04/10/2018
“Nhất thể hóa” đã được Hội nghị Trung
ương 8 thông qua
Vụ “nhất thể hóa” được người dân bàn tán mấy hôm
nay, đã được Hội nghị Trung ương 8 quyết định. Truyền thông trong nước đưa tin,
100% ủy viên BCH TW đảng “tín nhiệm giới thiệu” ông Trọng để “Quốc hội bầu giữ
chức vụ Chủ tịch nước” trong kỳ họp QH lần thứ 6 sắp tới. Chỉ có một ứng viên
là ông Trọng, Quốc hội cần gì bầu bán? Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân đứng ra
tuyên bố chuẩn thuận, báo chí đưa tin là xong. Khỏi bầu bán, tốn tiền dân.
Nhà báo Nguyễn Hùng có bài viết trên VOA: Cung đình Việt Nam: ‘To Quá’ thay ‘Sáng To’. Tác giả
nhắc lại câu nói của TBT Trọng hơn ba năm trước: “Bí thư kiêm chủ tịch thì
to quá, ai kiểm soát ông?” Nhưng bây giờ chính ông Trọng chẳng cần ai kiểm
soát, khi hội nghị trung ương của đảng ông vừa chỉ định ông đảng trưởng ngồi
luôn ghế chủ tịch.
Tác giả nhận định: “Các đảng viên trong Quốc hội
tới đây gần như chắc chắn sẽ bỏ phiếu theo chỉ đạo của đảng và thông qua việc
nhất thể hoá này. Thay vì đưa một vấn đề hệ trọng liên quan tới hợp nhất chức
danh của bên đảng và chính quyền ra để quốc hội bàn, họ chỉ bàn trong đảng và tự
quyết với nhau. Quốc hội chỉ việc gật là xong”.
Nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn viết: Nhất
thể hóa: Món nợ nhân đôi của ông Trọng. Ông Tuấn nhắc lại món nợ cũ
đúng 5 tháng trước, khi người dân gửi thư yêu cầu TBT Nguyễn Phú Trọng công khai “Bản kê khai tài sản” của
chính ông, theo đúng yêu cầu của Quyết định 99. Và bây giờ ông Trong kiêm luôn
Chủ tịch nước, nghĩa là chức vụ đã nhân hai, cũng như món nợ công khai tài sản
của ông Trọng cũng phải nhân đôi.
Ông Tuấn viết: “Với riêng những ai kỳ vọng động
thái nhất thể hóa này sẽ mở đường cho cải cách thể chế và thúc đẩy công cuộc chống
tham nhũng thì càng cần phải thúc giục vị TBT kiêm Chủ tịch nước nêu gương, bởi
lẽ công khai minh bạch luôn nằm ở trung tâm của mọi thể chế hiện đại cũng như mọi
chương trình chống tham nhũng hiệu quả“.
Hội nghị đưa ra dự thảo quy định trách nhiệm nêu
gương của cán bộ, yêu cầu các ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, BCH TƯ phải
gương mẫu, rằng “chức vụ càng cao càng phải gương mẫu, và rằng Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư phải từ chức khi không đủ
điều kiện, uy tín, được Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Tổ chức TƯ đưa ra để
thảo luận và thông qua tại hội nghị này.
Cũng tại hội nghị, việc kiên quyết chống tham vọng quyền lực, lộng quyền, lợi ích nhóm cũng
được nêu ra. Qua đó,“lãnh đạo phải nghiêm khắc với bản thân, tránh biểu hiện
tiêu cực trong lãnh đạo, công tác cán bộ, tham nhũng chính sách, tham vọng quyền
lực, lạm quyền, lộng quyền; ‘lợi ích nhóm’; tham nhũng, hối lộ; chạy chức, chạy
quyền; để người nhà, người thân lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi…”
Mời đọc thêm: TBT Nguyễn Phú Trọng ‘sẽ kiêm Chủ tịch nước’ (BBC/
TD). – TBT Trọng được giới thiệu làm Chủ tịch nước: Nhất thể hóa “hợp
lòng dân” (VOA). – Thời điểm chín muồi để thực hiện Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước(VOV).
– Chủ tịch nước có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào? (VNE).
– Thảo luận kinh tế, ngân sách ngày đầu Hội nghị Trung ương 8 (Zing).
– Hội nghị Trung ương 8: Thủ tướng điều hành phiên thảo luận về
tình hình kinh tế – xã hội (VTV). – Ủy viên Bộ Chính trị, BCH Trung ương chủ động từ chức khi
không đủ uy tín (MTG).
Nhân quyền ở Việt Nam
RFA đưa tin: Đơn kháng án của tù nhân Phan Kim Khánh không được gửi đi.
Phiên xử sơ thẩm sinh viên Phan Kim Khánh hôm 25/10/2018 ở Thái Nguyên, với bản án 6 năm tù giam và 4 năm quản chế. Anh Khánh có
viết đơn kháng cáo, nhưng không rõ lý do vì sau đơn không đến được nơi cần đến
trong vòng 15 ngày. Hôm 2/10, em gái anh Khánh nói với RFA: “Hôm 30
tháng 9 gia đình cháu đi thăm và anh trai hỏi bố về đơn kháng cáo; nhưng gia
đình không biết gì”.
