Thượng
tướng Võ Tiến Trung, ông là ai?
Thu Hà
10/03/2021
https://baotiengdan.com/2021/03/10/thuong-tuong-vo-tien-trung-ong-la-ai/
Kỷ
niệm 33 năm ngày Trung Cộng xâm lược và thảm sát Gạc Ma (14/3/1988 – 14/3/2021)
Hình như trước đây ít ai để ý đến cái tên Võ Tiến
Trung, cho dù ông đeo đến lon thượng tướng, đại biểu Quốc Hội khóa XII, Ủy viên
Trung ương Đảng khóa XI, Ủy viên Quân ủy Trung ương (2011-2016), Anh hùng Lực
lượng Vũ trang và từng là giám đốc Học viện Quốc phòng. Mọi người chỉ biết đến
ông ta trước đại hội XII, khi Trung xuất hiện với vai trò là “phát ngôn viên”
về chuyện sắp xếp nhân sự cấp cao trong các hội nghị trung ương, cũng như diễn
biến trước và trong đại hội.
Nhưng kể từ sau đại hội XII, người ta lại giật mình
hơn khi một tướng về hưu như ông lại biến thành kiêu binh, gây náo loạn trên
mạng xã hội, đăng đàn trên báo chí, to tiếng với giới sử học, miệt thị luôn cả
những quan chức giáo sư, tiến sĩ của Đảng và với cả các tướng lĩnh, đồng đội
của mình. Vậy Võ Tiến Trung là ai?
Tuổi thơ chăn trâu, thất học và hung tàn…
Võ Tiến Trung sinh ngày 21/12/1954 tại Đại Cường,
Đại Lộc, Quảng Nam trong một gia đình bần cố nông. Cha Trung là ông Võ Miễn, đi
theo Việt Minh và tập kết ra Bắc năm 1954. Tuổi thơ của Võ Tiến Trung là chuỗi
ngày chăn trâu cơ cực và dữ dội.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/03/0-51.jpg
Chân dung ông Võ Tiến Trung. Nguồn: VNE
Sau khi người Mỹ đổ quân vào miền Nam năm 1965, để
khích lệ tinh thần các sát thủ Việt Cộng, đảng CSVN đưa ra chương trình khen
tặng huân chương, huy chương khi giết được nhiều binh sĩ, cũng như công chức
của chế độ VNCH. Khen tặng “dũng sĩ diệt Mỹ” khi giết chết, hoặc làm bị thương
lính Mỹ.
Danh hiệu “Dũng sĩ diệt Mỹ”, có 4 cấp được quy định
trên toàn miền Nam lúc ấy, gồm:
– Cấp ưu tú: Giết 15 người Mỹ hoặc làm chết, bị
thương trên 18 người
– Cấp 1: Giết 10 người Mỹ hoặc làm chết, bị thương
14 người
– Cấp 2: Giết 6 người Mỹ hoặc làm chết, bị thương 9
người
– Cấp 3: Giết 3 người Mỹ hoặc làm chết, bị thương 5
người
Không giống với những đứa trẻ khác ở miền Nam ngây
thơ và trong sáng, Võ Tiến Trung đã trở thành “sát thủ nhí” từ năm 11 tuổi.
Võ Tiến Trung được du kích quân cộng sản huấn luyện
cách đưa thư, đánh cắp vũ khí và sử dụng nó, như rút chốt và ném lựu đạn. Chiến
công của cậu bé Trung là những vụ nổ kinh hoàng tại các địa danh thuộc huyện
Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam: Chợ Hoà Mỹ xã Đại Nghĩa, làng Khánh Vân xã Đại Cường,
hay cầu Ông Nở xã Đại Thắng… Xác binh sĩ VNCH nằm lẫn với xác đàn bà, trẻ con
vô tội. Máu hoà với tiếng khóc oan ức, tang thương, gây rúng động cả một vùng
quê nghèo Quảng Nam.
Lính Mỹ sang tham chiến tại Việt Nam, mỗi khi dừng
chân nghỉ ngơi trong cuộc hành quân, rất thích chơi đùa với bọn trẻ chăn trâu,
chăn bò, cho bọn chúng bánh kẹo, sô cô la… Võ Tiến Trung lại được dạy cho cách
lân la vào chỗ lính Mỹ đóng quân, giả nô đùa và cài lựu đạn gây nổ, giết chết
họ.
