Khánh An dịch (VNTB-
Kể từ khi cuộc chiến
giữa các thành bang Hy Lạp cổ đại - Chiến tranh Peloponnesse bùng nổ ở Hy Lạp
vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, các nhà lý thuyết về ảnh hưởng quốc tế qua
lại đã nhấn mạnh đến vị thế tương đối của sự thống trị quốc tế so với các yếu tố
khác.
Tầm
quan trọng của cuộc chiến Peloponnesian là cuộc đối đầu quân sự giữa hai cường
quốc. Một trong hai lực lượng là nhóm người (chiến binh) Sparta mạnh mẽ, và lực
lượng còn lại là sức mạnh đang lên được đại diện bởi Athena đầy tham vọng và
khôn ngoan.
Sparta
nhận thấy mối nguy hiểm tiềm tàng khi cho rằng Athena sẽ cạnh tranh vị thế của
họ trong khu vực. Nỗi sợ hãi này đã thúc đẩy Sparta xung đột trực tiếp với
Athena.
Bởi
vì sợ hãi là một đặc điểm vốn có của tâm lý con người. Dựa trên nhiều bằng chứng
lịch sử, một số chuyên gia tin rằng sợ hãi là động cơ không thể tránh khỏi của
chiến tranh giữa các lực lượng đang lên và lực lượng thống trị trong bất kỳ trật
tự quốc tế nào.
Điều
này giải thích tại sao nhiều phân tích và quan sát có xu hướng dự đoán cuộc chiến
không thể tránh khỏi giữa Trung Quốc và Mỹ, bởi
vì Bắc Kinh đe dọa thành phần địa chính trị chiến lược của Mỹ.
Tuy
nhiên, chi phí cho cuộc chiến hủy diệt quy mô lớn gây ra bởi bất kỳ cuộc chiến
nào giữa hai cường quốc hạt nhân khiến cho quyết định bắt đầu một cuộc chiến
tranh hạt nhân là một động thái vô lý, bởi vì cả hai bên đều có khả năng hủy diệt.
Hơn
nữa, tư tưởng Mỹ luôn tìm cách vô hiệu hoá mối đe dọa kinh tế của Trung Quốc
trước khi biến thành một mối đe dọa quân sự rõ ràng, điều này ủng hộ giả thuyết
rằng Mỹ đã tiến hành các bước gây để áp chế sự bành trướng của con rồng Trung
Quốc.
Cuộc
chiến thuế quan giữa hai quốc gia do Tổng thống Donald Trump khởi xướng có thể
là một trong những biện pháp gia tăng áp lực kể từ khi ông nhậm chức.
Mặt
khác, thế hệ thứ năm và thứ sáu của các công cụ chiến tranh vẫn tồn tại trong
căng thẳng quốc tế. Các nhà quan sát thường xâu chuỗi một sự kiện bí ẩn với một
công cụ như vậy, với mục đích giả định rằng sự kiện nào đó có thể chứa đựng đặc
điểm chính trị.
Sự
xuất hiện của virus
corona bắt đầu ở Trung Quốc chứng minh ở một mức độ nào đó rằng
virus là một công cụ làm suy yếu Trung Quốc. Nó sẽ không bắn một viên đạn nào cả
về phía vật chủ, nhưng nó sẽ phá hủy sức mạnh kinh tế của vật chủ trong ngắn hạn
và trung hạn.
Tuy
nhiên, một mặt, cho đến nay, Trung Quốc đã thành công trong việc đối phó với dịch
bệnh này và các coronavirus đã xuất hiện ở các thành phố trọng điểm về kinh tế
của Tây Âu (như California, New York) đã thúc đẩy giả thuyết cho rằng Trung Quốc
có thể hấp thụ cú sốc đầu tiên và hướng mối đe dọa đó đến các khu vực địa lý
khác (một cách có chủ đích).
Có
lẽ các nhà tổng hợp virus đã tính toán sai, họ không ngờ rằng nó sẽ ảnh hưởng đến
lợi ích kinh tế của họ!
Cáo
buộc rằng Trung Quốc tuồn virus ra vẫn ở dạng giả thuyết yếu ớt, dễ bị bác bỏ bởi
các thuyết cho rằng virus có nguồn gốc tự nhiên.
Cho
đến khi sự thật được đưa ra và đám mây mù của "thế giới hậu corona"
tan biến, Trung Quốc vẫn sẽ sở hữu nhiều tài sản mà Hoa Kỳ coi là mối đe dọa trực
tiếp, trong đó quan trọng nhất là:
Tăng trưởng kinh tế và quân sự của Trung Quốc
Tính
đến năm 2018, chi tiêu quân sự của Trung Quốc khoảng 250 tỷ USD, tăng 190% so với
ngân sách quân sự năm 2008.