Vụ TS Nguyễn Quang A, được Ủy ban Thương mại quốc tế
châu Âu (thuộc EU) mời sang để điều trần về tình hình nhân quyền Việt Nam vào
giữa tháng 10/2018, nhưng ông bị cấm xuất cảnh hồi cuối tháng 9, VOA đặt câu hỏi: EU có ký EVFTA khi khách mời bị công an VN cấm xuất cảnh?
Ông Quang A viết: “Họ giữ tôi ở đó và tôi đã bảo
họ EVFTA là tốt cho Việt Nam, bất cứ kẻ nào cản trở nó kẻ đó phản bội dân Việt
Nam và việc cản trở tôi đi dự điều trần là một việc như vậy… Vài ngày tới
tôi sẽ mua vé đi Brussell và nếu họ lại chặn không cho tôi đi thì đó sẽ là điều
chứng minh hùng hồn nhất rằng A67 là lực lượng phá hoại EVFTA (dù có mất vài chục
triệu để vạch trần bộ mặt của những kẻ phá hoại cũng được)”.
Thêm tin nhân quyền: Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất biểu tình phản đối dự
luật đặc khu và luật an ninh mạng — Những quy định ‘chết yểu’ vì bất khả thi (RFA).
Cựu CSGT lãnh án 8 năm tù tội “môi giới
hối lộ”
Trang Trí Thức Trẻ có bài: CSGT tiếp tay bảo kê đường dây “xe vua” lại hầu tòa.
Cựu CSGT Nguyễn Cảnh Chân, thuộc Công an tỉnh Đồng Nai đã bị TAND TPHCM tuyên 8
năm tù, tội “môi giới hối lộ”. Ngoài ông Chân, một số nhân vật khác cũng lãnh
án trong vụ mua bán logo “xe vua”, trong đó, bị cáo Nguyễn Văn Thới lãnh án 14
năm tù, Trần Quốc Thái 10 năm tù và Lê Thị Cẩm Vân 9 năm tù, tội “đưa hối lộ”.
Mặc dù có bị cáo nhận án tội “đưa hối lộ”, thế
nhưng vẫn không có án “nhận hối lộ”. Ngoài ra, có gần 80 CSGT, thanh tra giao thông liên quan đến
vụ việc bảo kê đường dây bán logo “xe vua” nhưng không bị truy tố. HĐXX trả hồ sơ điều tra bổ sung vì còn nhiều vấn đề
chưa rõ, cần điều tra lại.
Các bị cáo hầu tòa. Ảnh: ĐSPL
Mời đọc thêm: Cựu CSGT bị đề nghị hơn 5 năm tù trong vụ ‘logo xe vua’ (PLTP).
– 80 cảnh sát, thanh tra giao thông ‘thoát’ vụ bảo kê logo ‘xe
vua’ (VNN). – 80 thanh tra, CSGT có thoát tội trong đường dây logo “xe
vua”? (NLĐ). – Trùm đường dây logo xe ‘vua’ lĩnh 14 năm tù (Zing).
– Vụ “Logo xe vua”: Cựu CSGT bị đề nghị 66 tháng tù giam(KT).
– Xét xử đường dây mua bán “logo xe vua”: Có người đưa hối lộ
nhưng không có người nhận (NĐT).
Hàng loạt cán bộ Sở KH&CN hầu tòa
Báo Pháp Luật TP.HCM đưa tin: Cựu giám đốc và phó giám đốc Sở KH&CN Trà Vinh hầu tòa.
Ngày 3/10/2018, TAND tỉnh Trà Vinh mở phiên tòa sơ thẩm đối với Diệp Văn Sơn, cựu
Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Trà Vinh, Lê Văn Hồng Anh, Phó Giám đốc Sở
KH&CN, cùng tội danh “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế
gây hậu quả nghiêm trọng”. Một số bị cáo thuộc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ
KH&CN Trà Vinh cũng bị hầu tòa.
Các bị cáo tại phiên tòa. Không hiểu vì sao công an
trong phiên tòa bị che mặt. Ảnh: báo NLĐ
Theo cáo trạng, biết Trung tâm không có khả năng thực
hiện dự án, tài chính không minh bạch nhưng Giám đốc Sở KHCN Trà Vinh vẫn nghiệm
thu và lấy tiền của dự án cho người khác vay, dẫn đến thiệt hại gần 900 triệu đồng.
Dự kiến phiên tòa sẽ diễn ra trong 5 ngày.
Mời đọc thêm: Nhiều bị cáo nguyên là cán bộ Sở KHCN Trà Vinh hầu tòa (GT).
– Cựu lãnh đạo Sở Khoa học Trà Vinh rút ruột dự án khoa học (TP).
