Quân
đội Miến Điện tàn sát người dân, nhiều tư lệnh nước ngoài phản ứng
H.C. -
Saigon Nhỏ News
March 27, 2021
https://saigonnhonews.com/quan-doi-mien-dien-tan-sat-nguoi-dan-nhieu-tu-lenh-nuoc-ngoai-phan-ung/
Các
tư lệnh quân đội hàng chục nước hôm nay thứ Bảy 27-03 ra tuyên bố lên án việc
các lực lượng an ninh Miến Điện sử dụng vũ khí sát thương để đàn áp người dân
sau khi có thông tin hơn 100 người đã bị giết trong đêm thứ Bảy, ngay trước lễ
kỷ niệm Ngày Quân lực của nước này.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2021/03/aungban-1-750x430.jpeg
Những người đàn ông
bế một người biểu tình bị thương ở Aungban, bang Shan, vào sáng ngày 19-3-2021.
(Hình: myanmar-now.org)
Thứ Bảy 27-03 được coi là
ngày đẫm máu nhất trong chiến dịch đàn áp người biểu tình phản đối vụ đảo chính
lật đổ chính phủ dân sự của Miến Điện. Truyền thông và nhân chứng cho biết đã
có tới 114 người bị giết chết, trong đó có nhiều trẻ em và người nhỏ nhất chỉ mới
năm tuổi. Tính đến nay số dân thường được báo cáo thiệt mạng trong các cuộc biểu
tình phản đối đảo chính đã lên hơn 440 người.
Tuyên bố chung của các tư
lệnh quân đội cực lực lên án vụ tàn sát và nói rằng quân đội Miến Điện đã đánh
mất lòng tin của dân chúng.
“Với tư cách là bộ trưởng quốc phòng, chúng tôi lên
án việc sử dụng vũ lực sát thương chống lại những người không có vũ khí của lực
lượng vũ trang Miến Điện và các cơ quan an ninh liên quan,” bản dự thảo tuyên bố mà hãng tin Reuters
có được, cho biết.
Đây là một tuyên bố hiếm
hoi của các chỉ huy quân sự cao nhất từ nhiều quốc gia trên thế giới, cả ở châu
Á và châu Âu, bao gồm các bộ trưởng quốc phòng Úc, Canada, Đan Mạch, Đức, Hy Lạp,
Ý, Nhật Bản, Hòa Lan, New Zealand, Hàn Quốc, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ.
Tuyên bố yêu cầu quân đội
Miến Điện phải “chấm dứt bạo lực và làm việc để khôi phục sự tôn trọng
và tín nhiệm của người dân Miến Điện mà họ đã đánh mất thông qua các hành động
của mình.”
Tuy không lên án rõ ràng
cuộc đảo chính quân sự ngày 01-02-2021, lật đổ chính phủ được bầu của bà Aung
San Suu Kyi, tuyên bố khẳng định một quân nhân chuyên nghiệp phải tuân theo các
tiêu chuẩn quốc tế về ứng xử “và có trách nhiệm bảo vệ – không làm tổn
hại – những người dân mà họ phục vụ.”
Các nhà ngoại giao từ các
quốc gia này cũng đã lên án cuộc đàn áp đẫm máu của quân đội Miến Điện.
Nhưng cho đến nay quân đội
Miến Điện vẫn phớt lờ những lời chỉ trích của quốc tế về cuộc đàn áp bạo lực nhằm
vào những người bất đồng chính kiến.
Các lệnh
trừng phạt mới của Hoa Kỳ và châu Âu trong tuần này đã làm gia tăng áp
lực lên tập đoàn quân phiệt cầm quyền ở Miến Điện. Nhưng các tướng lĩnh Miến Điện
được hưởng một “sự bảo kê” của Nga và Trung Quốc – hai thành viên có quyền phủ
quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, có thể ngăn chặn mọi hành động trừng
phạt hoặc lên án của Liên hợp quốc.
Quân đội Miến Điện nói họ
làm đảo chính để nắm quyền vì cuộc bầu cử tháng 11-2020 trong đó đảng Liên minh
Dân tộc vì Dân chủ (NLD) của bà Suu Kyi giành được thắng lợi áp đảo, là cuộc bầu
cử gian lận, một lời tố cáo đã bị ủy ban bầu cử của đất nước bác bỏ. Bà Suu Kyi
và nhiều nhân vật khác trong đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà hiện bị
giam giữ tại một địa điểm không được tiết lộ.
