Tiến
sĩ B.M. Jain (Đại Học
Rajasthan)
Ngô Minh Anh dịch
Nghiên
cứu Biển Đông - Thứ ba, 26 Tháng 5 2020 14:36
Bài viết này xem xét
chính sách đối ngoại và ngoại giao của Trung Quốc trong khuôn khổ lý thuyết địa
tâm lý học, một loại lý thuyết có thể được định nghĩa là lăng kính địa lý về mô
hình hành vi và thái độ của một dân tộc đối với các dân tộc khác, bắt nguồn từ
những kinh nghiệm trong quá khứ, quá trình lịch sử, cấu trúc văn hóa và cấu
trúc xã hội.
Tóm tắt
Bài viết này xem xét
chính sách đối ngoại và ngoại giao của Trung Quốc trong khuôn khổ lý thuyết địa
tâm lý học, một loại lý thuyết có thể được định nghĩa là lăng kính địa lý về mô
hình hành vi và thái độ của một dân tộc đối với các dân tộc khác, bắt nguồn từ
những kinh nghiệm trong quá khứ, quá trình lịch sử, cấu trúc văn hóa và cấu
trúc xã hội. Bài viết làm sáng tỏ những thành phần quan trọng có khả năng định
hình tâm lý địa chất học Trung Quốc trong nhiều thế kỷ qua và tác động của nó đối
với hành vi chính sách đối ngoại của Bắc Kinh. Điều nghịch lý là một mặt, Trung
Quốc nói về chống chủ nghĩa bá quyền nhưng mặt khác lại thực hiện bá quyền khi
đối phó với các nước láng giềng và ngoại vi của chính mình. Có một vài ví dụ
cho thấy thái độ hiếu chiến của Trung Quốc khi khẳng định vị thế bá chủ khu vực
không thể thách thức, trong khi về mặt tâm lý học, Trung Quốc lại không chuẩn bị
trước tâm lý chịu sự can thiệp của các cường quốc ngoài khu vực tại Biển Đông
và Biển Hoa Đông. Được kích thích bởi chủ nghĩa dân tộc và tham vọng thống trị,
Trung Quốc quyết tâm trở thành bá chủ khu vực cho dù Mỹ có cố gắng bao vây quốc
gia này thông qua các liên minh cân bằng. Ngoài ra, Trung Quốc cũng kiên quyết
thay đổi luật chơi để nỗ lực thúc đẩy và dần định hình những lợi ích quốc gia cốt
lõi của mình. Về phần Mỹ, Trung Quốc đã có kế hoạch chi tiết để đối phó vớ các
chiến thuật bắt nạt của Mỹ.
Từ khóa : Địa Tâm lý học, mô hình hành vi, giới cầm quyền, hội chứng
Vương quốc Trung tâm, chủ nghĩa dân tộc, văn hóa chiến lược, niềm tự hào văn
hóa, hệ thống thiên hạ, bá quyền
1. Giới thiệu
Sự trỗi dậy đầy ngoạn mục
của Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế và quân sự trong vài thập kỷ qua chủ
yếu được thúc đẩy bởi lòng quyết tâm của chủ nghĩa dân tộc và tham vọng chính
trị, mục tiêu là đóng một vai trò được thừa nhận và có ảnh hưởng trong việc định
hình các diễn biến của hệ thống quốc tế. Trung Quốc đã sẵn sàng để cạnh tranh với
Mỹ về quyền lực và sự thống trị với tư cách là một chủ thể toàn cầu, có lẽ là
"đẩy Mỹ ra khỏi Ấn Độ-Thái Bình Dương và cạnh tranh trên vũ đài toàn cầu" [1]. Chẳng hạn, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình,
Trung Quốc đã "đăng đàn" bằng việc khởi động dự án tham vọng và vĩ đại
nhất, Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) ; hay thành lập các thể chế mới như
Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), và Ngân hàng Phát triển Mới dưới
biểu ngữ BRICS nhưng thực chất thuộc sự bảo trợ của mình. Những sáng kiến này đồng
bộ với việc thực hiện Giấc mộng Trung Hoa về phục hưng đất nước. Tương tự như vậy,
Trung Quốc đang hiện đại hóa mạnh mẽ các hệ thống quân đội "mang tính tấn
công" đạt đẳng cấp thế giới vào năm 2050 [2].