– Cựu giám đốc sở và ê kíp ‘thổi bay’ tiền tỉ (VNN).
– Để cấp dưới trục lợi từ dự án 4 tỉ, cựu Giám đốc Sở KHCN Trà
Vinh hầu tòa (NLĐ).
Kết luận sai phạm dự án trăm tỷ ở Tân
Uyên, Bắc Giang
Báo Dân Trí đưa tin: Thanh tra tỉnh Bắc Giang kết luận hàng loạt sai phạm trong dự
án trăm tỷ tại huyện Tân Yên! Hàng loạt sai phạm trong dự án nâng
cấp đường liên xã từ Cầu Liềng Phúc Hòa – thị trấn Cao Thượng đi Cao Xá – Lam Cốt
đến Hoàng Thanh, huyện Hiệp Hòa, với tổng mức đầu tư 100 tỉ đồng, do UBND huyện
Tân Yên, tỉnh Bắc Giang làm chủ đầu tư.
Bài báo cho biết, nhiều sai phạm trong công tác quản
lý, lập khống khối lượng dự toán, giám sát lỏng lẻo. Trong quá trình thực hiện
thi công chưa đạt chuẩn khối lượng, định mức, theo hồ sơ thiết kế đã được phê
duyệt. Kết luận nêu rõ, trách nhiệm dự án trăm tỷ thuộc về Chủ tịch và Phó Chủ
tịch huyện Tân Yên.
Mời đọc thêm: Thanh tra phát hiện sai phạm gần 46 tỷ đồng tại tỉnh Kiên
Giang (Tin Tức). – Nguyên cán bộ TN&MT Côn Đảo bị điều tra sai phạm (DS).
– Sai phạm hơn 3.900 tỉ tại các dự án đất công ở Hà Nội — Đề nghị Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng cảng biển 3.426 tỉ (PLTP).
Ô nhiễm môi trường: Dân chiến đấu với bụi
Dự án tỉnh lộ 510, đoạn từ thị trấn Bút Sơn đi khu
du lịch Hải Tiến, có tổng chi phí 150 tỉ đồng nhưng tới nay vẫn thi công ì ạch,
chậm tiến độ, gây ô nhiễm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân các
xã thuộc huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Để phản đối sự việc trên, người dân đã khiêng đá, cây gỗ chặn đường về khu du lịch Hải
Tiến. Ông Nguyễn Thế Kỷ, người dân xã Hoằng Đạo tức giận nói: “Không
thể chịu nổi, bụi tràn ngập khắp nơi cả ngày lẫn đêm. Cứ một chiếc xe ô tô đi
qua là không còn thấy gì hết, bụi cuốn ngùn ngụt bay khắp nhà. Từ trong nhà đến
ngoài cửa, không thứ gì là không có bụi. Có hôm nhà tôi vừa bưng mâm cơm ra để
ăn thì bị chiếc xe tải đi qua làm bụi cuốn vào hỏng cả mâm cơm. Người dân chúng
tôi quá khổ, nhiều lần làm đơn, ý kiến với chính quyền địa phương nhưng tình trạng
bụi bặm vẫn không được giải quyết”.
Bụi mù mịt khi xe cộ qua lại. Ảnh: LĐ
Ông Lê Hồng Chính, xã Hoằng Đạo than vãn: “Quá
khổ đi, bụi tấn công khắp nơi không thể sống nổi. Lo cho 2 cháu nhỏ nhà tôi nên
hơn tháng trước tôi phải đi thuê nhà ở trên thị trấn để ở, thi thoảng mới về
nhà. Chưa bao giờ cuộc sống của chúng tôi lại bị đảo lộn vì bụi như vậy. Không
hiểu dự án triển khai thế nào, nhưng từ giữa năm 2017 đến nay, người dân chúng
tôi ngày đêm phải chịu cảnh bụi “tấn công” cả ngày lẫn đêm”.
Mời xem clip trên báo Lao Động:
Mời đọc thêm: Người dân khiêng đá, cây gỗ chặn đường về khu du lịch ở
Thanh Hóa (VNE). – Người dân mang đá, gỗ ra chặn đường vì ô nhiễm (CL).
– Người dân chặn xe trên đường chậm tiến độ, gây bụi (Zing).
– Dân nhiều xã mang đá, gậy gộc ra đường chặn xe tải (DT).
– Ủy viên Bộ Chính trị gắn với 9 ‘xây’, 9 ‘chống’ thế nào? (PLTP).
***
Thêm một số tin: Đà Nẵng tìm cách quản lý du khách Trung Quốc (RFA).
– Cử tri Đà Nẵng lo lắng những vấn đề dân sinh (SGGP).
– Đà Nẵng: Đã nộp tiền trúng đấu giá, doanh nghiệp vẫn bị treo
đất (VN Biz). – Pháp : Bộ trưởng Nội Vụ kiên quyết từ chức, thủ tướng tạm
kiêm nhiệm(RFI).
No comments:
Post a Comment