Những
chi tiêu này đi kèm với các hành động của Trung Quốc. Trong một số trường hợp,
Trung Quốc có thể nói ràng là hung hăng, chẳng hạn như thành lập chuỗi đảo quân
sự nhân tạo ở Biển Đông và tuyên bố chủ quyền ở khu vực quan trọng này.
Sau
đó, vào tháng 8 năm 2017, Trung Quốc đã mở căn cứ quân sự hải ngoại đầu tiên tại
Djibouti, một trong những quốc gia nhỏ bé nhưng có vị trí chiến lược tại châu
Phi. Căn cứ quân sự Trung Quốc tại khu vực này giúp Bắc Kinh kiểm soát hàng hoá
của nước này đi qua Vịnh Aden.
Trong
những năm gần đây đã chỉ ra rằng Trung Quốc có lập trường cởi mở trong các cuộc
xung đột ở một số nơi. Ví dụ, họ đã nhiều lần bỏ phiếu trong Hội đồng Bảo an chống
lại Nga, điều đó có nghĩa là Bắc Kinh từ bỏ vị thế trung lập về chính trị, và nỗ
lực mở rộng kinh tế theo trật tự quốc tế. Do đó, chính sách trỗi dậy hoà bình
toàn cầu do cố vấn chính trị Trung Quốc, Trịnh Tất Nhiên đưa ra có thể không thể
giải thích được hành vi chính sách đối ngoại hiện tại, vốn không giới hạn các
công cụ của mình đối với quyền lực mềm chỉ để tái định vị toàn cầu.
Phát triển năng lượng hạt nhân của Trung Quốc
Trái
với niềm tin phổ biến, Trung Quốc không chỉ phát triển kinh tế mà còn cam kết
phát triển vũ khí hạt nhân, đặc biệt là vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Trang
web tin tức "The Hill" của Mỹ cho biết, theo dữ liệu từ Học viện Vật
lý Kỹ thuật Trung Quốc, từ tháng 9 năm 2014 đến tháng 12 năm 2017, Trung Quốc
đã tiến hành khoảng 200 vụ thử vũ khí hạt nhân chiến thuật tầm ngắn ở Biển
Đông, với trung bình mỗi tháng thử nghiệm 5 lần. Trong khi, theo dữ liệu từ
Phòng thí nghiệm quốc gia California, Hoa Kỳ thực hiện các thử nghiệm này mỗi
tháng một lần. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc đã ban hành một học thuyết hạt nhân mới của
Mỹ vào tháng 1 năm 2018, cho thấy Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ phát triển loại vũ khí hạt
nhân mới có công suất thấp để đối phó với các mối đe dọa, chủ yếu là Trung Quốc
và Nga.
Mỹ cũng đã rút khỏi Hiệp ước các lực lượng
hạt nhân tầm trung (INF)
do Mỹ và Liên Xô ký kết vào tháng 12 năm 1987. Đây là thỏa thuận hạt nhân song
phương duy nhất, hai bên cam kết không sản xuất, thử nghiệm hoặc triển khai tên
lửa đạn đạo, có tầm phóng từ 500 tới 5.500 km.
Rút
khỏi hiệp ước vào tháng 8 năm 2019 cũng đe dọa đến tương lai của một thỏa thuận
khác: hiệp ước "START
III" được ký kết bởi Mỹ và Nga vào tháng 4 năm 2010, sẽ hết hạn vào
năm 2021. Trừ khi Washington được đáp ứng các yêu cầu về an toàn hạt nhân, nếu
không Hiệp ước này sẽ không được gia hạn. Những yêu cầu này không liên quan gì
đến người Nga, mà đối với Trung Quốc, cường quốc quân sự mới nổi. Mỹ muốn ký hiệp
ước giúp kiểm soát vũ khí hạt nhân của Trung Quốc về số lượng và chất lượng.
Trong
thời điểm mà Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung hết hạn, Tổng thống Donald
Trump tiết lộ mong muốn đưa Trung Quốc vào hiệp ước mới ký với Nga.
Một
phân tích của cựu điệp viên CIA Christopher Johnson cho rằng việc rút hiệp ước
có liên quan đến căng thẳng ở Biển Đông.
Trung
Quốc tiếp tục phát triển kho vũ khí chiến thuật tầm trung của mình, đẩy Mỹ vào
thế nguy hiểm nếu tiếp tục tuân thủ một hiệp ước ngăn không cho Washington phát
triển các khả năng tương tự. Johnson nói rằng số phận của bất kỳ cuộc chiến
tranh nào trong tương lai có thể được xác định ở giai đoạn đầu và điều quan trọng
đối với quân đội Mỹ là sở hữu các khả năng quân sự cho phép Mỹ tiến vào trung
tâm lãnh thổ Trung Quốc trong bất kỳ cuộc đối đầu với quân đội Trung Quốc.