Từ năm 1965 đến năm 1971, không biết bao nhiêu máu
đã tắm trên người Võ Tiến Trung để ông có được các phần thưởng:
– 3 “Huân chương chiến công giải phóng” hạng nhất,
nhì, ba
– 5 “Huy hiệu dũng sĩ diệt Mỹ” cấp độ ưu tú, hạng
ba
– 2 “Huy hiệu dũng sĩ” diệt xe tăng, máy bay
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/03/1-19.png
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/03/0-52.jpg
Phần thưởng dành cho “sát thủ nhí” Võ Tiến
Trung
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/03/1-29.jpg
Trẻ em học toán
Cho đến tận bây giờ, Võ Tiến Trung luôn tự hào với
“chiến công” thời đánh Mỹ. Còn với những người có lương tri chắc sẽ rùng mình
ghê sợ một trẻ em giết người hàng loạt, cũng như kinh hãi với chính những người
chiêu mộ, lôi kéo, bày vẽ, đào tạo trẻ em vị thành niên trở thành kẻ sát nhân
máu lạnh.
Đến lon tướng trên cầu vai…
Năm 1972 “mùa hè đỏ lửa”, các cuộc giao tranh của
các bên trên chiến trường miền Nam Việt Nam được coi là khốc liệt nhất trong
suốt cuộc nội chiến giữa hai miền Nam – Bắc. Để tránh cái chết, ông Võ Miễn đã
tác động, sắp xếp để kéo con trai mình là Võ Tiến Trung ra Bắc, làm “hạt giống
đỏ”, đi học ở trường Học sinh miền Nam trên đất Bắc. Từ kẻ “một chữ bẻ đôi”
không có, Trung mò mẫm mãi rồi được cha “cõng” vào trường Sĩ quan Đặc công để
đào tạo và tiến thân.
Năm 1983, để lấy “số má”, Võ Tiến Trung tình nguyện
theo đoàn chuyên gia sang Cuba. Từ Cuba nhóm của Trung sang Afghanistan, nhập
vào đội quân cố vấn quân sự Liên Xô để huấn luyện cho quân chính phủ của đảng
Dân chủ Nhân dân, chống lại lực lượng các chiến binh du kích Hồi giáo
Mujahideen.
Hai năm sau, Trung quay về một đơn vị thuộc Bộ Tư
lệnh Quân khu 5, để rồi leo lên đến chức Phó Tư lệnh Quân khu với quân hàm
thiếu tướng. Dù đã chung chi rất nhiều tiền, nhưng Trung không tranh được chức
Tư lệnh Quân khu 5. Trong cái rủi có cái may, vào phút chót bên “bảo kê” đành
kéo Trung ra Học viện Quốc phòng vào năm 2009. Tại đại hội XI của đảng CSVN,
năm 2011, Trung lọt vào Uỷ viên Trung ương theo cơ cấu dành cho ghế Giám đốc
Học viện.
Vậy là, từ một cậu bé chăn trâu, chẳng học hành gì,
vụt một phát Võ Tiến Trung trở thành tướng lĩnh có “số má”. Trên cầu vai Trung
lấp lánh ba sao cấp tướng, quân hàm vượt qua cả hàng trăm ông tướng tên tuổi,
dạn dày trận mạc, vào sinh ra tử với công trạng lẫy lừng, nhưng chỉ dừng lại ở
hai sao, một sao như tướng Trần Độ, Đồng Sỹ Nguyên, Lê Quang Đạo, Đồng Văn
Cống, Lê Mã Lương… Chừng đó đủ thấy Võ Tiến Trung “vận đỏ” như thế nào trên con
đường binh nghiệp.
Sau đại hội XII, tháng 2/2016, Võ Tiến Trung nghỉ
hưu ở tuổi 62. Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như Trung về quê vui thú điền viên
cùng hai bà vợ và đám con cháu. Đằng này, Trung bỗng trở
thành kiêu binh, bất chấp tất cả, tấn công đồng đội, giới sử gia
và cả những người dân yêu nước.
