Văn
Khiêm - Luật Khoa
08/05/2020
Hôm nay rất có thể sẽ là
một ngày lịch sử.
Hôm nay dự kiến sẽ là
ngày Hội đồng Thẩm phán (Tòa án Nhân dân Tối cao) quyết định sinh mệnh của công
dân Hồ Duy Hải – người chắc chắn đã đi vào lịch sử tư pháp Việt Nam với tư cách
là nạn nhân của hàng loạt sai phạm tố tụng đặc biệt nghiêm trọng trong một vụ
án kéo dài đã hơn 12 năm.
Tồn tại khả năng Hồ Duy Hải
– người đã bị kết án tử hình – không liên quan gì đến vụ án giết người, cướp
tài sản xảy ra ở Bưu điện Cầu Voi (Long An) vào năm 2008, nơi hai nữ nhân viên
của bưu điện này bị giết.
Hội đồng Thẩm phán là cấp
xét xử cao nhất. Nếu tòa giữ nguyên bản án phúc thẩm, Hồ Duy Hải gần như sẽ cầm
chắc cái chết. Khi đó, chỉ có chính Hội đồng Thẩm phán mở phiên tòa khác xem
xét lại hoặc Chủ tịch nước can thiệp thì mới cứu được mạng sống của anh. Nếu
tòa quyết định hủy án cho điều tra lại, cửa sống và được minh oan của Hải sẽ rộng
thênh thang.
Giờ phán quyết
đã đến. Dù kết quả sau cùng là gì, 17 thành viên của Hội đồng Thẩm phán cũng sẽ
mãi mãi lưu danh trong sử sách cùng với cái tên Hồ Duy Hải.
Nếu ở các nước phát triển,
công chúng khá quen thuộc với các thẩm phán tòa tối cao và lá phiếu của từng thẩm
phán trong mỗi vụ án cũng thường được công khai thì công chúng Việt Nam ít biết
đến các thành viên của Hội đồng Thẩm phán cũng như lá phiếu của họ. Luật
Khoa đăng tải thông tin ngắn gọn của toàn bộ 17 thẩm phán, được chụp từ website của Tòa án Nhân dân Tối cao, để độc giả nắm
được.
.
XEM TẠI ĐÂY :
------------------------------------------------
.
Thứ Sáu, 8/5/2020
VKS: Kháng nghị chỉ ra sai sót tố tụng chứ không khẳng
định Hồ Duy Hải bị oan
Tuổi
trẻ
07/05/2020 21:16 GMT+7
07/05/2020 21:16 GMT+7
TTO - Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cho rằng
kháng nghị đã chỉ ra nhiều sai sót tố tụng nghiêm trọng của vụ án chứ không khẳng
định Hồ Duy Hải bị oan.
Luật sư Trần Hồng Phong sẽ tiếp tục tham gia phiên toà Hồ Duy Hải
Vụ Hồ Duy Hải: điều tra viên nhận có sơ suất khi khám nghiệm hiện trường
Chủ tọa phiên xử vụ Hồ Duy Hải: 'Không làm oan sai và không bỏ lọt tội phạm'
Luật sư Trần Hồng Phong sẽ tiếp tục tham gia phiên toà Hồ Duy Hải
Vụ Hồ Duy Hải: điều tra viên nhận có sơ suất khi khám nghiệm hiện trường
Chủ tọa phiên xử vụ Hồ Duy Hải: 'Không làm oan sai và không bỏ lọt tội phạm'
Chiều 7-5, phiên xét xử giám đốc thẩm kỳ án Hồ Duy Hải tiếp tục với phần tranh luận để làm rõ những nội dung trong kháng nghị giữa đại diện các thẩm phán TAND tối cao, đại diện Viện KSND tối cao và những người tiến hành tố tụng cấp sơ thẩm, phúc thẩm.
Bộ Công an: Điều tra Hồ Duy Hải đúng người đúng tội
Trong phiên làm việc buổi chiều, Hội đồng thẩm phán đã công bố biên bản làm việc của đại diện Viện KSND tối cao lấy lời khai Hồ Duy Hải ngày 27-9-2011, tại trại tạm giam Công an tỉnh Long An. Biên bản này có chữ ký xác nhận của Hồ Duy Hải.