Nếu
Mỹ không có khả năng tấn công các căn cứ tên lửa chống hạm nằm trên lãnh thổ
Trung Quốc, khả năng quân sự của Mỹ trong khu vực sẽ bị giới hạn ở các căn cứ ở
Nhật Bản và việc gửi tàu chiến ở vùng biển ngoài khơi Trung Quốc sẽ là một nguy
cơ quân sự.
Sáng kiến Vành đai và Con đường
Là
một phần trong mong muốn của Trung Quốc nhằm phục vụ lợi ích trước mắt của mình
trong toàn cầu hóa kinh tế, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã công bố sáng kiến
"Vành đai và Con đường" vào tháng 9 năm 2013, nhằm thiết lập một mạng
lưới hàng hoá, dịch vụ trên bộ và trên biển từ Trung Quốc.
Các
chuyên gia ước tính rằng dự án có khả năng chuyển từ cấp độ kinh tế thuần túy
do Trung Quốc công bố sang cấp độ sâu hơn liên quan đến định vị quân sự.
Một
đánh giá chi tiết do Bộ Quốc phòng Mỹ đưa ra vào tháng 12 năm 2018 cảnh báo rằng
nếu Trung Quốc xây dựng thành công sức mạnh quân sự dọc theo các tuyến thương mại,
"Sáng kiến Vành đai và Con đường" có thể có ý nghĩa quân sự lẫn lợi
ích kinh tế.
Với
sự bùng nổ của cuộc khủng hoảng coronavirus, Trung Quốc rất muốn sử dụng cuộc
khủng hoảng này thông qua các biện pháp ngoại giao thực dụng. Mục tiêu của Bắc
Kinh là đánh bóng hình ảnh của mình trên thế giới, trong khi vẫn khăng khăng
bác bỏ giả thuyết của một số chuyên gia y tế rằng nguồn gốc của virus đến từ
tình trạng ăn thịt động vật hoang dã (dơi) ở thị trường truyền thống Trung Quốc!
Sau
khi Trung Quốc có thể hấp thụ cú sốc đầu tiên, Bắc Kinh nhanh chóng giúp đỡ các
nước Tây Âu như Ý. Không dừng ở cung cấp vật tư y tế, Trung Quốc còn gửi nhân
viên y tế có kinh nghiệm trong xử đại dịch tại Vũ Hán đến Rome. Khi viện trợ đầu
tiên của Trung Quốc đến Ý, Tập Cận Bình đã gọi cho Thủ tướng Ý Giuseppe Conte,
nhấn mạnh viện trợ lần này là một phần của "Con đường Tơ lụa sức khoẻ"
của Trung Quốc.
Rome
thuộc nhóm G7 đầu tiên tham gia "Sáng kiến Vành đai và Con đường" vào
tháng 3 năm 2019, sự kiện vấp phải phản đối từ Mỹ và Châu Âu.
Tất
cả những điều này và các sự kiện liên quan khác là những dấu hiệu quan trọng về
sự gia tăng căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ. Đây có thể là chất xúc tác cho sự
phát triển của coronavirus và là một phần của cuộc chiến hỗn hợp chống lại
Trung Quốc, bắt đầu bằng thuế quan.
Mặt
khác, không nên quên rằng bản chất của sự lây lan corona có thể chỉ ra rằng
virus này (có thể) không được tổng hợp trong phòng thí nghiệm - mặc dù chứa các
thành phần lạ, bất chấp tuyên bố từ Giáo sư Talal Nsouli, chuyên gia Nhi khoa
và Dị ứng - Miễn dịch ĐH Y Georgetown (Mỹ), người đã rất ngạc nhiên về thành phần
của virus vào ngày 8 tháng 4 năm 2020. Ông nói rằng RNA virus có cấu trúc được
thiết kế để phá hủy cơ quan nhất định (nội tạng người). Ông muốn biết liệu đó
có phải là tự nhiên hay không, và để lại sự xác định nguồn gốc của nó cho các
chính trị gia.
Trước
khi có câu trả lời xác đáng nhất, con người sẽ phải nín thở, bởi nếu tìm thấy bằng
chứng thuyết phục rằng có sự tham gia của phòng thí nghiệm vào quá trình tổng hợp
nhân tạo virus corona, điều đó sẽ dẫn đến một cuộc chiến tranh trực
tiếp (quân sự) sau khi chúng ta trải qua một cuộc chiến phức hợp gần đây.
K.A.
VNTB
gửi BVN
---------------------
May 6, 2020 3:36 pm
No comments:
Post a Comment