Võ Tiến Trung nhiều lần tỏ thái độ không thân thiện
với Mỹ, mặc dù quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Mỹ đang rất tốt đẹp. Tháng
7/2020, Trung từng phát biểu: Mỹ tập trận ở Biển Đông không phải để ủng hộ Việt Nam bảo vệ
chủ quyền. Cũng thời gian này, Trung từng nói: “Mỹ và Trung Quốc gây bất ổn và căng thẳng ở Biển Đông”.
Trước đó, hồi tháng 6/2016, ông ta từng kêu gọi, “không nên mua vũ khí của Mỹ”.
Tháng 10/2019, Trung đăng đàn góp ý, “nên duy trì mối quan hệ với Trung Quốc”.
“Bộ tứ” kiêu binh gồm Võ Tiến Trung, đồng hương Trung tướng
“tuyên giáo” Nguyễn Thanh
Tuấn, Thiếu tướng công binh Hoàng Kiền, Đại tá Khuất Biên Hoà (cựu thư ký của Lê Đức Anh) ra sức cùng dư luận
viên chửi rủa chủ biên Lê Mã Lương, cùng những người biên soạn, cấp phép cho ra
đời cuốn sách “Gạc Ma – Vòng Tròn Bất Tử“.
Từ năm 2017 đến 2019, Võ Tiến Trung cùng đám kiêu
binh và hội Cờ Đỏ luôn kêu gào với một giọng điệu “Chống thế lực thù địch bài Trung, phò Mỹ, viết lại sử, dựng cờ
vàng, hạ cờ đỏ“. Năm 2018, Trung đăng đàn công khai hô hào tẩy chay bộ Quốc sử Việt Nam do
GS Phan Huy Lê làm chủ biên, chỉ vì lý do những người biên soạn Quốc sử đã bỏ
không gọi VNCH là “nguỵ quân, nguỵ quyền” mà thay bằng “quân đội VNCH, chính
quyền VNCH” và công nhận Việt Nam Cộng Hoà là một thực thể chính trị, một quốc
gia từng tồn tại.
Được biết, GS Phan Huy Lê là một trong “tứ trụ” của
nền sử học VN, là người mà trong các cuộc đón tiếp, ông Nguyễn Phú Trọng cũng
phải cúi đầu, một câu cũng “thưa Thầy” hai câu cũng “thưa Thầy”. Vậy mà nhóm
của Võ Tiến Trung đã bôi bẩn ông trên nhiều trang báo điện tử, mạng xã hội… kể
cả sau khi GS Phan Huy Lê từ trần.
Điều nhức nhối đến khôi hài, năm 1958 khi GS Phan
Huy Lê đã là chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử Việt Nam cổ trung đại của ĐH Tổng hợp Hà
Nội, thì ba ông tướng kiêu binh Võ Tiến Trung, Nguyễn Thanh Tuấn, Hoàng Kiền
chỉ là những đứa bé còn ẵm trên tay, vắt mũi chưa sạch…
Những sử gia tên tuổi khác của Đảng cũng bị nhóm Võ
Tiến Trung “băm vằm” không thuơng tiếc: PGS-TS Trần Đức Cường, Viện trưởng Viện
Sử học, chủ tịch Hội Khoa học lịch sử VN; PGS-TS Nguyễn Mạnh Hà, cựu Viện
trưởng Viện Lịch sử Đảng thuộc Học viện Chính trị quốc gia HCM; GS-TS khoa học
Vũ Minh Giang, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội,
Phó viện trưởng Viện sử học.
Nhóm kiêu binh do Trung đứng đầu còn lên án cả Võ
Văn Kiệt, nói rằng ông Kiệt từng “chống lưng cho bọn lật sử”. Nhóm này cũng lên
án tướng Lê Mã Lương, nhà văn Nguyên Ngọc, Nguyễn Văn Phước (Giám đốc Nhà sách
Trí Việt – First News) rất nặng nề, chửi rủa cả nhà sử học Trần Quốc Vượng,
Trần Huy Liệu.