Theo nội dung biên bản, bị cáo Hồ Duy Hải thừa nhận giết nạn nhân H. trước và giết V. sau để bịt đầu mối.
Hải khai dùng hung khí là thớt và dao để sát hại H. và dùng ghế, dao để sát hại V.. Sau khi gây án thì Hải đi rửa tay.
Theo biên bản này, Hải khai quá trình điều tra không bị ép cung, nhục hình.
Cũng trong chiều 7-5, chánh án Nguyễn Hòa Bình cho biết sau khi có kháng nghị của Viện KSND tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đã giao cơ quan điều tra của Bộ thành lập một tổ công tác điều tra độc lập để thẩm định lại vụ án này. Tổ công tác này đã trình bày báo cáo trước Hội đồng thẩm phán.
Báo cáo của Bộ Công an xác định bản án tử hình đối với Hồ Duy Hải là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Không có dấu vân tay của Hải ở hiện trường
Tại phiên xử, đại diện Viện kiểm sát đặt vấn đề về những mâu thuẫn liên quan đến dấu vân tay được thu tại hiện trường vụ án. Kết quả giám định cho thấy dấu vân tay thu được ở hiện trường (cửa kính, vòi nước ở lavabo) không phải của bị cáo Hồ Duy Hải.
Điều tra viên vụ án khẳng định việc thu giữ dấu vân tay tại hiện trường đã đúng quy định và lý giải việc không có dấu vân tay của Hồ Duy Hải là trùng khớp với lời khai vì sau khi gây án Hải đã đi rửa tay nên không để lại dấu vân tay.
Sau khi nghe điều tra viên giải thích, thành viên HĐXX đặt vấn đề: Có rất nhiều khu vực có thể lưu lại dấu vân tay, tại sao lại chỉ lấy vân tay tại cửa nhà vệ sinh và lavabo nơi Hải rửa tay? Thêm nữa, hiện trường của vụ án rất rộng, từ nơi Hải gây án đến nhà vệ sinh, những nơi có thể lưu lại dấu vân tay như: ly nước, chiếc ghế, hộc tủ, tủ đựng tiền… đặc biệt là hung khí tại sao lại không lấy vân tay trên đó?
Điều tra viên cho rằng bị cáo Hồ Duy Hải "đi nhiều nơi nhưng không để lại vân tay là điều… bình thường". Khi khám nghiệm hiện trường, cơ quan điều tra phát hiện và thu giữ được 7 dấu vân tay, trong đó 2 dấu vân tay của nạn nhân V. và 5 dấu vân tay của ai không truy nguyên được. Bên cạnh đó cũng không tìm được dấu vân tay của nạn nhân H..
Đại diện Viện KSND tối cao đưa ra lập luận, đây là án truy xét nên việc lấy dấu vân tay tại hiện trường của vụ án là rất quan trọng. Theo đại diện Viện kiểm sát, việc lấy dấu vân tay đang thể hiện có nhiều thiếu sót.
Tiếp tục, thành viên HĐXX đặt câu hỏi căn cứ vào đâu điều tra viên xác định được đối tượng tình nghi trong vụ án khi không dựa vào dấu vân tay để lại hiện trường. Thành viên HĐXX dẫn chứng, ban đầu điều tra viên xác định Đinh Vũ Thường là đối tượng tình nghi, sau đó chuyển thành nhân chứng vì không tìm thấy dấu vân tay của Thường tại hiện trường. Ngược lại, Hải lại trở thành hung thủ dù cũng không tìm thấy có dấu vân tay của Hải ở hiện trường?
Điều tra viên cho rằng dấu vân tay chỉ là một căn cứ để xác định hung thủ, sở dĩ Thường và hai người nữa được loại khỏi danh sách tình nghi vì có tình tiết ngoại phạm.
Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình nhận định theo như trả lời của điều tra viên thì cơ quan điều tra có tìm dấu vân tay tại hiện trường nhưng có nhiều vị trí không thấy, có thấy dấu vân tay nhưng lại không phải của Hải.