Ngày đẫm máu 27-03-2021
cũng là ngày kỷ niệm năm thứ 66 cuộc nổi dậy của quân dân Miến Điện năm 1945 chống
lại sự chiếm đóng và cai trị của Nhật Bản, dưới sự chỉ huy của người anh hùng
dân tộc Aung San – thân phụ của bà Aung San Suu Kyi. Sau khi giành được độc lập
năm 1947, Miến Điện lấy ngày nổi dậy này làm ngày lễ lớn hằng năm, gọi là Ngày
Quân lực.
Quân đội Miến Điện
đã tổ
chức một cuộc diễu binh lớn ở thủ đô Naypyidaw nhằm phô trương sức mạnh
và đe dọa để người dân không dám phản kháng.
Thứ trưởng Quốc phòng Nga
Alexander Fomin đã tham dự một cuộc duyệt binh ở thủ đô Naypyidaw và gặp gỡ các
nhà lãnh đạo quân đội cấp cao một ngày trước đó.
Các nhà ngoại giao cho biết
có tám quốc gia – Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Việt Nam, Lào
và Thái Lan – đã cử đại diện tham dự cuộc diễu hành Ngày Quân lực Miến Điện,
nhưng Nga là nước duy nhất cử một quan chức cấp thứ trưởng.
===============================
.
.
Quân
đội Miến Điện giết cả trăm người biểu tình trong một ngày đẫm máu
Người
Việt
March 27, 2021
ANGON, Miến Điện (AP) – Hôm Thứ Bảy, 27 Tháng Ba, quân đội Miến
Điện tổ chức trọng thể ngày quân lực của họ, với cuộc diễn binh lớn ở thủ đô
Naypyitaw, giữa khi lính và cảnh sát ở các nơi khác giết cả trăm người trong
các cuộc đàn áp biểu tình, một ngày đẫm máu nhất kể từ khi quân đội đảo chánh
cướp chính quyền hồi tháng qua.
Trang tin tức online
Myanmar Now tường thuật vào khuya Thứ Bảy, giờ địa phương, rằng số người chết trong
ngày đã lên tới 114. Con số do một nhà nghiên cứu độc lập ở Yangon, vốn đã thu
thập các dữ liệu mới nhất, nói rằng số thiệt mạng là 107, tại khoảng hơn hai chục
thành phố và thị trấn ở Miến Điện.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2021/03/TS-Myanmar01-032721-1536x1051.jpg
Người biểu tình đứng
sau rào cản trên đường phố Dala ở Miến Điện. (Hình: AP Photo)
Cả hai con số này đều cao
hơn tất cả các ước tính trước đó về lần thảm sát hôm 14 Tháng Ba, là từ 74 tới
90 người.
Các con số do nhà nghiên
cứu yêu cầu được giấu tên này thu thập, thường cũng giống như con số công bố mỗi
cuối ngày của tổ chức trợ giúp tù nhân chính trị ở Miến Điện, có tên Assistance
Association of Political Prisoners (AAPP), được coi là có uy tín và chính xác.
Tình trạng thẳng tay giết
hại người biểu tình chống chính quyền đã khiến có sự phản đối mạnh mẽ của quốc
tế và nhiều cơ sở ngoại giao ở Miến Điện đã đưa ra các bản thông cáo đề cập tới
việc hạ sát thường dân hôm Thứ Bảy, gồm cả các trẻ nhỏ.
Tòa đại sứ EU ở Miến Điện
đưa ra bản thông cáo trên Twitter nói rằng: “Ngày quân lực thứ 76 này của Miến
Điện sẽ mãi được nhớ tới là một ngày của kinh hoàng và mất danh dự. Việc giết hại
thường dân không võ trang, gồm cả trẻ nhỏ, là điều không thể nào bào chữa.”
Đại Sứ Mỹ Thomas Vajda
nói: “Lực lượng an ninh đang giết hại thường dân không võ trang. Đây không phải
là hành động của một quân đội hay lực lượng cảnh sát chuyên nghiệp. Người dân
Miến Điện đã lên tiếng rất rõ ràng là họ không muốn sống dưới chế độ quân phiệt.”
Số thường dân bị quân đội
cảnh sát giết hại ở Miến Điện đang tăng cao vì hội đồng tướng lãnh đang có các
biện pháp đối phó tàn bạo hơn, nhằm đàn áp chống đối sau cuộc đảo chánh hôm 1
Tháng Hai, lật đổ chính quyền do dân bầu lên của bà Aung San Suu Kyi.
Tính tới ngày Thứ Sáu, tổ
chức AAPP nói có 328 bị giết trong các cuộc đàn áp sau đảo chánh.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2021/03/TS-Myanmar02-032721-1536x1025.jpg
Bà mẹ khóc than đứa
con trai 20 tuổi bị quân đội bắn chết trong biểu tình ở Dala, Miến Điện. (Hình:
Stringer/Getty Images)
Đài truyền hình nhà nước
Miến Điện MRTV tối Thứ Sáu loan tải lời cảnh cáo giới trẻ, vốn là thành phần
nòng cốt trong các cuộc biểu tình chống chế độ, là sẽ bị bắn vào đầu và lưng.
