Có nhiều người lên án: tại
sao chính quyền Bắc Việt sau 1975 không thể đối xử nhân văn với quân cán chính
Việt Nam Cộng Hòa như Lincoln.
Câu trả lời đơn giản: Bởi
vì Miền Bắc kém phát triển và kém về tự do, nhân quyền hơn. Nếu không đàn áp đội
ngũ tinh hoa của VNCH thì đảng cộng sản sẽ mất quyền lực chỉ sau vài năm. Bởi
vì đội ngũ đấy vẫn có uy tín rất lớn đối với nhân dân, đặc biệt với dân Miền Nam,
và sẽ hăng hái lãnh đạo, kích hoạt đấu tranh đòi lại quyền tự do, dân chủ. Đấy
là chưa kể, khi nhân dân hai miền có cơ hội so sánh Miền Bắc với Miền Nam họ sẽ
đòi những quyền như vậy.
Không thể có "một quốc
gia hai chế độ" như đối với Hồng Kông được, bởi vì cách làm ấy chỉ phù hợp
cho một tỉnh chứ không thể áp dụng cho một nửa nước. Cứ thử hình dung một nửa
nước vẫn được các quyền bầu cử, quyền báo chí tư nhân, quyền biểu tình, bãi
công, bãi khóa, tự do hội hè, tự do chuyển lửa nhân quyền về cho một nửa còn lại,
thì nửa kia làm sao chịu đựng nổi. Và Đảng Cộng sản sẽ mất quyền lực chỉ sau
vài năm. Toàn bộ di sản/thành quả của 21 năm đấu tranh và chiến thắng sẽ rơi
vào sọt rác? Bao nhiêu xương máu của hàng triệu người đổ ra vì chủ trương sai lầm
ư? Các lãnh đạo Đảng dĩ nhiên không chấp nhận được điều đó. Chính vì vậy phải
triệt hạ hết "mầm mống nổi dậy" của chế độ cũ.
Lincoln làm được là vì
các bang Bắc Mỹ chiến thắng là các bang văn minh hơn, triết lý nhân bản hơn (giải
phóng nô lệ). CHLB Đức cũng vậy. Chỉ 16 năm sau khi thống nhất, Merkel, một người
đông đức, bí thư đoàn thanh niên cộng sản - bên thua trận - đã leo lên ghế thủ
tướng Liên Bang. Bởi vì Tây đức-bên thắng trận – là bên văn minh, triết lý phát
triển nhân bản hơn.
Thế nên, chủ trương tiến đánh Miền Nam không những sai lầm mà còn để lại
di sản hận thù quá nặng nề. Có thể nói là một chiến thắng sai lầm nhưng không
thể sửa chữa (thời điểm 1975).
Ngay cả thời điểm
1989-1990, khi mà kinh tế VN xuống đáy, nhiều người đề nghị cải tổ chính trị
như Đông Âu, tôi nghĩ cũng không khả thi. Bởi vì thời đó, chỉ có tư duy cải tổ
rập khuôn như Đông Âu. Nhưng mới thống nhất 15 năm, dân chủ hóa như Đông Âu thì
nhiều người thuộc giới tinh hoa VNCH vẫn còn sung sức sẽ trở về, và những người
không ưa cộng sản ở VN sẽ nổi dậy. Đảng cộng sản không những sẽ nhanh chóng mất
quyền, mà toàn bộ di sản liên quan đến Đảng cũng sẽ nhanh chóng rơi vào sọt
rác. Không những vậy, hận thù sâu nặng sẽ khiến những người trở về sẽ đòi truy
tố, tịch thu tài sản hàng loạt. Và sẽ xảy ra “cuộc đàn áp và di tản ngược với
thời 1975”, bởi lần này nạn nhân là hàng triệu đảng viên cộng sản và thân quyến.
Hoàn cảnh của VN hoàn
toàn khác Đông Âu. Đông Âu không phải chịu nội chiến 21 năm, cộng thêm 17 năm
đàn áp trong các trại cải tạo và tịch thu hết tài sản của các tinh hoa chế độ
cũ như VN cho nên không có oán thù chất chồng và tràn lan như vậy.
Tiếc là oán thù ở VN hiện
nay vẫn còn rất sâu nặng. Đấy là chưa kể việc tuyên truyền rộng rãi về những
tác hại của chủ nghĩa cộng sản khiến cho rất nhiều người dân âm thầm bất mãn.