Chủ tọa phiên xử chấp thuận đề nghị của đại diện Viện KSND tối cao, đề nghị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Long An cung cấp bản chính các tài liệu, đặc biệt là những tài liệu liên quan đến các bản vân tay thu được từ hiện trường vụ án, để HĐXX đánh giá tài liệu này làm rõ bản chất của vụ án khi nghị án.
"Kháng nghị không khẳng định Hồ Duy Hải bị oan"
Đại diện Viện KSND tối cao cho rằng nội dung kháng nghị đã chỉ rõ các cơ quan tiến hành tố tụng có nhiều vi phạm tố tụng nghiêm trọng như: bỏ sót những chứng cứ vụ án, không trưng cầu giám định vết máu, không đưa ra một số lời khai của Hồ Duy Hải và người làm chứng vào hồ sơ vụ án, dẫn đến sai lầm trong giải quyết vụ án.
Những vấn đề trên cần phải khắc phục để bảo đảm việc giải quyết vụ án khách quan, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội và không bỏ lọt tội phạm.
Giải đáp những vấn đề mà Hội đồng thẩm phán đặt ra liên quan đến vật chứng của vụ án không được thu giữ, đại diện điều tra viên thừa nhận do sơ suất trong khám nghiệm hiện trường, nhận định của điều tra viên còn hạn chế trong xác định rõ dấu vết, hung khí...
Tuy nhiên, theo đại diện cơ quan điều tra và đại diện cơ quan tố tụng sơ thẩm, phúc thẩm thì những vấn đề này không ảnh hưởng đến bản chất của vụ án.
Đại diện Viện kiểm sát tiếp tục đưa ra dẫn chứng việc cơ quan điều tra không thu thập đầy đủ các vật chứng, việc thu thập dấu máu chậm dẫn đến không kết luận được máu đó của ai.
Trước ý kiến trên, một thành viên của Hội đồng thẩm phán nêu câu hỏi: "Viện kiểm sát cho rằng việc không thu giữ vật chứng, không rõ mẫu máu, nhóm máu... là những vi phạm nghiêm trọng. Vậy nếu giả sử Hội đồng chấp nhận hủy bản án đó đi thì những nội dung này có khắc phục được không?".
Đại diện Viện kiểm sát đưa ra quan điểm đối đáp: "Trước hết chúng ta phải thống nhất với nhau rằng đây là những vi phạm nghiêm trọng. Nếu hủy bản án, có điều tra lại được hay không là việc của cơ quan điều tra. Bởi vì thời gian từ năm 2008 đến nay rồi, vật chứng, dấu vết đó có còn hay không, có làm được không, đó là việc của cơ quan điều tra".
Đồng thời, vị đại diện Viện kiểm sát cũng nhấn mạnh kháng nghị không khẳng định Hồ Duy Hải bị oan. Kháng nghị đề nghị hủy bản án, điều tra lại để làm rõ những vấn đề về thủ tục điều tra, tố tụng.
THÂN HOÀNG - GIANG LONG
______
Tường thuật của báo Pháp luật TP HCM : Thứ Năm, ngày 7/5/2020 - 20:50
Vụ Hồ Duy Hải: Làm rõ những sai sót tố tụng
(PLO)- Phiên giám đốc thẩm chiều nay tập trung làm
rõ các vấn đề liên quan đến kháng nghị của VKSND Tối cao về những sai sót tố tụng
trong vụ án Hồ Duy Hải, mà chủ yếu là do cơ quan điều tra.
Tin liên quan
Vụ Hồ Duy Hải: CQĐT yêu cầu nhân chứng mua vật chứng
Không có nhân chứng thấy Hồ Duy Hải ở hiện trường
Điều tra viên lý giải lời khai mâu thuẫn của Hồ Duy Hải
Theo kháng nghị của VKSND Tối cao, trong vụ án Hồ Duy Hải, các cơ quan tiến hành tố tụng đã có nhiều vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng.
Từ đó, VKSND Tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao xem xét hủy toàn bộ Bản án sơ thẩm và Bản án phúc thẩm đã xét xử bị cáo Hồ Duy Hải về các tội “Giết người” và “Cướp tài sản” để điều tra lại theo đúng quy định của pháp luật.
