Wednesday 31 March 2021

VỀ CUỘC THI KHKT CẤP QUỐC GIA : CHÁN CHẢ BUỒN CHẾT! (Nguyễn Hoàng Ánh)

 



Về cuộc thi KHKT cấp quốc gia: Chán chả buồn chết!

Nguyễn Hoàng Ánh

31/03/2021

https://baotiengdan.com/2021/03/31/ve-cuoc-thi-khkt-cap-quoc-gia-chan-cha-buon-chet/

 

Bộ GD-ĐT vừa công bố 91 dự án đoạt giải trong Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm học 2020 – 2021. Trong số đó, 12 đề tài giành giải nhất làm “dậy sóng” ở một số diễn đàn về giáo dục, khoa học trên mạng xã hội.

 

Một số dự án được đặt câu hỏi có quá sức với học sinh cấp III, như đề tài “Nghiên cứu phân lập các hợp chất ức chế tăng sinh tế bào cơ trơn động mạch chủ và hoạt hóa eNOS trên tế bào ECV304 từ một số loài làm thuốc thuộc chi Polygonum L. định hướng phòng và điều trị xơ vữa động mạch” của nhóm học sinh ở Hải Phòng.

 

Nguyễn Minh Hồng – cựu sinh viên ngành công nghệ sinh học ở một trường đại học phía Nam – bày tỏ ý kiến: Việc điều chế chất ức chế từ những loại rau răm (Polygonum L.) không phải dễ, thậm chí với sinh viên đại học.

 

Hay dự án “Cải tiến peptit polybia-mp1 để ứng dụng trong điều trị ung thư” của hai học sinh ở Thanh Hóa cũng được một số ý kiến đặt dấu hỏi liệu có sự hỗ trợ của người lớn có chuyên môn hay không? “Khi mà việc giảng dạy các môn sinh học, hóa học trong trường phổ thông còn nặng tính lý thuyết, chuyện nghiên cứu các chất ứng dụng điều trị ung thư với học sinh, theo tôi, gần như không thể“, Hoàng Anh, một giáo viên hóa học ở Đắk Lắk, nhận xét.

 

Từ cách đây 5-7 năm sinh viên đã chỉ đích danh với mình vài “thần đồng” mới lớp 11-12 đã có concert, triển lãm, đề tài… được báo chí ca ngợi hết lời, thực chất là thuê người làm để đánh bóng hồ sơ apply vào các trường Anh Mỹ. Còn mua điểm để make up học bạ thì truyền thống rồi. Cứ thế này thì hồ sơ từ Việt Nam sẽ bị vào black list như Trung Quốc thôi.

 

Nhưng điều làm mình thắc mắc nhất là, “ban bánh khảo” của cuộc thi phải nhìn ra vấn đề ngay từ lúc duyệt đề tài. Khi mình hướng dẫn sinh viên, đọc bài copy là mình nhận ra ngay. Mình từng bảo sinh viên là: “Cái gì cô cũng có thể tha thứ trừ gian lận. Sinh viên không biết mới là bình thường, giáo viên ở đó để giúp sinh viên mà. Cô đọc bài SV mãi rồi nên đến bài là do nam hay nữ viết, học trường nào, chức gì… cô cũng nhận ra được nên đừng mất công chép làm gì”!

 

“Ban bánh khảo”, nếu muốn, thừa sức nhận ra độ chân thực của những bài thi này.

Chúng ta đang dạy gì cho học sinh vậy???

 


No comments:

Post a Comment

View My Stats