Chưa dừng lại ở đó, để mượn bàn tay lãnh đạo cấp
cao can thiệp và gây sức ép, hai kiêu binh Võ Tiến Trung và Hoàng Kiền đòi gặp
cho bằng được Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban bí thư Trần Quốc Vượng và
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo cấp Nhà nước về biên soạn Bộ Quốc
sử 30 tập, để “nói tiếng nói của cựu binh về Bộ Quốc sử”.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/03/0-53.jpg
Kiêu binh “gõ cửa” UVBCT, Thường trực BBT
Trần Quốc Vượng. Nguồn: FB Trung Võ
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/03/1-30.jpg
Kiêu binh gây sức ép với Phó Thủ tướng Vũ Đức
Đam và nhóm biên soạn Quốc Sử VN. Nguồn: FB Trung Võ
Đỉnh điểm, nhóm Võ Tiến Trung công khai trên báo đảng Nhân
Dân, Quân đội Nhân dân và nhiều tờ báo khác, yêu cầu nhà nước thu hồi và tiêu
huỷ cuốn sách “Gạc Ma – Vòng Tròn Bất Tử”.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/03/0-54.jpg
Ông Nguyễn Văn Phước (phải), Giám đốc First
News, tặng Chủ tịch nước Trần Đại Quang bản thảo sách “Gạc Ma – Vòng tròn bất
tử” tại Phủ chủ tịch hồi tháng 5/2016. Nguồn: Báo Đồng Nai
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/03/1-31.jpg
Ông Võ Văn Thưởng xem cuốn “Gạc Ma – Vòng Tròn
Bất Tử” tại gian hàng First News – Trí Việt trên Đường sách. Nguồn: Kinh tế 247
Những cuộc bút chiến bất phân thắng bại của các
nhân vật kể trên diễn ra ở nhiều diễn đàn. Và rồi, mặc dù cuốn sách đã được các
nhân vật Trần Đại Quang, Võ Văn Thưởng đón đọc, nhưng bất ngờ đã bị thu hồi vào
cuối tháng 8/2018.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/03/0-55.jpg
Công văn thu hồi sách của Cục Xuất bản, In và
Phát hành
Bí mật được xem là lớn nhất nhưng đến nay chưa giải
mã được, là tại sao kiêu binh Võ Tiến Trung, từng leo đến ghế Uỷ viên Trung
ương, Giám đốc Học viện quốc phòng, lại khăng khăng, quyệt liệt chống những ai
“bài Trung” và yêu cầu cấm lưu hành một cuốn sách tố cáo tội ác xâm lược và
thảm sát đẫm máu của Trung Cộng khi giết hại 64 binh sĩ quân đội Việt Nam ngay
tại đảo Gạc Ma vào năm 1988?
(Còn
nữa)
***
Thượng
tướng Võ Tiến Trung, ông là ai? (Phần cuối)
Thu Hà
13/03/2021
https://baotiengdan.com/2021/03/13/thuong-tuong-vo-tien-trung-ong-la-ai-phan-cuoi/
Máu nhuộm hải đảo, biên cương…
Trong khoảng thời gian 50 năm qua, có bốn mốc quan
trọng mà Trung Cộng đã tiến hành xâm lược quy mô, giết người tàn bạo đối với
Việt Nam, đó là Hải chiến Hoàng Sa tháng 1/1974, Chiến tranh biên giới 2/1979,
Mặt trận Vị Xuyên 7/1984 và Thảm sát Gạc Ma tháng 3/1988.
Lẽ thường, con dân đất Việt ngã xuống, hay binh sĩ
hy sinh anh dũng để bảo vệ bờ cõi thiêng liêng của quốc gia, sẽ được tôn vinh,
ngợi ca và ghi công trong sử sách. Tương tự, tội ác hung bạo và đẫm máu mà quân
xâm lược Trung Cộng gây ra, những ai có lương tri, sẽ không được phép quên. Thế
nhưng, hội nghị Thành Đô giữa chóp bu Đảng Cộng sản VN và giới lãnh đạo Đảng
Cộng sản Trung Quốc hồi tháng 9/1990, đã dùng “màn nhung” bịt tất cả mọi thứ.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/03/2-6.png
Lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc tại hội nghị
Thành Đô, Tứ Xuyên, ngày 3/9/1990. Ảnh trên mạng
Suốt hơn 20 năm kể từ hội nghị Thành Đô, truyền
thông Việt Nam bị cấm đề cập, gợi lại tội ác của Trung Cộng. Sự hy sinh của mấy
chục ngàn binh sĩ cũng bị lãng quên. Sử không viết, học sinh không được học và
giởi trẻ mù tịt về những gì đã diễn ra trong quá khứ.
