RFA
2018-10-02
2018-10-02
Công tố viện Slovakia đã quyết định khởi tố vụ án
dùng chuyên cơ chính phủ Slovakia đưa Trịnh Xuân Thanh ra khỏi khu vực
Schengen. Truyền thông Slovakia loan tin vừa nêu hôm 1/10.
Tin nêu rõ, với tư cách là những nhân chứng, hai cảnh
sát Slovakia hộ tống phái đoàn công an cấp cao Việt Nam do ông Bộ trưởng Tô Lâm
dẫn đầu, đã khai rằng họ đã nhìn thấy một người đàn ông Việt Nam, có lẽ là Trịnh
Xuân Thanh, bị kéo lết lên chuyên cơ của chính phủ Slovakia.
Bộ Nội vụ Slovakia đã cho 44 nhân viên được miễn
trách nhiệm bảo mật thông tin để phục vụ cuộc điều tra, nghĩa là họ được phép
khai tất cả cho cơ quan điều tra. 44 nhân viên này thuộc các bộ, ngành và cảnh
sát hộ tống cùng những người phục vụ cho chuyến đến thăm và làm việc của Bộ trưởng
Tô Lâm với Bộ trưởng Nội vụ Robert Kalinak hôm 26/07/2017.
Trả lời báo chí, Ông Michal Surek, người phát ngôn của
Công tố viện tại thủ đô Bratislava xác nhận rằng, từ lời khai của các nhân viên
cảnh sát, thủ tục truy tố hình sự được bắt đầu tiến hành.
Theo lời khai của các cảnh sát hộ tống, ông Bộ trưởng
Công an Việt Nam Tô Lâm là người đầu tiên bước lên chiếc chuyên cơ của chính phủ
Slovakia, tiếp theo là các thành viên của phái đoàn Việt Nam, tất cả 12 người.
Trịnh Xuân Thanh là người cuối cùng được đưa lên máy bay, rõ ràng là ông ta bị
thương, trông có vẻ đờ đẫn và hai mật vụ Việt Nam xốc nách hai bên dìu ông đi.
Trịnh Xuân Thanh bị dẫn ra tòa ở Hà Nội hồi tháng
1/2018. AFP
Vào ngày 26/09/2018, Ngoại trưởng Miroslav Lajcak của
Slovakia đã có một cuộc họp với Ngoại trưởng Phạm Bình Minh bên lề Hội nghị
Liên Hợp Quốc tại New York về vụ bắt cóc Trịn Xuân Thanh mà nhà nưhớc Việt Nam
bị cáo buộc là đã lợi dụng lãnh thổ Slovakia và chuyên cơ của chính phủ
Slovakia để đưa Trịnh Xuân Thanh ra khỏi khu vực Schengen.
Ngoại trưởng Miroslav Lajcak của Slovakia (trái) và
Ngoại trưởng Phạm Bình Minh, (ảnh minh họa). REUTERS
Tại cuộc họp, Ngoại Trưởng Lajcak đã cảnh báo Việt
Nam về những hậu quả ảnh hưởng quan hệ song phương giữa hai nước có thể xảy ra
do vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Ông yêu cầu Việt nam phải giải trình rõ ràng
hành trình Trịnh Xuân Thanh từ Đức về Việt Nam đã thực sự diễn ra như thế nào?
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh hứa sẽ chuyển tải những yêu cầu
này của Slovakia đến các nhà lãnh đạo Việt Nam.
Ông Trịnh Xuân Thanh từng là một quan chức dầu khí của
Việt Nam, bị cáo buộc tham nhũng và chạy sang Đức xin quy chế tị nạn, nhưng được
nói đã bị mật vụ Việt Nam bắt cóc ngay tại Berlin vào tháng 7 năm ngoái. Sau đó
ông Thanh bị đưa về thành phố Brno của Séc, rồi tiếp tục được đưa đến
Bratislava, thủ đô của Slovakia trên một chiếc xe do mật vụ Việt Nam thuê. Sau
đó các nguồn tin nói rằng Việt Nam tiếp tục mượn máy bay của Slovakia để chở
ông Thanh sang Moscow, trước khi đưa về Hà Nội.
Chính phủ Việt
Nam vẫn khẳng định ông Trịnh Xuân Thanh về nước đầu thú. Ông Thanh bị đưa ra tòa xét xử với hai án chung thân với cáo buộc tham
nhũng. Trong khi đó, Đức cho rằng Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Berlin
tuyên bố ngưng quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam cũng như ngưng cấp thị
thực cho những giới chức Việt Nam mang hộ chiếu công vụ sang Đức làm việc.
