Vay ODA là loại vay mà chủ nợ đòi hỏi con nợ phải có
công trình cụ thể để chi tiêu khoản vay này một cách hữu ích. Thông thường phía
cho vay đòi hỏi phía vay phải trình dự án, và bên cho vay phải trúng thầu như
là điều kiện ràng buộc trong hợp đồng vay nợ.
Ví du, Nhật bản cho Việt Nam vay ODA thì doanh nghiệp
Nhật phải trúng thầu. Như vậy, khoản vay ODA đó được chuyển vào tay doanh nghiệp
Nhật. Và khoản lãi lẽ ra phía Việt Nam phải trả khi đáo hạn thì nó được khéo
léo chuyển thành lợi nhuận của nhà thầu để trở về Nhật. Chẳng có gì là cho
không hay ưu đãi cả.
Khoản vay ODA là khoản vay bị trói chặt vào dự án. Với
khoản vay này, chính phủ Việt Nam không thể dùng đồng tiền đó vào mục đích khác
được. Vì thế những nước nghèo luôn muốn thoát khỏi kiếp vay vốn ODA để dễ dàng
sử dụng vốn vay. Việc điều hành kinh tế đất nước của một chính phủ đòi hỏi phải
có khoản vay không trói buộc để linh động giải quyết khủng hoảng hoặc thúc đẩy
phát triển. Được vay nhưng kèm theo dây trói là điều chẳng ai muốn. Nhưng để
vay không bị trói thì anh phải thể hiện cho thế giới tin rằng anh có năng lực.
Điều này chính quyền CS không làm được.
Để phát triển, cần có khoản vay thương mại để chính
phủ linh động hơn. Chẳng hạn như Hàn Quốc, năm 1997 vay IMF 58 tỷ USD để giải
quyết khủng hoảng. Thế là 3 năm sau, họ trả cả vốn lẫn lãi. Câu hỏi đặt ra là
Hàn Quốc dễ dàng vay thương mại nhưng Việt Nam thì không thể mà phải vay ODA?
Vì đơn giản, thế giới không tin chính phủ Việt Nam sử dụng hiệu quả đồng tiền
vay khi không kèm dây trói. Cho nên, chính phủ nào chuyên vay ODA thì đó là sự
bảo chứng, rằng thế giới xem chính phủ này chỉ là kẻ vô năng và chuyên phá hoại
mà thôi. “Tao cho nó vay
thì tao phải thực hiện dự án chứ không thể giao tiền cho nó được”, đấy
là bản chất của vay ODA.
Mở cửa đã 32 năm mà trong nước vẫn cứ ra rả câu “xoá
đói giảm nghèo” thì năng lực quản trị của chính phủ này ở đâu? Mở cửa 32 năm mà
vẫn lang thang tứ phương xin vay ODA thì không biết năng lực của chính quyền CS
ở đâu? Như ta biết, vay ODA có kỳ hạn rất lâu nên không làm cho chính phủ có động
lực trả nợ. Sau thời gian chừng vài thập kỷ, khoản nợ bước ngoài sẽ tăng lên
quá lớn. Khi đó, những khoản đáo hạn trả nợ sẽ nuốt hết giá trị tăng trưởng.
Nghĩa là giá trị tăng trưởng chỉ để trả nợ chứ không để đầu tư phát triển. Năm
2016, nợ công là 431 tỷ USD tương đương 210%GDP, trong khi đó Mỹ có nợ công chừng
109% GDP mà trong đó có đến 65% là chính Mỹ phủ nợ chính dân mình.
Đến nay, Nguyễn Xuân Phúc còn mò sang Nhật xin vay
ODA thì quả thật, với CS, Việt Nam vĩnh viễn làm kiếp ăn mày thế giới.
--------------------------------------
10 giờ ·
TÔI
YÊU SỰ NGÂY THƠ CỦA NÀNG!
Ca sĩ Mỹ Linh tính kiện ai chỉ trích cô ta ủng hộ dự
án nhà hát opera trái lòng dân. Điều cô muốn làm ấy đối tôi rất hoan nghênh, vì
đó là một phần của cuộc chơi dân chủ mà. Giống như xứ Mỹ sính kiện cáo, người
ta cũng làm thế. Anh bị police phạt nhưng anh cho là mình bị oan thì đâm đơn kiện
lên tòa án dân sự. Tòa xử ra trắng đen. Nếu anh thua thì anh chịu chi phí kiện
cáo và chịu phạt. Nếu bên cảnh sát thua thì cảnh sát chịu mọi phí tổn. Thế thô...
*
NGƯỜI
CỦA CÔNG CHÚNG NÊN BIẾT
Mỗi người đều có chuyên môn làm nghề kiếm cơm hoặc một
việc gắn bó làm nghiệp suốt đời. Làm kỹ sư gắn với chuyên môn kỹ thuật, làm người
bác sĩ thì gắn với việc chữa bệnh, làm anh nhạc sĩ hay ca sĩ thì gắn với nốt nhạc.
Tất cả những con người này có kiến thức riêng đó là chuyên môn, nhưng họ có cái
chung, đó là tất cả đều trải qua 12 năm học nền tảng như nhau cả. 12 năm học đó
để giúp người ta làm gì? Làm người.
Con heo có cái máng ăn thì con ngư...
*
NỘI
TÌNH ĐẤT NƯỚC, RỐI!
Chính quyền CS tính GDP của Việt Nam chủ yếu dựa vào
thu nhập của doanh nghiệp FDI như Samsung, Formosa vv.. Chỉ khi tính như thế mới
có được 240 tỷ USD. Nhưng khổ nỗi, Samsung có thu nhập lớn và lợi nhuận lớn là
thực chất thuộc về người Hàn Quốc không phải người Việt. Formosa cũng thế,
doanh nghiệp tai tiếng này kiếm lời lớn và thu nhập lớn chủ yếu cho người Đài
chứ nào cho người Việt?
Nền kinh tế mạnh, họ có nhiều tài sản ở nước ngoài để
rút lợi nhậ...
No comments:
Post a Comment