Học sinh, sinh viên chỉ được nhồi nhét “chủ nghĩa
Mác Lê” trong học phần, buộc phải thuộc “16 chữ vàng” và “tinh thần 4 tốt”. Các
em không phần lớn không biết về cuộc chiến biên giới tháng 2/1979, nơi đồng bào
chiến sĩ của mình bị Trung Cộng sát hại, con số lên đến hàng chục ngàn người,
máu nhuộm đỏ cả những dòng sông và hài cốt hàng ngàn người chưa tìm thấy, vẫn
còn vắt vẻo đâu đó ở các cao điểm, sườn núi, cánh rừng hiểm trở…
Các em cũng không được dạy về lòng yêu nước và sự
hy sinh của những người lính dũng cảm, bỏ mình ngoài biển khơi trong trận Hải
chiến Hoàng Sa tháng 1/1974, nơi 74 binh sĩ VNCH đã anh dũng nằm xuống khi đối
đầu với quân Trung Quốc.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/03/2-7.png
Bà Huỳnh Thị Sinh (trái) vợ Hạm trưởng Ngụy
Văn Thà hy sinh trong trận Hải chiến Hoàng Sa. Nguồn: Nhịp cầu Hoàng Sa
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/03/1-38.jpg
Bà Hà Thị Liên áp má vào di ảnh con trai là
liệt sĩ Đào Kim Cương, chết trong Thảm sát Gạc Ma. Nguồn: Báo SGGP
Sách “Gạc Ma – Vòng Tròn Bất Tử” là tác phẩm hiếm
hoi, như là nén nhang tri ân, sưởi ấm vong linh của 64 binh sĩ bị Trung Cộng
thảm sát trong buổi sáng 14/3/1988. Ngày ấy máu của 64 người con ưu tú xả thân
cho dân tộc, loang đỏ cả vùng biển đảo san hô và đến tận hôm nay, xương cốt của
họ vẫn còn nằm sâu trong lòng biển lạnh.
Vậy mà các kiêu binh Võ Tiến Trung, Nguyễn Thanh Tuấn,
Hoàng Kiền, Khuất Biên Hoà, cùng một “rừng” DLV hùa theo miệt thị, cản trở, gây
áp lực để sách “Gạc Ma – Vòng Tròn Bất Tử” không đến được tay bạn đọc.
Đạo đức “mập mờ” của sĩ quan cấp cao…
Có một câu chuyện khác xảy ra năm 2018. Không phải
ngẫu nhiên mà cựu
Thượng tá Bùi Tiến Lợi, Chủ nhiệm Bộ môn Chủ nghĩa xã hội khoa học,
Trường Sĩ quan Công binh (Bộ Quốc phòng), trùm “Lực lượng 47” lại công khai clip trên
YouTube tuyên truyền “Nói Biển Đông là của Việt Nam, Trường Sa, Hoàng Sa của
Việt Nam là trái với luật pháp quốc tế, không đúng với công ước về luật biển
năm 1982. Đừng bao giờ nghĩ rằng chúng ta cứ có các dữ liệu lịch sử là chúng ta
có thể vơ lãnh hải, thềm lục địa, các hòn đảo vào lòng mình …”
Khi bị khai trừ ra khỏi Đảng, Bùi Tiến Lợi bộc
bạch: “Tôi khẳng định phát ngôn đó không phải là phát ngôn không định hướng.
Đây là phát ngôn có thông tin chính thống. Chúng tôi được tập huấn và đã từng
giảng dạy bốn, năm năm nay”.
Vậy là đã rõ, việc Đảng CSVN vội vã khai trừ Bùi
Tiến Lợi ra khỏi đảng, xem như Lợi chỉ là “quả chanh” bị vắt hết nước và bị
trảm vì “tiết lộ bí mật” quá nhiều vấn đề.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/03/0-62.jpg
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/03/1-39.jpg
Các
quyết định loại bỏ ông trùm “AK47” Bùi Tiến Lợi
Ai đã “tập huấn, giảng dạy” cho những kẻ như Bùi
Tiến Lợi, để “định hướng” dân chúng, nếu không phải là những kiêu binh “phò
Tàu” như Võ Tiến Trung, giám đốc Học viện Quốc phòng, nơi đào tạo ra các sĩ
quan cấp cao giữ vai trò chủ chốt trong quân đội, Nguyễn Thanh Tuấn, Cục trưởng
Cục tuyên huấn Tổng cục Chính trị Bộ Quốc phòng và Hoàng Kiền, Tư lệnh binh
chủng Công binh?