Trên thực tế, hoạt động
chính trị trong nước và các mối quan tâm về an ninh nội bộ của Trung Quốc rất
quan trọng trong việc định hình và thể hiện nhận thức của Trung Quốc về trật tự
thế giới, mang đặc trưng "sự phụ thuộc lẫn nhau phức hợp" [3]. Trong bối cảnh đó, bài viết cố gắng xem xét chính sách đối
ngoại và ngoại giao của Trung Quốc thông qua quan điểm của địa tâm lý học. Địa
tâm lý học có thể được định nghĩa là lăng kính địa lý về mô hình hành vi và
thái độ của một dân tộc đối với các dân tộc khác, bắt nguồn từ những trải nghiệm
trong quá khứ, quá trình lịch sử, cấu trúc văn hóa và cấu trúc xã hội. Theo đó,
bài viết tìm cách làm sáng tỏ các thành phần chính định hình khung địa tâm lý học
Trung Quốc trong nhiều thế kỷ qua cũng như ảnh hưởng của nó tới hành vi chính
sách đối ngoại của Trung Quốc. Mở đầu, lý thuyết địa tâm lý học [4] sẽ được đưa ra, mặc dù ngắn gọn nhưng giúp kết nối với
cách tiếp cận của Trung Quốc khi đối phó với các cường quốc.
2. Thuyết địa tâm lý học địa lý
(Geopsychology Theory-GT)
Học giả người Đức Willy
Hellpach đã sử dụng thuật ngữ "Geopsyche" [5] trong công trình đột phá của mình. Được đào tạo cơ bản về
bác sĩ y khoa và tâm lý học môi trường, ông đã giải thích rõ ràng những tác động
của các vật thể tự nhiên như trái đất, mặt trăng và mặt trời đối với con người
và môi trường xã hội. Tuy nhiên, ông không xem xét địa tâm lý học một cách khoa
học và toàn diện. Ông cũng không dự tính áp dụng nó vào quan hệ quốc tế. Tương
tự, Ronald W. Scholtz, một nhà toán học và tâm lý học, đã khám phá cách nhận thức
của con người bị ảnh hưởng bởi các điều kiện môi trường. Scholtz và Hellpach đã
nghiên cứu "màu sắc và hình dạng của phong cảnh" ảnh hưởng đến hành
vi của con người, trong khi trong chính trị quốc tế, hành động của con người vượt
qua biên giới quốc gia và thuộc các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã
hội. Trong bối cảnh này, địa tâm lý học được cấu thành từ trạng thái tinh thần
và kiểu hành vi của các nhà lãnh đạo cầm quyền và chế độ toàn trị, bao gồm quần
chúng của một khu vực cụ thể hoặc quốc gia. Nói cách khác, địa tâm lý học mang
dấu ấn của những nhận thức chung, định kiến, chủ nghĩa dân tộc, tôn giáo, sắc tộc
và kinh nghiệm lịch sử.
Nhìn chung, địa tâm lý học
phản ánh môi trường văn hóa xã hội trong một khu vực địa lý nhất định. Nói cách
khác, có sự liên kết giữa các môi trường và tâm lý đại chúng. Hơn nữa, khung nhận
thức của mỗi xã hội khác nhau giữa các vùng, hoặc quốc gia, tùy thuộc vào cấu
trúc xã hội và sự nuôi dưỡng văn hóa của quần chúng và các chủ thể cầm quyền hoặc
phi nhà nước - những người tiếp thu "các quy tắc và định hướng giá trị"
do cộng đồng hoặc nhóm địa phương sống trong một "môi trường xã hội
hóa" vận hành [6].
Về ý nghĩa, địa tâm lý học
là một la bàn chính sách hay ngọn hải đăng trong các hành trình của chính sách
đối ngoại. Nó đặt ra để lấp đầy lỗ hổng kiến thức trong các lý thuyết quan hệ
quốc tế chính thống (IR) thống trị ở phương Tây vốn phần lớn bỏ qua vai trò của
kinh nghiệm lịch sử, giá trị xã hội và văn hóa, và hệ thống niềm tin của các xã
hội châu Á và các tác nhân khu vực trong việc hình thành hành vi chính sách đối
ngoại. Điều này đặc biệt đúng với Nam Á, Trung Đông và Đông Bắc Á. Trên thực tế,
địa tâm lý học vẫn là một "người anh em bị ghẻ lạnh" thuộc nhánh của
IR, điều này không có nghĩa nó không thuộc tâm lý học. Trong bối cảnh này,
Joshua Kertzer và Dustin Tingley thuộc Đại học Harvard đã phát hiện ra một sự
chuyển đổi đáng kể của tâm lý học chính trị (PS) trong IR. Họ đã xác định các
lĩnh vực nghiên cứu chính về sự phát triển ở PS – "Sự dâng trào mối quan
tâm về cảm xúc và nhận thức, sự tăng lên của các lý thuyết thông tin tâm lý về
dư luận ở IR, một chương trình nghiên cứu non trẻ [tác động của IR đối với cá
nhân] [được gọi là] 'hình ảnh đảo ngược đầu tiên', và công trình sinh học thần
kinh và tiến hóa" [7]. Tuy nhiên, tâm lý chính trị không đủ chẩn đoán sự phức tạp
của địa tâm lý học của các tác nhân nhà nước và phi nhà nước.