Tôi nghĩ rằng những ý kiến bất mãn trên mạng chỉ là phần nổi của tảng băng. Có
hàng triệu người cả trong nước và hải ngoại, thù ghét cộng sản hoặc cho rằng cộng
sản là nguyên nhân của mọi sự tồi tệ trên đất nước này, nhưng hiện giờ họ không
thể hiện chính kiến để được tự do đi lại và làm ăn. Nhưng một khi Đảng cộng sản
mất quyền thì họ sẽ nói thẳng, sẽ đòi truy tố hàng loạt, tịch thu tài sản của
các đảng viên v.v….
Vấn đề oán thù và di sản
của chế độ là một vấn đề rất nặng nề và khó giải quyết. Và điều ấy khiến Đảng cộng
sản luôn cảnh giác, lo ngại tăng quyền dân sự sẽ dẫn đến mất chế độ.
Đấy là lý do phải nỗ lực
giải quyết tôn trọng khác biệt, hòa giải dân tộc, và thậm chí chấp nhận một phần
di sản của chế độ. Không thể đòi xóa sạch như Đông Âu được đâu. Công bằng mà
nói Đảng cộng sản phần nào cũng có công (v.d. đem lại chiến thắng Điện Biên Phủ,
thắng lợi trong cuộc chiến Campuchia….). Thế nên đòi xóa sạch công lao của họ
thì cũng không công bằng lắm.
Năm 2006, Hội Đồng Châu Âu
đã biểu quyết thông qua nghị quyết 1486 về việc lên án chủ nghĩa cộng sản và
coi chủ nghĩa này đã phạm tội ác chống lại loài người. Tuy nhiên nghị quyết
không được thông qua vì không đạt được 2/3 số phiếu thuận. Putin thì nói rằng
đó là một mưu toan "viết lại lịch sử" và phủ nhận công lao đóng góp của
Liên Xô trong cuộc chiến chống phát xít.
Người Việt cũng phải tư
duy như vậy. Nhưng chấp nhận di sản/thành quả của chế độ đến mức nào, như thế
nào, là điều cần phải suy nghĩ.
Có một bài ông Dương Quốc
Chính nói rằng phải đợi thế hệ có nhiều thù hận chết đi thì mới cải cách chính
trị được. Tôi không nghĩ thế. Chỉ cần đội ngũ học giả, chuyên gia về luật pháp,
các nhà hoạt động chính trị/xã hội được đào tạo đầy đủ về sự khoan dung, tha thứ,
lập ra những thể chế, nguyên tắc hiến định khoan dung, tha thứ là có thể tiến
hành được.
.
Bài viết hay quá! Riêng
câu cuối chắc phải xem xét lại.
Góp ý thêm. MB với đội quân bần cố chỉ có thể làm được 1 việc duy nhất là chiến đấu, hy sinh sức người. Vì thế mà họ chiến thắng trong cuộc chiến tranh. Độc tài và kiểm soát là ưu thế để chiến thắng trong cuộc chiến (chống giặc và chống dịch covid). Nhưng chỉ có vậy thôi. Họ ko có năng lực để phát triển kinh tế, và văn minh xã hội. Chính vì vậy giải phóng và thống nhất đất nước thì làm được, còn phát triển thì khó, văn minh lại càng khó. Khi mà cả trí thức và doanh nhân đều đã bị dẹp hết rồi.
Góp ý thêm. MB với đội quân bần cố chỉ có thể làm được 1 việc duy nhất là chiến đấu, hy sinh sức người. Vì thế mà họ chiến thắng trong cuộc chiến tranh. Độc tài và kiểm soát là ưu thế để chiến thắng trong cuộc chiến (chống giặc và chống dịch covid). Nhưng chỉ có vậy thôi. Họ ko có năng lực để phát triển kinh tế, và văn minh xã hội. Chính vì vậy giải phóng và thống nhất đất nước thì làm được, còn phát triển thì khó, văn minh lại càng khó. Khi mà cả trí thức và doanh nhân đều đã bị dẹp hết rồi.
.
Kết thúc nói về nghị
quyết của hội đồng châu Âu là do tôi viết thêm sáng nay, không phải
cái hôm qua.
No comments:
Post a Comment