*
Tin,
bài liên quan
-----------------------------------------
Nguyễn Đăng Quang
02/10/2018
Sáng nay đọc tin: “Viện Công tố nước Cộng hòa
Slovakia ngày 1/10/2018 đã ra quyết đinh khởi tố vụ án dùng chuyên cơ của Chính
phủ Slovakia đưa Trinh Xuân Thanh ra khỏi khu vực Schengen”, tôi thật sự bàng hoàng,
không tin đó là sự thật!
Lâu nay báo chí nhiều nước, đặc biệt ở 3 nước Đức,
Séc và Slovakia, loan truyền thông tin VN nói việc Trịnh Xuân Thanh tự nguyện về
Việt Nam xin đầu thú là không đúng sự thật, mà thực chất Trịnh Xuân Thanh bị bắt
cóc ở Đức rồi bí mật đưa qua Séc và Slovakia bằng đường bộ, rồi từ Slovakia đi
đến Mascơva và về Việt Nam bằng đường không, tôi đã chẳng tin vì đây chỉ là
thông tin một chiều, chưa đủ bằng chứng thuyết phục!
Nhưng bản tin sáng nay, ngày 2/10/2018, lại cho biết
rất cụ thể: Sau 2 tháng điều tra, cơ quan hữu trách Slovakia đã triệu tập và lấy
lời khai của 44 nhân viên cảnh sát và an ninh bảo vệ và phục vụ đoàn Việt Nam
trong ngày 26/7/2017 là thời điểm mà Chính phủ Slovakia đồng ý cho Phái đoàn của
Bộ trưởng Tô Lâm mượn một chuyên cơ để bay qua Mascơva cho kịp lịch trình làm
việc theo đề nghị của phía Việt Nam. Nguồn tin trên còn cho biết, hiện Viện
Công tố Slovakia đang cố gắng điều tra, thu thập chứng cứ để khẳng định điều họ
nghi ngờ Trịnh Xuân Thanh đã được đưa lên chiếc chuyên cơ này để bay sang
Mascơva để từ đó y được đưa về Hà Nội.
Bản tin cho biết một chi tiết rất cụ thể: “Hai
nhân chứng là cảnh sát Slovakia hộ tống Phái đoàn cấp cao do Bộ trưởng Tô Lâm dẫn
đầu đã khai với cơ quan điều tra Slovakia rằng họ nhìn thấy một người đàn ông
Việt Nam, có lẽ là Trịnh Xuân Thanh, bị kéo lết lên chiếc chuyên cơ của Chính
phủ Slovakia”.
Đồng thời 2 nhân chứng nói trên còn xác nhận thông
tin đăng trên 2 nhật báo Dennik N của Slovakia và FAZ của Cộng hòa Liên bang Đức.
Thông tin này như sau: “Bộ trưởng Tô Lâm là quan chức đầu tiên bước lên
chiếc chuyên cơ của Chính phủ Slovakia, tiếp theo là các thành viên của Phái
đoàn Việt Nam, tất cả 12 người. Trịnh Xuân Thanh là người cuối cùng được đưa
lên máy bay, rõ ràng là ông ta bị thương, trông có vẻ đờ đẫn (có lẽ bị cho uống
thuốc có chất ma túy) và được 2 mật vụ Việt Nam xốc nách hai bên dìu đi”.
Theo bản tin trên, ngày 25/9/2018 vừa qua, Ngoại trưởng
Miroslav Lajcak của Slovakia đã có một cuộc gặp với Ngoại trưởng Phạm Bình Minh
bên lề cuộc họp Đại Hội đồng LHQ đang diễn ra ở New York. Nội dung chính cuộc gặp
này là bàn về vụ việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh mà Việt Nam bị cáo buộc đã lợi dụng
lãnh thổ Slovakia cũng như việc sử dụng chuyên cơ mượn của chính phủ Slovakia
vào việc đưa Trịnh Xuân Thanh ra khỏi khu vực Schengen! (tên Hiệp định Tự do đi
lại không cần thị thực giữa 27 quốc gia thành viên Khối Liên hiệp Châu Âu).
Trong cuộc gặp trên, Ngoại trưởng Slovakia được
trích dẫn đã nói với Ngoại trưởng Việt Nam như sau: “Nếu như ngài tiếp tục
khẳng định rằng Việt Nam không lợi dụng lòng hiếu khách của chúng tôi và công
dân Việt Nam bị bắt cóc không có mặt trên chuyên cơ của Chính phủ Slovakia cho
mượn, thì tôi yêu cầu ngài hãy đưa ra một lời giải thích hợp lý, không thể bị
bác bỏ về việc Trịnh Xuân Thanh được đưa từ Đức về Việt Nam như thế nào? Mọi sự
che giấu từ phía Việt Nam sẽ mang lại hậu quả xấu cho mối quan hệ song phương của
2 nước chúng ta, và chúng tôi sẵn sàng tiến hành các biện pháp thắt chặt trên
bình diện Liên minh Châu Âu (EU)!”.