Các nhà lý luận IR bị
chia rẽ sắc về tính hợp lệ và độ tin cậy của các mô hình IR. Có lẽ, họ đã không
thể đưa ra những lời giải thích súc tích, rõ ràng và thuyết phục về lý do tại
sao hành vi chính sách của giới tinh hoa quốc gia và quốc tế không thể được
nghiên cứu một cách khoa học. Chẳng hạn như, Kenneth Waltz lập luận rằng các quốc
gia không chỉ quan tâm đến việc bảo tồn phần quyền lực của họ mà còn mở rộng và
củng cố nó với ý định thay thế cấu trúc quyền lực hiện tại, cho dù bị chi phối
bởi một hay nhiều cường quốc. Tuy nhiên, "chủ nghĩa hiện thực mới cũng giống
như chủ nghĩa hiện thực cổ điển, không thể giải thích thỏa đáng cho những thay
đổi trong chính trị thế giới... Họ cho rằng chủ nghĩa hiện thực mới bỏ qua cả
quá trình lịch sử trong đó bản sắc và lợi ích được hình thành cũng như đã bỏ
qua nhiều khả năng mang tính phương pháp luận" [8]. Chủ nghĩa hiện thực giả định rằng các quốc gia
"nghĩ và hành động theo lợi ích được định rõ là quyền lực." Đó là một
tuyên bố chung về tâm lý của các quốc gia. Địa tâm lý học chủ yếu thể hiện đặc
thù quốc gia và khu vực - ví dụ, đặc trưng của Trung Quốc trong trường hợp của
Trung Quốc [9]. Không phủ nhận rằng các quốc gia hành động để tăng cường
quyền lực nhưng tâm lý của họ chỉ ra mức độ và cách tiếp cận theo đuổi quyền lực
của họ. Lý thuyết địa tâm lý học (GT) nhằm mục đích nghiên cứu, giải thích và
phân tích hành vi của các chủ thể nhà nước chuyên quyền và phi nhà nước, những
người có khả năng gây ảnh hưởng đến trật tự toàn cầu và khu vực.
GT là một tập hợp vô số
các mối tương quan như địa lý, lịch sử, chủ nghĩa dân tộc, giá trị văn hóa, định
hướng tôn giáo, hệ thống tín ngưỡng và niềm tin hình thành nhận thức, quan điểm
và cách tiếp cận của các nhà lãnh đạo cầm quyền và các chủ thể phi nhà nước đối
với chính trị khu vực và toàn cầu. Ví dụ, các câu chuyện lịch sử là một công cụ
nổi bật của "kí ức xã hội", giúp hiểu được tâm lý của giới tinh hoa
quốc gia hay đặc biệt là chế độ toàn trị. Nhận thức văn hóa tâm lý, được hình
thành trong quá trình xây dựng quốc gia dân tộc, có xu hướng ảnh hưởng đến tâm
lý của những người sống trong ranh giới quốc gia. Điều quan trọng cần lưu ý là
không chỉ những người có mối quan hệ văn hóa với nhau tạo ra sự hiềm khích đại
chúng mà cả chiến tranh cũng được lý tưởng hóa, sự thù địch được thể chế hóa,
và xung đột tôn giáo được hợp pháp hóa. Đây là cách các mối quan tâm trừu tượng
của văn hóa dần dần biến thành "sự thù ghét hiện đại", và sự cạnh
tranh lịch sử được dự đoán là một nhu cầu chính trị để vượt qua đối thủ.
3. Tính thích hợp của thuyết địa
tâm lý học
Địa tâm lý học vẫn là một
lĩnh vực bị lãng quên trong quan hệ quốc tế (IR). Một phần, nó được cho là do
ưu thế của địa chính trị trong thời Chiến tranh Lạnh khi các nhà lý luận IR
quan tâm nhiều hơn đến việc nghiên cứu các liên minh vì ảnh hưởng của nó đối với
sự cân bằng quyền lực. Họ nhấn mạnh vào "các điều kiện cấu trúc bên trong
mà các quốc gia hành động thay vì đặc điểm của từng quốc gia, chẳng hạn như các
thể chế chính trị trong nước của họ" [10]. Có lẽ, họ đã quá bận tâm nghiên cứu về các tranh chấp
liên bang được quân sự hóa nên không thể suy ngẫm về hiệu quả của địa tâm lý học
như là một phương thức quản lý khủng hoảng ở cấp độ khu vực và toàn cầu. Hơn nữa,
các học giả phương Tây đã tập trung nhiều hơn vào việc nghiên cứu các tổ chức
Liên Hợp Quốc và Bretton Woods, là các thể chế chủ yếu phục vụ cho lợi ích quân
sự và an ninh trong việc tối đa hóa quyền lực hơn là hỗ trợ một nhà nước đạo đức [11] trong chính trị lưỡng cực.
