Từ
ngày 12/11 đến ngày 7/12 năm 2018 , Uỷ ban Chống tra tấn LHQ sẽ có phiên họp lần
thứ 65 tại Geneva để thẩm tra Báo cáo ban đầu của nhà nước Việt Nam về việc thực
hiện Công ước Chống tra tấn sau hơn 3 năm phê chuẩn.
Trong Báo cáo do nhà nước Việt Nam đệ trình, ở Phụ lục
số 12 thông tin về các trường hợp Việt Nam đã có yêu cầu dẫn độ, có một trường
hợp không thành công. Đó là trường hợp mang tên “Pham Manh Hung” phạm tội “lừa
đảo chiếm đoạt tài sản” đang trốn tại Thái Lan. Phía Việt Nam có yêu cầu Thái
Lan dẫn độ người này nhưng không thành công, và người này được cấp quy chế tị nạn,
rồi được Canada tiếp nhận cho đi định cư.
Ông Đặng Chí Hùng, tên thật là Phạm Mạnh Hùng, sinh
ngày 16/8/1982.
Ông Hùng là một cây viết chỉ trích không khoan nhượng
về hệ thống chính trị VN trên trang Dân Làm Báo trong suốt nhiều năm. Ông từng
bị cảnh sát Thái Lan bắt vào năm 2014 theo yêu cầu của nhà nước Việt Nam và an
ninh VN đã sang tận nơi, tiếp cận ông gần đến mức có thể phà hơi nóng vào gáy
ông khi đợi thủ tục dẫn độ.
Nhưng rất may mắn cho ông Hùng là các tổ chức xã hội
dân sự phát hiện vụ việc kịp thời, đánh động lên giới chức các nước để cứu xét
về trường hợp của ông Hùng trước nguy cơ bị dẫn độ về VN. Ông Hùng được nhân
viên Văn phòng Cao ủy tị nạn LHQ đến nơi giam giữ tại Bangkok để phỏng vấn, và
ông đã chứng minh được cho họ thấy rằng ông hoàn toàn vô tội, không phạm tội “lừa
đảo chiếm đoạt tài sản” như cáo buộc của giới chức VN. Sau đó ông được Cao ủy tị
nạn cấp cho quy chế tị nạn chính trị, yêu cầu dẫn độ bị phía Thái Lan từ chối,
và ông nhanh chóng được chính
phủ Canada tiếp nhận cho định cư.
Qua câu chuyện này chúng ta thấy giới chức Việt Nam
đã “ngụy tạo tội danh” đối với ông Đặng Chí Hùng nhằm mục đích dẫn độ ông về lại
Việt Nam để trừng phạt. Giới chức Việt Nam buộc phải làm vậy vì chính họ cũng
hiểu rằng, theo luật quốc tế chỉ trích hay phê phán chính quyền không phải là một
hành vi phạm tội, và không một hệ thống pháp luật quốc gia nào cho phép dẫn độ
vì lý do chính trị.
Những vụ việc ngụy tạo tội danh như trên rõ ràng sẽ ảnh
hưởng sâu sắc đến uy tín của nhà nước, cũng như đánh mất niềm tin với các đối
tác quốc tế trước các yêu cầu dẫn độ của Việt Nam về sau này. Điều này có thể
gây ra khó khăn cho VN khi có yêu cầu hỗ trợ tư pháp quốc tế, và những kẻ phạm
tội thật sự sẽ có cơ hội lớn lợi dụng vào việc này để thoát khỏi sự truy bắt từ
phía VN.
Qua vụ việc này người viết xin nêu một số khuyến nghị
sau:
- Đối với nhà nước: cần chấm dứt việc ngụy tạo tội
danh để truy bắt những người bày tỏ quan điểm chính trị bất đồng với chính quyền,
dù họ đang lánh nạn ở nước ngoài hay đang ở trong nước. Luật pháp và chính sách
quốc gia cần phải tôn trọng và tạo điều kiện cho mọi người dân bày tỏ quan điểm
về các vấn đề chính trị, kể cả việc chỉ trích hay phê phán lãnh đạo nắm quyền,
đáp ứng các tiêu chuẩn luật nhân quyền quốc tế đã ghi nhận.
- Đối với ông Đặng Chí Hùng: ông nên gửi một văn bản
báo cáo chính thức đến Uỷ ban Chống tra tấn để cung cấp rõ thông tin về vụ việc
của mình. Qua đó ông có thể đề nghị với phía Uỷ ban hãy chất vấn Việt Nam trong
phiên điều trần sắp tới về trường hợp của ông. Ngoài ra ông cũng có thể đưa ra
khuyến nghị và đánh động cho Uỷ ban hãy lưu ý đến vấn đề “ngụy tạo tội danh đối
với những người bất đồng chính kiến, những người hoạt động nhân quyền đang lánh
nạn tại nước ngoài nhằm truy bắt, dẫn độ họ”.
___________________
Xem đầy đủ báo cáo chính thức của nhà nước VN nộp
cho Uỷ ban Chống tra tấn về việc thực hiện Công ước Chống tra tấn.
https://tbinternet.ohchr.org/_layouts/treatybodyexternal/SessionDetails1.aspx?SessionID=1237&Lang=en
https://tbinternet.ohchr.org/_layouts/treatybodyexternal/SessionDetails1.aspx?SessionID=1237&Lang=en
Chụp từ màn hình báo cáo về trường hợp ông Đặng Chí
Hùng.
No comments:
Post a Comment