Ngoại trưởng Slovakia và Việt Nam gặp nhau ở New York hôm 25/9/2018. Nguồn:
Internet.
Ngoại trưởng Phạm Bình Minh của Việt Nam hứa sẽ chuyển
những yêu cầu này của phía bạn Slovakia đến các nhà lãnh đạo nước mình. Nếu
đúng như những gì bài báo trên tường thuật, thì đây quả là một thông điệp ngoại
giao thẳng thừng, mạnh mẽ và cứng rắn chưa từng xảy ra giữa 2 nước từ trước tới
nay! Đây là sự kiện có thể đưa đến khủng hoảng quan hệ ngoại giao với Slovakia,
một quốc gia mà Việt Nam coi là nước bạn truyền thống xưa nay của mình.
Nguồn tin trên cho biết, lời cảnh cáo của Ngoại trưởng
Slovakia có thể báo hiệu việc hạ thấp hoặc đóng băng quan hệ ngoại giao giữa 2
nước: Slovakia có thể chính thức triệu hồi Đại sứ của họ về nước (hiện tại chỉ
là Đại biện lâm thời), và có thể tuyên bố trục xuất Đại sứ của Việt Nam tại
Slovakia là ông Dương Trọng Minh về nước theo yêu cầu của Phó Chủ tịch Quốc hội
Slovakia là ông Bela Bugar. Theo người viết bài này, nếu trường hợp trên xảy ra
thì còn nhẹ, đỡ nguy hại, vì sau một thời gian nhất định có thể sẽ được từng bước
khôi phục, nhưng nếu ta xử lý không thật lòng, làm cho Hiệp định Tự do Thương mại
giữa EU và Việt Nam (gọi tắt là EVFTA) không được ký kết vào cuối năm nay hoặc
đầu năm tới, hoặc nếu có được ký kết mà 1 trong 3 Quốc hội các nước Slovakia,
Séc và nhất là CHLB Đức không phê chuẩn Hiệp định này thì sẽ rất bất lợi và
nguy hại cho nền kinh tế Việt Nam!
Theo các chuyên gia kinh tế, nếu Hiệp định EVFTA được
ký kết, kim ngạch xuất khẩu mỗi năm của VN sang thị trường EU sẽ tăng 30%, GDP
của VN sẽ tăng trưởng 15% (tức khoảng trên 30 tỷ USD mỗi năm). Đây quả là con số
rất quan trọng đối với nền kinh tế VN, nhưng điều còn quan trọng hơn rất nhiều
là khi ký được Hiệp định EVFTA, VN sẽ sớm thoát khỏi sự lệ thuộc vào nền kinh tế
TQ!
Nếu Trịnh Xuân Thanh đúng là tự nguyện về nước xin
ra đầu thú như phía VN đã khẳng định, thì tôi cho rằng những yêu cầu mà phía
Slovakia đòi hỏi không có gì là quá đáng, đơn giản ta chỉ cần trưng hộ chiếu của
Trịnh Xuân Thanh có đóng dấu xuất nhập cảnh của an ninh cửa khẩu các nước mà Trịnh
Xuân Thanh qúa cảnh để về VN trong khoảng thời gian từ 23/7 đến 26/7/2017 là
quá đủ để giải thích và chứng minh một cách hợp lý và thỏa đáng cho phía bạn!
Rất mong việc đơn giản nói trên sẽ sớm được làm để
vượt qua cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa nước ta với 3 nước thành viên quan trọng
của Cộng đồng Châu Âu là CHLB Đức, Séc và Slovakia!
*
3
Comments
Để có những "con dấu" đóng vào "hộ
chiếu" của TXT các nước TXT đã xuất nhập cảnh trong khi quá cảnh về VN tự
thú thì quá dễ đối với côn an nhân rân VN. Nhưng, những con dấu này có
"phù hợp" với "hồ sơ xuất nhập cảnh" của các nước trên hay
không mới là điều làm cho bộ CAND/VN phải điên cái đầu, và đành chịu thua vô điều
kiện !
---------------------------
LIÊN
QUAN
.
Hiếu
Bá Linh, tổng hợp
02/10/2018
Phạm
Chí Dũng 01/10/2018
.
Trọng Thành, Trung Khoa - RFI Đăng ngày 02-10-2018
No comments:
Post a Comment