Tình cờ là ngành IR đã trải
qua sự chuyển đổi căn bản với sự kiện bi thảm xảy ra ngày 9/11. Các học giả IR
tham gia vào các nghiên cứu về ý thức hệ, quân sự và an ninh, giờ đây có trách
nhiệm lớn hơn trong việc hiểu thấu đáo các kiểu đe dọa mới xuất phát từ các chủ
thể phi quốc gia và toàn trị - những người có khả năng tác động đến quỹ đạo của
kiến trúc an ninh khu vực và toàn cầu ngày nay. Henry Kissinger, thuộc trường
phái tư tưởng hiện thực, đồng ý rằng khái niệm cân bằng quyền lực truyền thống
không còn có thể định nghĩa các "khả năng" hay "nguy cơ" nữa [12]. Theo nhận thức của ông, các mô hình quốc tế cũ đang sụp
đổ và các giải pháp cũ không còn khả thi do ảnh hưởng của công nghệ và truyền
thông khiến mọi người nhận thức được những gì đang diễn ra trên thế giới. Bởi vậy,
GT là một nỗ lực để thu hẹp khoảng cách kiến thức hiện có trong các lý thuyết
IR bằng cách làm sáng tỏ các đặc điểm khác biệt của một khu vực về địa lý, lịch
sử, dân tộc, tôn giáo, văn hóa (đặc biệt về phương diện văn hóa), và thế giới
quan của giới tinh hoa quốc gia và các chủ thể cá nhân. Nó có khả năng phân
tích các nguyên nhân cơ bản của xung đột, bạo lực và chiến tranh trong trật tự
thế giới hiện tại cũng như đóng vai trò là kim chỉ nam nhằm giảm thiểu cường độ
tương tác của vô số xung đột. Sự thích đáng của nó có thể được tóm gọn như sau.
Đầu tiên, các mô hình chủ
đạo của IR như chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa hiện thực mới, chủ nghĩa tân tự
do và chủ nghĩa kiến tạo đã không thể đưa ra những lý do chính đáng về nguyên
nhân gốc rễ của các mối đe dọa an ninh phi truyền thống như phong trào ly khai,
nội chiến, chủ nghĩa cực đoan tôn giáo và xung đột tôn giáo trên khắp thế giới.
Ngược lại, GT giúp hiểu cách những lực lượng quyết định chủ nghĩa dân tộc, những
bất bình lịch sử và văn hóa định hình các cách tiếp cận chính sách và chiến lược
của các chế độ độc đoán ; trong khi đối phó với cái gọi là quyền bá chủ siêu cường
trong bối cảnh thời kỳ bá quyền đã kết thúc trong một trật tự thế giới phụ thuộc
lẫn nhau.
Thứ hai, GT rất hữu
ích trong việc tìm hiểu chính sách đối ngoại và hành vi ngoại giao của các chế
độ toàn trị như ở Trung Quốc và Triều Tiên, do tính không khả thi của mô hình lựa
chọn hợp lý trong quá trình ra quyết định của họ.
Thứ ba, chủ nghĩa hiện thực
cấu trúc, chủ nghĩa tự do mới và chủ nghĩa kiến tạo đã không thể chẩn đoán và
chi tiết hơn về cách hành xử của các tác nhân phi nhà nước bạo lực đôi khi đe dọa
và thách thức hơn so với các tác nhân nhà nước.
4. Các thành tố của địa tâm lý học Trung
Quốc
Địa tâm lý học của giới cầm
quyền và quần chúng Trung Quốc, củng cố các hành vi và thực tiễn chính sách đối
ngoại của đất nước, đã được hình thành từ lịch sử về nỗi nhục quốc gia, hội chứng
Vương quốc Trung tâm, niềm tự hào văn hóa, chủ nghĩa dân tộc, văn hóa chiến lược
và diễn ngôn chống bá quyền [13].