Nếu ai từng đọc truyện cổ dân gian hoặc say mê bộ
môn cải lương miền Nam, sẽ không quên kịch bản nổi tiếng “Bên cầu dệt lụa”.
Nhiều thế hệ khán giả phải rơi lệ, mến thương và
xúc động vô bờ về hình ảnh thôn nữ Quỳnh Nga, nàng dâu hiếu thảo, người vợ
công, dung, ngôn, hạnh với lòng vị tha nhân hậu và tình yêu thuỷ chung, sâu
nặng, mà nàng đã dành cho Trần Minh “khố chuối”.
Cũng cảm kích không kém, một Trần Minh “khố chuối”
đói rách thuở hàn vi, khi đỗ Trạng Nguyên vẫn từ chối lời cầu hôn từ công chúa
Bích Vân tuyệt sắc giai nhân. Trần Minh lắc đầu với mọi phú quý vinh hoa, sẵn
sàng chịu bị xử chém bay đầu vì tội “khi quân”, chứ quyết không phản bội hiền
thê chờ đợi nơi quê nghèo…
Võ Tiến Trung thì khác. Xuất phát điểm là tướng
quân “bần cố nông” không khác gì Trần Minh “khố chuối”, nhưng nhân cách và đạo
phu thê khi đã “công thành danh toại” thì khác xa một trời, một vực.
Khi mang lon Thượng tá, trung đoàn trưởng một đơn vị
thuộc sư đoàn 315 đóng tại nội thành Đà Nẵng, Trung quên ngay người vợ đầu ấp
tay gối là Đặng Thị Miên và hai đứa con thơ dại, để lao vào cuộc tình với một
bóng hồng xinh đẹp tuổi đôi mươi, đến từ Hải Dương tên là Phạm Hồng Vân.
Bất chấp tất cả, Trung công khai mối tình mới và
viết đơn ly hôn để nhanh chóng cưới Vân. Đau đớn và tủi nhục vì bị phản bội, bà
Đặng Thị Miên nuốt nước mắt, ôm chặt hai cô con gái vào lòng…
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/03/2-8-1024x749.png
Bà Đặng Thị Miên (trái) vợ của Trung và cô
Phạm Hồng Vân (phải), người tình mới của Trung. Nguồn: CTV Tiếng Dân
Phạm Hồng Vân đẻ cho Trung hai cậu con trai. Điều
lạ lùng là Trung đặt tên cho hai đứa con trai, ghép cùng tên ông ta, thành một
cụm từ, thành một địa danh gắn liền với giới chức cầm quyền một chính thể mà ai
nghe đến cũng sẽ rùng mình, ghê sợ: Trung-Nam-Hải.
Lấy được vợ trẻ, Trung đưa Phạm Hồng Vân vào quân
đội. Chân ướt chân ráo, chưa làm được gì nhưng nàng đã đeo lon Trung uý, đến
năm 2017 đã là Thiếu tá, cán bộ Phòng thi hành án, Quân khu 5.
Vợ chồng Võ Tiến Trung sống vương giả trong căn
biệt thự rộng cả ngàn mét vuông ở trung tâm thành phố Đà Nẵng, giống như một
lâu đài, có cả bể bơi, lầu vọng nguyệt, bao quanh là hàng trăm gốc cổ thụ, bon
sai cây cảnh, lan rừng có giá hàng chục tỷ đồng. Nhìn chung không khác gì Trung
đã bứng cả đại ngàn Tây Nguyên về vườn thượng uyển của mình.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/03/0-63.jpg
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/03/1-40.jpg
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/03/2-5.jpg
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/03/3-4.jpg
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/03/4-3.jpg
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/03/5-3.jpg
Một số hình ảnh “cuộc sống bình dị” của vợ
chồng Võ Tiến Trung. Nguồn: Tác giả Thu Hà
Như đã nói ở phần trước, bất kỳ ai phản biện, đối
đầu với nhóm kiêu binh, đều bị họ quy chụp là “thế lực thù địch”, là “tự diễn
biến, tự chuyển hoá”.