Ông Phil Robertson, phó
giám đốc đặc trách Á Châu của tổ chức tranh đấu nhân quyền Human Rights Watch,
có trụ sở đặt tại New York, nói rằng những gì xảy ra hôm Thứ Bảy cho thấy thành
phần lãnh đạo quân đội Miến Điện, được gọi là Tatmadaw, phải bị truy tố trước
tòa án quốc tế. (V.Giang) [qd]
-----------------------
.
.
Một
trong những ngày người Myanmar chết nhiều nhất kể từ ngày đảo chính
DCVOnline (Tin AP)
POSTED ON MARCH
27, 2021
Người đứng đầu quân đội
Myanmar hôm thứ Bảy đã nhân dịp Ngày Quân Lực cố gắng biện minh cho việc lật đổ
chính phủ dân bầu của Aung San Suu Kyi, khi những người biểu tình chống đẩo
chính đánh dấu kỳ ngày lễ bằng cách kêu gọi các cuộc biểu tình lớn hơn nữa.
https://storage.googleapis.com/afs-prod/media/e9ef50906f114a2db2983f54fdfd0bc3/800.jpeg
Những người biểu
tình chống đảo chính dập tắt đám cháy trong một cuộc biểu tình ở thị trấn
Thaketa, Yangon, Myanmar, Thứ Bảy, ngày 27 tháng 3 năm 2021. Ảnh AP)
YANGON, Myanmar (AP) — Khi quân đội Myanmar tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Quân Lực
hàng năm bằng một cuộc diễu hành vào thứ Bảy tại thủ đô của Myanmar, binh lính
và cảnh sát ở những nơi khác được cho là đã giết hàng chục người khi trấn áp
các cuộc biểu tình chống lại cuộc đảo chính hồi tháng trước.
Một người nghiên cứu độc
lập ở Yangon đưa ra con số nêu trên, đã tổng hợp số người thiệt mạng mỗi ngày
cho thấy tổng số người thiệt mạng tính đến chiều thứ Bảy là 74 người, trải rộng
trên hơn hai chục thành phố và thị trấn. Con số đó sẽ làm cho ngày thứ Bẩy vừa
qua tương đương với ngày nhiều chết chóc nhất kể từ cuộc đảo chính.
Tweet
Máy thu hình trên
đường ở thành phố ở Dawe ghi lai hình ảnh và âm thanh cảnh sát Myanmar vô cớ bắn
thường dân. @Waiwainu
Các số liệu do người
nghiên cứu giấu tên vì lý do a ninh thu thập, nói chung phù hợp với số liệu do
Hội Hỗ trợ các tù nhân chính trị đưa ra vào cuối mỗi ngày, ghi lại số người chết
và bắt giữ và được nhiều người coi là nguồn xác thực . Hãng tin AP không thể
xác nhận độc lập về con số người đã chết.
Các vụ giết người đã
nhanh chóng bị quốc tế lên án, với nhiều phái đoàn ngoại giao đến Myanmar
đã đưa ra các tuyên bố đề cập đến vụ giết hại dân thường, gồm cả trẻ em, hôm thứ
Bảy. Phái đoàn của Liên Minh Châu Âu tới Myanmar cho biết trên
Twitter :
“Ngày thứ Quân Lực thứ 76 của Myanmar sẽ được khắc
ghi là ngày của khủng bố và ô nhục. Việc giết hại thường dân không vũ trang, gồm
cả trẻ em, là hành động không thể chối cãi.”
Số người chết ở Myanmar
đang tăng đều đặn khi chính quyền ngày càng mạnh tay hơn với việc trấn áp phe
phản đối cuộc đảo chính ngày 1 tháng 2 đã lật đổ chính phủ dân cử của bà Aung
San Suu Kyi. Cuộc đảo chính đã đảo ngược nhiều năm tiến bộ theo hướng dân chủ
sau 5o năm bị quân đội cai trị.
Cho đến thứ Sáu, Hội các tù nhân chính trị đã xác minh 328 người thiệt
mạng trong cuộc đàn áp hậu đảo chính. Số người chết hàng ngày cao nhất là ít nhất 74 người vào ngày 14
tháng 3, nhưng vào dịp đó, tất cả ngoại trừ một số ít người chết đều ở Yangon,
thành phố lớn nhất của Myanmar.