4.1. Nỗi đau từ sự ô nhục
Địa tâm lý học của Trung
Quốc chủ yếu bắt nguồn từ quá khứ lịch sử, đáng chú ý là sự sỉ nhục [14] mà quốc gia này phải nếm trải dưới bàn tay của các đế quốc
và các cường quốc phương Tây vào thế kỷ 19, kéo dài cho đến giữa thế kỷ 20 khi
thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) vào tháng 10 năm 1949. Bị coi thường
bởi các "hiệp ước bất bình đẳng" đáng khinh, các nhà lãnh đạo Trung
Quốc đã nung nấu tư duy nạn nhân hóa do các thế lực ngoại bang gây ra ngay từ
cuộc Chiến tranh Nha phiến (1839-1842) - một thất bại tâm lý sâu sắc của các
hoàng đế nhà Thanh - qua nhiều cuộc xâm lược của châu Âu đối với Trung Quốc,
cho đến Chiến tranh Nhật Bản-Trung Quốc (1937-1945) [15]. Trong bối cảnh này, Kerry Brown nhận định :
Trong phần lớn thời kỳ hiện đại, người Trung Quốc đã
thua trong cuộc chiến về sự hiện đại. Về khía cạnh này, thời kỳ từ năm 1839 trở
đi là một thất bại thảm hại đến nỗi đã được nhắc đến trong ghi chép lịch sử gần
đây là "thế kỷ ô nhục." Những vết thương từ lịch sử này và cảm giác
là nạn nhân mà nó mang lại rất sâu sắc đối với tâm lý người Trung Quốc hiện đại.
Điều này ít nhất giải thích sự mạnh mẽ của chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc đương đại
- được xây dựng dựa trên những câu chuyện xung quanh và sự bất công mà nhiều
người Trung Quốc nhìn thấy trong đó [16].
Zheng Wang, giáo sư Trường
Ngoại giao và Quan hệ Quốc tế thuộc Đại học Seton Hall, New Jersey, nhận xét rằng,
nỗi nhục của quốc gia đã thổi bùng "ngọn lửa cần thiết để Trung Quốc trỗi
dậy như một con phượng hoàng từ đống tro tàn và vượt qua phương Tây trong nhiệm
vụ tìm kiếm vinh quang" [17]. Hơn nữa, giới lãnh đạo Trung Quốc đã khai thác nó thành
một câu chuyện lịch sử, xây dựng hình ảnh kháng chiến và thắng lợi của quốc gia
như một sự tôn trọng. Ví dụ, bài phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình tại lễ kỷ
niệm 70 năm chiến thắng vào tháng 9 năm 2015 là một chiến lược được tính toán kỹ
lưỡng để hồi sinh và lưu giữ ký ức đại chúng về cuộc kháng chiến của nhân dân
Trung Quốc chống lại sự xâm lược của Nhật Bản. Tập Cận Bình tuyên bố :
"Ngày hôm nay là một ngày sẽ mãi mãi khắc sâu trong ký ức của mọi người
trên toàn thế giới. Bảy mươi năm trước, nhân dân Trung Quốc đã chiến đấu kiên
cường trong 14 năm, giành được chiến thắng vĩ đại trong Cuộc kháng chiến chống
quân xâm lược Nhật Bản, đánh dấu chiến thắng toàn diện của Chiến tranh chống
phát xít thế giới. Vào ngày đó, thế giới một lần nữa được ban phước bởi ánh mặt
trời của hòa bình" [18]. Ông nói thêm :
Chiến thắng của người dân Trung Quốc trong Chiến
tranh kháng chiến chống Nhật là chiến thắng đầu tiên hoàn toàn do Trung Quốc
giành được trong cuộc kháng chiến chống xâm lược từ nước ngoài trong thời hiện
đại. Chiến thắng vĩ đại này đã nghiền nát âm mưu của các nhà quân phiệt Nhật Bản
thực dân hóa và nô lệ hóa Trung Quốc, chấm dứt nỗi nhục quốc gia của Trung Quốc
về những thất bại liên tiếp dưới bàn tay của những kẻ xâm lược ngoại bang. Chiến
thắng vĩ đại này cũng tái lập Trung Quốc thành một quốc gia lớn trên thế giới
và giành được sự tôn trọng của tất cả những người yêu chuộng hòa bình trên toàn
thế giới đối với người dân Trung Quốc. Chiến thắng vĩ đại này mở ra triển vọng
tươi sáng cho sự đổi mới vĩ đại của đất nước Trung Quốc và đưa đất nước Trung
Quốc cổ đại vào một hành trình mới sau khi giành được độc lập [19].