Trên các diễn đàn, Võ Tiến Trung kêu gọi trung
thành với Chủ nghĩa cộng sản, luôn phê phán, chửi bới “bọn đế quốc”, bọn “tư
bản giãy chết”. Thế nhưng, Trung lại đưa con trai út Võ Tiến Hải sang du học ở
Úc và cô con gái đầu với người vợ trước Võ Thảo Linh lại kết hôn và có con với
một ông già người Đức gốc Bulgari có tuổi đời bỏ xa cả… Võ Tiến Trung.
Một cô con gái nữa là Võ Trúc Linh, từng sang Hàn
Quốc làm đẹp và về lập nghiệp ở Sài Gòn, có nhà lầu, xe sang và một thẫm mỹ
viện để kinh doanh. Cô này là một người đẹp trong “hội chân dài” vây quanh tay
chơi khét tiếng, đa tình và phóng đãng có hạng ở Sài Gòn, đó là Lê Trương Hải
Hiếu, đương kim Chủ tịch UBND quận 12, con trai của Lê Thanh Hải, cựu Ủy viên
Bộ chính trị, Bí thư thành Hồ.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/03/6-2.jpg
Con gái Võ Tiến Trung bên con trai Lê Thanh
Hải
Với nhóm kiêu binh của Võ Tiến Trung, xin nhắc để
các ông nhớ rằng, cán bộ cao cấp vẫn có nhiều người yêu nước và có nhân cách
hơn các ông vạn lần. Sáng 14/3/2014, trong một buổi lễ có tên “Nghĩa tình Hoàng
Sa, Trường Sa” nhằm kêu gọi đóng góp xây dựng Khu tưởng niệm Gạc Ma – Trường Sa
và Đài tưởng niệm nghĩa sĩ Hoàng Sa, ông Đặng Ngọc Tùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch
Tổng LĐLĐ Việt Nam đã xúc động phát biểu:
“40 năm trước, ngày 19.1.1974, Trung Quốc dùng
vũ lực cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. 74 sĩ quan, binh sĩ quân đội
Việt Nam Cộng hòa đã kiên cường chiến đấu bảo vệ đảo và hy sinh vĩnh viễn nằm
lại ở vùng biển Hoàng Sa. Máu của những người con đất Việt dù trong những hoàn
cảnh lịch sử khác nhau đã đổ xuống để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc Việt
Nam yêu dấu. Ghi nhận công ơn to lớn đó, chia sẻ nỗi đau của những người vợ,
người con có người thân đã hy sinh bảo vệ Hoàng Sa 1974 và Trường Sa 1988 là
việc làm rất cần thiết của cả cộng đồng và xã hội”.
Chiến tranh đã lùi xa gần nửa thế kỷ, thế nhưng dù
đã kết thúc nội chiến, suốt 46 năm qua hòa giải dân tộc vẫn không đến được với
con Lạc cháu Hồng. Đảng viên Lê Đình Kình 84 tuổi đời, 58 tuổi đảng vẫn bị xử
bắn mà không cần bản ản, con cháu bị “tru di” chỉ vì tội giữ đất. Giới trí thức,
cùng dân chúng phản biện thì bị bắt bớ, tra khảo, giam cầm. Người Việt hải
ngoại gởi tiền phúng điếu ông Kình, giúp đỡ tù nhân lương tâm, tặng cho những
mảnh đời bất hạnh, nghèo khổ… nhưng bị đảng xem là “thế lực thù địch”.
Góp phần phá chủ trương, chính sách hoà giải, đại
đoàn kết dân tộc, có “công” rất lớn của những ông tướng kiêu binh, cực đoan và
bảo thủ, giáo điều như Võ Tiến Trung, Nguyễn Thanh Tuấn, Hoàng Kiền. Họ là
những kẻ sống xa hoa trong vàng son nhung lụa, nhưng với cái tâm độc ác, chuyên
gieo rắc nghi kỵ, châm lửa hận thù, xát muối vào vết thương chưa lành của chính
đồng bào mình.
No comments:
Post a Comment