Tướng Min Aung Hlaing của chính phủ quân phiệt đã không trực tiếp đề
cập đến phong trào biểu tình khi ông phát biểu trong Nhày Quân Lực trên truyền
hình quốc gia trước hàng nghìn binh sĩ ở Naypyitaw. Ông chỉ đề cập đến “khủng
bố có thể gây hại cho sự yên tĩnh của quốc gia và an ninh xã hội” và
và gọi nó là điều không thể chấp nhận được.
Sự kiện năm nay được coi
là tiêu điểm cho bạo lực, với việc những người biểu tình đe dọa sẽ tăng gấp đôi
sự phản đối của công chúng đối với cuộc đảo chính với ngày càng nhiều cuộc biểu
tình lớn hơn. Những người biểu tình gọi ngày lễ bằng tên ban đầu của nó, Ngày
Kháng chiến, đánh dấu sự khởi đầu của cuộc nổi dậy chống lại sự chiếm đóng của
Nhật Bản trong Thế chiến 2.
Tweet
Tính đến 21:30 tối nay (27 tháng 3), chúng tôi xác
nhận có 114 thường dân đã chết tại 44 thị trấn trên khắp #Myanmar dưới bàn tay
của quân đội của chính phủ đảo chính. Con số gồm 40 người chết ở #Mandalay và
27 người chết ở #Yangon. #WhatsHapppeningInMyanmar. @MyatNoe59443990
Đài truyền hình nhà nước
MRTV vào tối thứ Sáu đã công bố một thông báo kêu gọi những người trẻ tuổi — những
người đi đầu trong các cuộc biểu tình và nổi bật trong số những người thiệt mạng
— học bài học từ những người thiệt mạng trong các cuộc biểu tình về nguy cơ bị
bắn vào đầu hoặc lưng.
Lời cảnh báo được nhiều
người coi là một mối đe dọa bởi vì một số lượng lớn những người biểu tình tử
vong là do bị bắn vào đầu, cho thấy họ đã bị nhắm bắn chết. Thông báo cho thấy
một số thanh niên đã tham gia phản đối như thể đây là một trò chơi, và kêu gọi
cha mẹ và bạn bè của họ không để cho họ tham gia.
Trong những ngày gần đây,
chính quyền đã miêu tả những người biểu tình là những người gây ra bạo lực vì họ
sử dụng lẻ tẻ các loại bom xăng. Ngược lại, các lực lượng an ninh đã sử dụng đạn
thật trong nhiều tuần để chống lại đám đông ôn hòa và không vũ trang.
Chính phủ quân sự không
công bố số lượng người chết thường xuyên, và khi họ công bố số liệu, tổng số chỉ
là một phần nhỏ so với những gì các tổ chức độc lập như Liên hiệp quốc đã báo
cáo. Chính phủ quân phiệt đã nói rằng việc sử dụng vũ lực của họ là hợp lý để
ngăn chặn cái mà nó gọi là bạo loạn.
Trong bài phát biểu
hôm thứ Bảy, Min Aung Hlaing đã sử dụng cơ hội này để cố gắng biện minh
cho việc lật đổ chính phủ của bà Suu Kyi, cáo buộc rằng chính phủ đã không điều
tra những bất thường trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng 11 năm ngoái và nhắc lại
rằng chính phủ của ông sẽ tổ chức “một cuộc bầu cử tự do và công bằng” và bàn
giao quyền lực sau đó.
Quân đội đã tuyên bố rằng
có những bất thường trong các cuộn phiếu bầu cho cuộc bầu cử cuối cùng, mà đảng
Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà Suu Kyi đã giành chiến thắng long trời lở
đất.
Chính quyền đã bắt giữ bà
Suu Kyi vào ngày bà nắm quyền, và tiếp tục giữ bà với các cáo buộc hình sự nhỏ
trong khi điều tra các cáo buộc tham nhũng chống lại bà mà những người ủng hộ
bà bác bỏ vì có động cơ chính trị.
Phil Robertson, Phó giám đốc châu Á của Tổ chức
Theo dõi Nhân quyền có trụ sở tại New York,
cho biết các sự kiện hôm thứ Bảy cho thấy quân đội, được gọi là Tatmadaw, ở
Myanmar, nên bị truy tố ở Tòa án luật quốc tế.
Ông nói:
“Đây là một ngày đau khổ và tang tóc cho người dân
Miến Điện, những người đã phải trả giá cho sự kiêu ngạo và tham lam của
Tatmadaw bằng mạng sống của mình.”
© 2021 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn
và đọc “Thể lệ
trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
Nguồn: Dozens killed in one of deadliest days since Myanmar coup | AP |
Mar. 27, 2021.
No comments:
Post a Comment