Các tuyên bố trên phản
ánh rõ ràng tư duy của giới lãnh đạo Trung Quốc đã "khắc cốt ghi tâm"
các giai đoạn lịch sử nhục nhã, đấu tranh và chiến thắng, góp phần hình thành địa
tâm lý của Trung Quốc đối với thế giới bên ngoài, đặc biệt là những kẻ xâm lược
trong quá khứ như Nhật Bản mà Trung Quốc coi là đối thủ địa chính trị tại Đông
Á và Đông Nam Á. Tâm lý bài Nhật ăn sâu vào xã hội Trung Quốc cho đến ngày nay.
Giới lãnh đạo Bắc Kinh cũng lo ngại về sự hợp tác địa chiến lược giữa Nhật Bản
và Mỹ trong việc hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực Ấn Độ Dương -
Thái Bình Dương. Thomas J. Christensen cũng ủng hộ quan điểm này, viết rằng
"các di sản lịch sử và sự căm thù dân tộc làm trầm trọng thêm tình trạng
khó xử về an ninh trong quan hệ Trung-Nhật" [20]. Tuy nhiên, "sự ngờ vực bắt nguồn từ lịch sử và dựa
trên bản năng của Trung Quốc đối với Nhật Bản" [21] đã dẫn đến việc nảy sinh những hiềm khích trong mối quan
hệ của họ. Trung Quốc rất nhạy cảm về việc xâm lược trong quá khứ của Nhật Bản.
Christensen giải thích thêm : "Sự từ chối của Nhật Bản đối với việc đáp ứng
thỏa đáng các yêu cầu của Trung Quốc là Tokyo thừa nhận và xin lỗi về quá khứ đế
quốc của mình - ví dụ, bằng cách sửa đổi sách giáo khoa lịch sử trong các trường
công - đã giúp lưu giữ sự ác cảm tự nhiên của Trung Quốc đối với Nhật Bản" [22].
Tại thời điểm quan trọng
này, chế độ Tập Cận Bình quyết tâm xoa dịu các cử tri trong nước bằng cách đưa
ra lời hứa "siêu cường Trung Quốc", một lời hiệu triệu đối phó với
các tình thế khó khăn địa chính trị mới ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Vì
điều này, Chủ tịch Tập Cận Bình đã khuyến khích công dân Trung Quốc ghi nhớ những
ký ức cay đắng còn đó về việc họ bị các thế lực xâm lược như Nhật Bản đối xử
tàn bạo như thế nào. Ông nhấn mạnh : "Dù có trở nên hùng mạnh như thế nào,
Trung Quốc sẽ không bao giờ tìm kiếm bá quyền hay bành trướng. Trung Quốc sẽ
không bao giờ gây ra đau khổ cho bất kỳ quốc gia nào khác. Người dân Trung Quốc
quyết tâm theo đuổi mối quan hệ hữu nghị với tất cả các quốc gia, giương cao kết
quả của Cuộc kháng chiến nhân dân Trung Quốc chống lại sự xâm lược của Nhật Bản
và Cuộc chiến chống phát xít thế giới, và đóng góp nhiều hơn cho nhân loại" [23]. Lối nói khoa trương này đưa đến một thông điệp chính trị
cho quần chúng rằng, Trung Quốc có khả năng tự tái lập thành một quốc gia vĩ đại
để đảm bảo một trật tự thế giới không có bá quyền [24].
4.2. Hội chứng Vương quốc Trung tâm
Trong quá khứ, Shi Jie
(1005-45) đã định nghĩa Vương quốc Trung tâm một cách oai hùng :
"Trời ở trên, đất ở dưới, và giữa trời và đất chính là Trung Quốc
[zhongguo]. Những kẻ ngoại vi là nước ngoài [tứ di/si yi]. Nước ngoài thuộc về
bên ngoài [wai] trong khi Trung Quốc thuộc về bên trong [nei]. Do đó, trời và đất
có thể phân biệt bên ngoài với bên trong" [25]. Điều gì đã dẫn đến nhận thức kiêu ngạo này ? Robert
Gamer giải thích rằng trong phần lớn lịch sử của mình, các nhà lãnh đạo Trung
Quốc có rất ít liên hệ hoặc tương tác với các khu vực bên ngoài biên giới phía
tây Trung Quốc, với sự cô lập đã thúc đẩy niềm tin của họ vào "vị trí của
‘Vương quốc Trung tâm’ trong vũ trụ" [26]. Tương tự, Samuel King giải thích : "Trung Quốc được
bảo vệ ở phía tây bởi các sa mạc gần như vô tận, ở phía tây nam bởi dãy núi
Himalaya và ở phía đông bởi các đại dương bao la. Được ngưỡng mộ nhưng thường bị
tấn công bởi 'những kẻ man di mọi rợ' (barbarians) từ vùng đất cao nguyên bán
khô cằn ở phía bắc và phía tây, và bị ngăn cách khỏi các trung tâm văn minh
khác bởi đại dương, sa mạc và núi non, Trung Quốc dần dần phát triển một ý thức
độc đáo về vị trí của mình dưới gầm trời" [27]. Tuy nhiên, cho đến ngày nay, tâm lý các nhà lãnh đạo
Trung Quốc có vẻ kiên quyết thấm nhuần tâm lý "Vương quốc Trung tâm".
