13/10/2018
Toà hình sự quốc tế có thể là công cụ
pháp lý ngăn chặn Trung Quốc ở Biển Đông
Trong một phân tích phản đối việc Philippines rút khỏi Toà Hình
sự Quốc tế, Thẩm phán Philippines Antonio Carpio cho thấy toà Hình sự Quốc
tế có thể làm được gì trong tranh chấp Biển Đông.
Theo ông Carpio, đó sẽ là một công cụ pháp lý mạnh mẽ
ngăn cản Trung Quốc xâm lược đảo Thị Tứ hoặc đưa quân đội chiếm đóng bãi cạn
Scarborough.
Nếu Trung Quốc tiến hành những điều trên,
Philippines có thể kiện Trung Quốc crime of aggression (tạm dịch: tội ác gây hấn
quân sự).
Tội ác gây hấn quân sự là một loại tội phạm cụ thể,
trong đó một người lập kế hoạch, khởi xướng, hoặc thực hiện một hành động gây hấn
bằng cách sử dụng lực lượng quân sự nhà nước vi phạm Hiến chương Liên hợp quốc. Hành
động gây hấn được quy thành tội ác bao gồm xâm lược, chiếm đóng quân sự, sát nhập
bằng cách sử dụng vũ lực, bắn phá, và phong tỏa quân sự của các cảng.
Tội ác gây hấn quân sự mới được bổ sung vào Quy chế
Rome, và Philippines chưa phê chuẩn.
“Đây là hiệp ước quốc tế duy nhất sẽ buộc các nhà
lãnh đạo chính trị và quân sự phải chịu trách nhiệm trước một toà án quốc tế.
Không còn một hiệp định nào khác có thể làm được việc này,” Carpio tuyên bố. Ông là một trong những tiếng nói có thẩm quyền quan trọng
nhất của Philippines về Trung Quốc và vấn đề Biển Đông.
Trong kỳ kiểm điểm nhân quyền UPR năm 2014 của Liên
Hiệp Quốc, Việt Nam đã chấp nhận khuyến nghị của Slovenia, Estonia, Rumani,
Italy, Hy Lạp, và Uruguay về việc phê chuẩn Quy chế Rome về Toà án Hình sự Quốc
tế.
Ngoài thực địa
Trang Oxii dẫn từ The Diplomat cho
biết Hải quân Trung Quốc trang bị thêm dàn oanh tạc cơ H-6J mang theo
tên lửa hành trình chống hạm. Những oanh tạc cơ mới của Hải quân Trung Quốc có
thể tiến hành tuần tra trên toàn Biển Đông chỉ cần 2 lần tiếp nhiên liệu trên
không. Đây rõ ràng nhằm mục đích mở rộng phạm vi và tăng cường năng lực hoạt động
trên Biển Đông của Hải quân Trung Quốc.
Một bức ảnh vệ tinh chụp vào ngày 25 tháng 9 được
tìm thấy trên Diễn đàn nghiên cứu Biển Đông của Trung Quốc cho thấy một chiếc
máy bay vận tải của Trung Quốc đã hạ cánh trên đường băng của sân bay ở Đá Chữ
Thập thuộc quần đảo Trường Sa, theo Facebook Điểm nóng toàn cầu.
Đá Chữ Thập đã trở thành trung tâm phân phối vật liệu
lớn nhất của Trung Quốc ở khu vực Trường Sa. Nơi đây chứa một sân bay với đường
băng đủ năng lực cho các máy bay vận tải lớn cất cánh và hạ cánh.
Liên minh thông tin đối phó với Trung
Quốc
Năm quốc gia trong mạng lưới chia sẻ thông tin tình
báo hàng đầu thế giới đã trao đổi cùng với những quốc gia cùng chí hướng (như Đức
và Nhật Bản) khác những thông tin tối mật về các hoạt động đối ngoại của
Trung Quốc kể từ đầu năm, bảy quan chức chính phủ tại bốn thủ đô cho Reuters biết. Đây
là dấu hiệu của một mặt trận quốc tế đang được mở rộng để chống lại các hoạt động
gây ảnh hưởng và đầu tư của Trung Quốc.
“Các cuộc thảo luận với các đồng minh của chúng tôi,
với các đối tác cùng chí hướng, về cách ứng phó với chiến lược quốc tế quyết
đoán của Trung Quốc đã diễn ra thường xuyên và đang thu hút động lực”, một quan chức Mỹ nói với Reuters. “Từ những cuộc thảo luận ban đầu
cho vấn đề cụ thể này đang dần tới những tham vấn chi tiết hơn về các phương
pháp tốt nhất và cơ hội hợp tác hơn nữa.”
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm Việt Nam
Chuyến thăm của ông Mattis tới TP Hồ Chí Minh được dự
kiến bắt đầu từ ngày 16/10, nhằm mục đích “thảo luận với các quan chức
Việt Nam và thúc đẩy một số dự án song phương cũng như cách hai bên có thể hợp
tác trong một số lĩnh vực quan trọng”, VOA dẫn lời ông Randall Schriver, Trợ lý Bộ trưởng
Quốc phòng Mỹ đặc trách an ninh châu Á-Thái Bình Dương.
Đây là lần thứ hai Bộ trưởng Mattis tới thăm Việt
Nam, trong bối cảnh căng thẳng quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc, và Hoa Kỳ đang vận
động để xây dựng một “Ấn Độ-Thái Bình Dương mở và tự do.”
Ông Schriver được Zing.vn trích lời nói rằng Mỹ rất
quan tâm đến những “đối tác an ninh mới nổi” trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái
Bình Dương, trong đó có Ấn Độ, Indonesia, Malaysia và Việt Nam.
Đọc thêm: Lãnh đạo Việt Nam và Philippines bàn về ranh giới biển (RFA).
– Úc tuyên bố luôn giám sát chặt chẽ tình hình Biển Đông (Oxii).
– Một
bản kế hoạch khu vực nhằm xoa dịu tranh chấp Biển Đông (AMTI/CSIS).
– Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Indonesia chủ trì họp
báo (TTXVN). – Xem lính thủy đánh bộ Nhật tập trận cùng Mỹ ở Philippines (VNN).
– Dự án “khủng” của Trung Quốc bị quay lưng (NLĐ).
– Việt Nam – Australia đối thoại chính sách quốc phòng lần thứ
2 — Việt Nam gặp gỡ song phương các đối tác bên lề Hội nghị Hải
Quân Tây Thái Bình Dương (RFA).
No comments:
Post a Comment