Chủ tọa: Không đưa lời khai ban đầu của Hải vào hồ sơ là sai
Tại phiên làm việc chiều nay, Hội đồng chất vấn cơ quan điều tra về dấu vân tay tại hiện trường là của ai? Tài liệu nào cho biết đối tượng tình nghi là Nguyễn Văn Nghị và Nguyễn My Sol? Trong hồ sơ chỉ có lời khai của Nguyễn My Sol với tư cách nhân chứng nhưng không có lời khai của Nguyễn Văn Nghị?...
Tin liên quan
Vụ Hồ Duy Hải: CQĐT yêu cầu nhân chứng mua vật chứng
Không có nhân chứng thấy Hồ Duy Hải ở hiện trường
Điều tra viên lý giải lời khai mâu thuẫn của Hồ Duy Hải
Theo kháng nghị của VKSND Tối cao, trong vụ án Hồ Duy Hải, các cơ quan tiến hành tố tụng đã có nhiều vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng.
Từ đó, VKSND Tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao xem xét hủy toàn bộ Bản án sơ thẩm và Bản án phúc thẩm đã xét xử bị cáo Hồ Duy Hải về các tội “Giết người” và “Cướp tài sản” để điều tra lại theo đúng quy định của pháp luật.
Chủ tọa: Không đưa lời khai ban đầu của Hải vào hồ sơ là sai
Tại phiên làm việc chiều nay, Hội đồng chất vấn cơ quan điều tra về dấu vân tay tại hiện trường là của ai? Tài liệu nào cho biết đối tượng tình nghi là Nguyễn Văn Nghị và Nguyễn My Sol? Trong hồ sơ chỉ có lời khai của Nguyễn My Sol với tư cách nhân chứng nhưng không có lời khai của Nguyễn Văn Nghị?...
Trả lời, điều tra viên
cho biết Nghị và Sol có mối quan hệ với chị Hồng, là những đối tượng tình nghi
đầu tiên. Sol khai một số tình tiết có giá trị, Nghị thì không có.
Cũng theo điều tra viên, việc loại hai đối tượng này ra khỏi diện tình nghi do cả hai đều có bằng chứng ngoại phạm. Khi thời điểm vụ án xảy ra, Nguyễn My Sol đang ở TP.HCM, Nghị đang ở nhà tại TP Tân An.
Cơ quan điều tra kiểm tra những người thường gọi điện thoại đến bưu cục, nhất là thời điểm gần xảy ra vụ án. Kết quả, có đến 144 người được lấy dấu vân tay trưng cầu giám định…
Liên quan đến vấn đề vì sao lời khai đầu tiên (không nhận tội) của Hồ Duy Hải không được lưu trong hồ sơ, điều tra viên lý giải “do lời khai ban đầu chỉ là sàng lọc nên không lưu trong hồ sơ”.
Cụ thể, khi rà soát list điện thoại thấy có Hải nên cơ quan điều tra mời Hải lên hỏi như những người khác. Tổng cộng có trên 100 người, đều được hỏi rất tỉ mỉ. Khi hỏi Hải về thời gian sử dụng trong ngày, Hải khai đi đám tang cùng một số người, tuy nhiên qua xác minh thì thấy Hải không đến đám tang, dẫn đến nghi vấn.
Ngày hôm sau, 21-3-2008, cơ quan điều tra tiếp tục lấy lời khai của Hải, qua đấu tranh, Hải khai nhận hành vi phạm tội.
Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho rằng việc không đưa lời khai ban đầu (ngày 20-3) của Hải vào hồ sơ là sai vì Hải không giống những người đã được loại trừ.
Chánh án cũng đề nghị điều tra viên giải thích về việc một số biên bản hỏi cung có sửa chữa nhưng không có chữ ký của người khai như kháng nghị đã nêu. Điều tra viên cho rằng chỉ sửa chữa lỗi chính tả, không ảnh hưởng đến lời khai của bị can.
Hội đồng yêu cầu chiếu những bút lục mà kháng nghị của VKSND Tối cao đã nêu xem sửa chữa như thế nào. Bản chiếu lên cho thấy đó là những sửa chữa nhỏ.