Đầu tiên, mặc dù bị cuốn vào giữa những hạn chế trong nước đối với sự phát triển
kinh tế và sự hội nhập ngày càng tăng với trật tự kinh tế toàn cầu, thế giới
quan của Trung Quốc về cơ bản dựa trên đặc điểm của Trung Quốc [28]. Nó bị kích thích bởi hình ảnh bản thân Trung Quốc buộc
phải đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình kiến trúc toàn cầu thay
vì phụ thuộc vào bất cứ cường quốc nào. Thứ hai, giữa những yếu tố khác, địa
tâm lý học của Trung Quốc về nhận thức vai trò của mình trong chính trị thế giới
được xác định bởi lịch sử đã ảnh hưởng đáng kể đến quá trình hình thành tư tưởng
và hành vi của Trung Quốc về chiến tranh và hòa bình. Trong thế giới quan của
Trung Quốc, "phương thức chủ quyền lãnh thổ" của trật tự thế giới đã
bị phương Tây và Nhật Bản áp đặt lên.[29] Trên thực tế, Trung Quốc khẳng định rằng khái niệm chủ
quyền của họ không thể được hiểu một cách đúng đắn thông qua các lăng kính hay
khái niệm phương Tây.
. . .
Đọc toàn bộ bản dịch tại đây.
Tiến
sĩ B.M. Jain, Giáo sư Khoa học Chính trị, Tổng Biên tập Tạp chí
Asian Affairs, Ấn Độ. Ông đã giảng dạy các lớp đại học và sau đại học về chính
phủ và chính trị ở Ấn Độ và Nam Á, quan hệ quốc tế, chính sách đối ngoại của
các cường quốc, ngoại giao, kiểm soát vũ khí, giải trừ quân bị, toàn cầu hóa,
quản trị toàn cầu và nhân quyền.
Ông đã viết hơn hai mươi cuốn sách và nhiều bài báo
bao gồm: South Asia Conundrum: The Great Power Gambit (Lexington Books, 2019),
China's Soft Power Diplomacy in South Asia (Lexington Books, 2017) và
“India-Pakistan Engagement with the Greater Middle East: Implications and
Options”.
Bài viết được đăng trên International Journal of China Studies.
Tiến sĩ B.M. Jain
Dịch: Ngô Minh Anh, thực tập sinh Viện Biển Đông, Học
viện Ngoại giao
Hiệu đính: Trần Quang
NGUỒN :
By Jain, B. M.
[i][1] Oriana Skylar Mastro, “The Stealth Superpower,” Foreign Affairs,
tháng 1-2/2019, https://www.foreignaffairs.com/articles/china/china-plan-rule-asia.
[ii][2] “Xi Calls for Building a Strong Army,” English.Gov.CN, 27/10/ 2017,
http://english.gov.cn/news/top_news/2017/10/27/content_281475922905044.htm.
[iii][3] Robert O. Keohane and Joseph Nye, Power and Interdependence,
Boston: Longman, 2012, paperback, fourth edition.
[iv][4] Một phần của cuốn sách sắp tới trong Geopsychology Theory
Building in International Relations, Lexington Books/Rowman and
Littlefield, Lanham, MD, 2020.
[v][5] Willy Hellpach, Geopsyche, Leipzig: Engelmann, 1911.
[vi][7] Joshua D. Kertzer and Dustin Tingley, “Political Psychology in
International Relations: Beyond the Paradigms,” Annual Review of Political
Science, Vol. 21, 2018, 1-23, https://scholar.harvard.edu/files/dtingley/files/psyir.pdf.
[vii][8] W. Julian Korab-Karpowicz, “Political Realism in International
Relations,” Stanford Encyclopedia of Philosophy, Summer 2018, https://plato.standford.edu/entries/realism-intl-relations/.
[viii][9] Xem Joseph Tse-Hei Lee, Lida V. Nedilsky and Kelvin C.K. Cheung, China’s
Rise to Power: Conceptions of State Governance (New York: Palgrave
MacMillan, 2012); Weixing Hu, Gerald Chan và Daojiong Zha, “Understanding
China’s Behavior in World Politics: An Introduction” trong Weixing Hu, Gerald
Chan and Daojiong Zha, China’s International Relations in the 21st Century:
Dynamics of Paradigm Shifts (Maryland: University Press of America, 2000);
Zhiqun Zhu, China’s New Diplomacy (Surrey: Ashgate, 2013).
