng chở nhiều vũ khí nhiều
hơn máy bay B-52, trong đó có bom dẫn đường JDAM và tên lửa hành trình chống hạm.
--------------------------------------------------------------
.
VOA Tiếng Việt
02/05/2020
Trung Quốc vừa ra lệnh cấm đánh bắt cá trong thời
gian hơn 3 tháng mùa hè ở Biển Đông, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và một phần Vịnh
Bắc Bộ của Việt Nam.
Bộ Nông nghiệp Trung Quốc
bắt đầu thực thi lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông bắt đầu từ ngày 1/5 đến ngày 16/8, trong phạm vi từ
12 độ vĩ Bắc trở lên.
Trang South China Morning
Post dẫn nguồn tin từ truyền thông Trung Quốc cho biết, theo lệnh cấm này, các
tàu đánh cá trong và ngoài nước sẽ bị lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc giám
sát 24/24 về mọi hành vi vi phạm.
Trang VNExpress cho biết
thời gian và địa điểm cấm đánh bắt cá năm nay của Trung Quốc được đưa ra giống
năm ngoái. “Trung Quốc ngang nhiên áp dụng lệnh cấm này với ngư dân trong nước
và ngư dân nước khác, tuyên bố sẽ tăng cường tàu chấp pháp giám sát hai tới ba
lần một ngày để bắt và xử phạt các trường hợp bị coi là vi phạm,” trang
VNExpress cho biết.
Hàng năm từ năm 1999 đến
nay, Trung Quốc đều đơn phương ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông,
nơi nước này ngang nhiên tuyên bố chủ quyền bằng “đường 9 đoạn” bất chấp sự phản
đối của Việt Nam và các nước trong khu vực.
Vào mùa hè năm ngoái, sau
khi Trung Quốc đưa ra lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại
giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã lên tiếng phản đối và kiên quyết bác bỏ quyết
định đơn phương này của phía Trung Quốc, cho rằng quy chế này “xâm phạm chủ quyền
của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm các quyền và lợi ích pháp lý của
Việt Nam.”
VIDEO :
No comments:
Post a Comment