Chánh án Nguyễn Hòa Bình nhận xét dù là sửa chữa nhỏ nhưng cơ quan điều tra sai vì đây là biên bản tố tụng, sửa phải có chữ ký của người khai. Cơ quan điều tra cũng thừa nhận có những thiếu sót trong khi tiến hành điều tra vụ án này.
Vi phạm, thiếu sót "không làm thay đổi bản chất của vụ án”?
Đầu năm 2015, thực hiện ý kiến của Chủ tịch nước và Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc giải quyết vụ án Hồ Duy Hải, lãnh đạo liên ngành gồm Bộ Công an, VKSND Tối cao, TAND Tối cao đã thành lập tổ công tác để xác minh theo yêu cầu.
Tại phiên giám đốc thẩm, hội đồng đã nghe một số bản hỏi cung của tổ công tác với Hồ Duy Hải và công bố báo cáo đề ngày 27-3-2015 của tổ công tác. Theo đó, lãnh đạo liên ngành Bộ Công an, VKSND Tối cao, TAND Tối cao thấy rằng vụ án Hồ Duy Hải phạm tội giết người, cướp tài sản xảy ra năm 2008 ở tỉnh Long An là một vụ án đặc biệt nghiêm trọng và phức tạp, được dư luận quan tâm.
Quá trình điều tra ban đầu có một số vi phạm, thiếu sót, tuy nhiên cơ quan điều tra đã cố gắng khắc phục, thu thập các chứng cứ để chứng minh các tình tiết xác định sự thật của vụ án. Vì vậy, những vi phạm thiếu sót đó không làm thay đổi bản chất của vụ án.
Những lời khai nhận tội của bị cáo trong quá trình điều tra, xét xử phù hợp với các chứng cứ, tài liệu khác có trong hồ sơ vụ án như đặc điểm hiện trường vụ án; kết quả thực nghiệm điều tra; kết quả khám nghiệm, giám định pháp y tử thi; phù hợp với các vật chứng, đồ vật được thu giữ; các biên bản nhận dạng; phù hợp với lời khai các nhân chứng, người liên quan và các tài liệu, chứng cứ khác…
Do vậy, có đủ cơ sở xác định Hồ Duy Hải có hành vi giết chị Nguyễn Thị Ánh Hồng và Nguyễn Thị Thu Vân, sau đó lấy một số tài sản của họ và của Bưu điện Cầu Voi.
Tòa án các cấp kết án đối với Hồ Duy Hải mức án tử hình về các tội giết người cướp tài sản là có căn cứ pháp luật.
Gần đây, sau khi có quyết định kháng nghị của Viện trưởng VKSND Tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an đã thành lập tổ công tác xác minh độc lập. Sau khi làm rõ các nội dung liên quan, báo cáo xác định bản án tử hình đối với Hồ Duy Hải là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Sáng mai, đại diện VKSND Tối cao sẽ phát biểu quan điểm, sau đó Hội đồng Thẩm phán sẽ đánh giá các chứng cứ. Buổi chiều, Hội đồng Thẩm phán TAND sẽ công bố kết luận của hội đồng.
Cũng theo điều tra viên, việc loại hai đối tượng này ra khỏi diện tình nghi do cả hai đều có bằng chứng ngoại phạm. Khi thời điểm vụ án xảy ra, Nguyễn My Sol đang ở TP.HCM, Nghị đang ở nhà tại TP Tân An.
Cơ quan điều tra kiểm tra những người thường gọi điện thoại đến bưu cục, nhất là thời điểm gần xảy ra vụ án. Kết quả, có đến 144 người được lấy dấu vân tay trưng cầu giám định…
Liên quan đến vấn đề vì sao lời khai đầu tiên (không nhận tội) của Hồ Duy Hải không được lưu trong hồ sơ, điều tra viên lý giải “do lời khai ban đầu chỉ là sàng lọc nên không lưu trong hồ sơ”.
Cụ thể, khi rà soát list điện thoại thấy có Hải nên cơ quan điều tra mời Hải lên hỏi như những người khác. Tổng cộng có trên 100 người, đều được hỏi rất tỉ mỉ. Khi hỏi Hải về thời gian sử dụng trong ngày, Hải khai đi đám tang cùng một số người, tuy nhiên qua xác minh thì thấy Hải không đến đám tang, dẫn đến nghi vấn.