[ix][10] John R. Oneal, “Transforming Regional Security through Liberal
Reforms,” in T.V. Paul (ed.), International Relations Theory and Regional
Transformation (Ch. 7, pp. 158-180), Cambridge: Cambridge University Press,
2012.
[x][11] Xem Robert O. Keohane, After Hegemony: Cooperation and Discord
in the World Political Economy. Princeton, N.J: Princeton University Press,
1984; Mearsheimer, John J., The Tragedy of Great Power Politics (New
York, NY: W.W. Norton, 2014).
[xi][12] Henry Kissinger, World Order (Penguin Press, 2014).
[xii][13] Đối với một nghiên cứu sâu sắc về cách giải thích khác nhau về bá
quyền, chống bá quyền và bài bá quyền, xem Owen Worth, Rethinking Hegemony
(London: Palgrave Macmillan, 2015).
[xiii][14] Jonathan D.T. Ward, China’s Vision of Victory (North
Carolina: Atlas Publishing, 2019); Evelin Gerda Lindner, monograph on Toward
a Theory of Humiliation, 2001.
[xiv][15] Xem Robertson Scott, The Creation of Modern China, 1894-2008:
The Rise of a World Power (London: Anthem Press, 2016).
[xv][16] Kerry Brown, “The True Deficit with China is Not With Trade – But
Knowledge”, Diplomat, 2/10/2017, https://thediplomat.com/2017/10/the-true-deficit-with-china-is-not-with-trade-but-knowledge/.
[xvi][17] Zheng Wang, Never Forget National Humiliation: Historical
Memory in Chinese Politics and Foreign Relations (New York: Columbia
University Press, 2012), p. 77. Xem thêm Edgar Snow, China’s Long Revolution
(London: Penguin Books Ltd, 1973).
[xvii][18] http://news.xinhuanet.com/english/201-09/03/c_134583870.htm
, truy cập ngày 28/12/2017.
[xviii][19] Ibid. Xem Shogo Suzuki, “The Importance of ‘Othering’ in China’s
National Identity: Sino-Japanese Relations as a Stage of Identity Conflicts”, The
Pacific Review, Vol. 20, No. 1, 2007, pp. 23-47. Suzuki cho rằng “bản sắc
dân tộc của Trung Quốc hiện đại được đặc trưng bởi ý thức là ‘nạn nhân' sâu sắc,
phát sinh từ sự tương tác hỗn loạn của nó với xã hội quốc tế, và Nhật Bản đóng
vai trò quan trọng như một 'nhân tố khác' giúp nâng cao hình ảnh bản thân Trung
Quốc như là một 'nạn nhân'.” (p. 23).
[xix][20] ‘China, the U.S.-Japan Alliance, and the Security Dilemma in East
Asia’, p. 26.
[xx][21] . Ibid., p. 27.
[xxi][22] . Ibid., p. 27.
[xxii][23] Ibid.
[xxiii][24] William A. Callahan, “Chinese Visions of World Order:
Post-Hegemonic or a New Hegemony?”, International Studies Review, Vol.
10, No. 4 (Dec., 2008), pp. 749-761; William A. Callahan and Elena
Barabantseva, eds., China Orders the World: Normative Soft Power and Foreign
Policy, Baltimore, Johns Hopkins University Press, 2011.
[xxiv][25] Trích trong Song Xianlin and Gary Sigley, “Middle Kingdom
Mentalities: Chinese Visions of National Characteristics in the 1990s,”
Communal/plural Journal of Transnational & Cross-Cultural Studies, Vol.
8, No. 1 (2000), p. 53.
[xxv][26] Robert E. Gamer, “International Relations”, trong Robert E. Gamer,
pp. 179-80.
[xxvi][27] Trích trong Zheng Wang, Never Forget National Humiliation:
Historical Memory in Chinese Politics and Foreign Relations, New York:
Columbia University Press, 2012, p. 72.
[xxvii][28] Xem David Shambaugh, China Goes Global: The Partial Power,
New York: Oxford University Press, 2013; Henry Kissinger, On China, New
York: Penguin Press, 2011, and Reprint edition, 2012.
[xxviii][29] Xem Florian Schneider, “Reconceptualising World Order: Chinese
Political Thought and its Challenge to International Relations Theory,” Review
of International Studies, Vol. 40, No. 4 (2014): 683-703.
No comments:
Post a Comment