Ngày hôm sau, 21-3-2008, cơ quan điều tra tiếp tục lấy lời khai của Hải, qua đấu tranh, Hải khai nhận hành vi phạm tội.
Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho rằng việc không đưa lời khai ban đầu (ngày 20-3) của Hải vào hồ sơ là sai vì Hải không giống những người đã được loại trừ.
Chánh án cũng đề nghị điều tra viên giải thích về việc một số biên bản hỏi cung có sửa chữa nhưng không có chữ ký của người khai như kháng nghị đã nêu. Điều tra viên cho rằng chỉ sửa chữa lỗi chính tả, không ảnh hưởng đến lời khai của bị can.
Hội đồng yêu cầu chiếu những bút lục mà kháng nghị của VKSND Tối cao đã nêu xem sửa chữa như thế nào. Bản chiếu lên cho thấy đó là những sửa chữa nhỏ.
Chánh án Nguyễn Hòa Bình nhận xét dù là sửa chữa nhỏ nhưng cơ quan điều tra sai vì đây là biên bản tố tụng, sửa phải có chữ ký của người khai. Cơ quan điều tra cũng thừa nhận có những thiếu sót trong khi tiến hành điều tra vụ án này.
Vi phạm, thiếu sót "không làm thay đổi bản chất của vụ án”?
Đầu năm 2015, thực hiện ý kiến của Chủ tịch nước và Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc giải quyết vụ án Hồ Duy Hải, lãnh đạo liên ngành gồm Bộ Công an, VKSND Tối cao, TAND Tối cao đã thành lập tổ công tác để xác minh theo yêu cầu.
Tại phiên giám đốc thẩm, hội đồng đã nghe một số bản hỏi cung của tổ công tác với Hồ Duy Hải và công bố báo cáo đề ngày 27-3-2015 của tổ công tác. Theo đó, lãnh đạo liên ngành Bộ Công an, VKSND Tối cao, TAND Tối cao thấy rằng vụ án Hồ Duy Hải phạm tội giết người, cướp tài sản xảy ra năm 2008 ở tỉnh Long An là một vụ án đặc biệt nghiêm trọng và phức tạp, được dư luận quan tâm.
Quá trình điều tra ban đầu có một số vi phạm, thiếu sót, tuy nhiên cơ quan điều tra đã cố gắng khắc phục, thu thập các chứng cứ để chứng minh các tình tiết xác định sự thật của vụ án. Vì vậy, những vi phạm thiếu sót đó không làm thay đổi bản chất của vụ án.
Những lời khai nhận tội của bị cáo trong quá trình điều tra, xét xử phù hợp với các chứng cứ, tài liệu khác có trong hồ sơ vụ án như đặc điểm hiện trường vụ án; kết quả thực nghiệm điều tra; kết quả khám nghiệm, giám định pháp y tử thi; phù hợp với các vật chứng, đồ vật được thu giữ; các biên bản nhận dạng; phù hợp với lời khai các nhân chứng, người liên quan và các tài liệu, chứng cứ khác…
Do vậy, có đủ cơ sở xác định Hồ Duy Hải có hành vi giết chị Nguyễn Thị Ánh Hồng và Nguyễn Thị Thu Vân, sau đó lấy một số tài sản của họ và của Bưu điện Cầu Voi.
Tòa án các cấp kết án đối với Hồ Duy Hải mức án tử hình về các tội giết người cướp tài sản là có căn cứ pháp luật.
Gần đây, sau khi có quyết định kháng nghị của Viện trưởng VKSND Tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an đã thành lập tổ công tác xác minh độc lập. Sau khi làm rõ các nội dung liên quan, báo cáo xác định bản án tử hình đối với Hồ Duy Hải là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Sáng mai, đại diện VKSND Tối cao sẽ phát biểu quan điểm, sau đó Hội đồng Thẩm phán sẽ đánh giá các chứng cứ. Buổi chiều, Hội đồng Thẩm phán TAND sẽ công bố kết luận của hội đồng.
No comments:
Post a Comment