BTV
Tiếng Dân
31/03/2021
https://baotiengdan.com/2021/03/31/ban-tin-ngay-31-3-2021/
Tin Biển Đông
Vừa kết thúc đợt tập trận
kéo dài suốt tháng 3/2021 ở Biển Đông, Trung Quốc thông báo tập trận cả tháng 4 ở vịnh Bắc bộ,
VTC đưa tin. Hôm nay, Cục Hải sự TQ ra thông báo, quân đội nước này sẽ tập trận
ở phía tây bán đảo Lôi Châu của TQ, tức phía đông Vịnh Bắc Bộ của VN từ ngày
1/4 đến 30/4/2021.
Cũng như các lần tập trận
trước, TQ đơn phương ra thông báo cấm tàu thuyền vào vùng tập trận, lần này là
khu vực có bán kính 5 km, từ điểm có tọa độ 21-14.23 độ Vĩ Bắc, 109-32.80 độ
Kinh Đông. Theo thông báo của Cục Hải sự TQ, đây đã là cuộc tập trận thứ 5 của
quân đội TQ tại Vịnh Bắc Bộ, từ đầu năm 2021.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/03/Img2-5-1024x472.png
Ảnh chụp màn hình
thông báo tập trận mới nhất của Cục Hải sự TQ, có ghi thời gian và tọa độ khu vực
tập trận.
Về tình hình khu vực Đá
Ba Đầu, lúc 7h tối nay, hãng tin AP cập nhật: Philippines yêu cầu Trung Quốc rút lui khỏi khu vực 6 đảo và
bãi cạn. Chính phủ Philippines thông báo, hôm nay họ phát hiện hơn 250
tàu dân quân biển TQ đang hoạt động trong khu vực gần 6 thực thể ở Biển Đông,
mà Manila tuyên bố chủ quyền. Philippines yêu cầu TQ rút các tàu này khỏi khu vực.
Nguồn tin từ Chính phủ
Philippines cho biết, sau khi họ triển khai các hoạt động tuần tra trên không
và trên biển nhằm gây áp lực, vẫn có ít nhất 44 tàu dân binh TQ neo đậu tại khu
vực Đá Ba Đầu, khoảng 200 tàu TQ còn lại đã tản ra 5 khu vực khác. Có ít nhất 4
tàu hải quân TQ đang hoạt động ở khu vực Đá Vành Khăn, 45 tàu “dân quân biển”
đang ở quanh Đảo Thị Tứ, mà Philippines gọi là Pagasa.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/03/Img3-3.jpeg
Các tàu dân quân biển
TQ đang hoạt động ở khu vực Đá Ba Đầu. Ảnh: National Task Force-West Philippine
Sea/ AP
VOA dẫn tin từ Reuters về
tình hình Philippines: Bầy đàn ‘tàu dân quân’ Trung Quốc đã tản ra ở
vùng biển tranh chấp. Nhà chức trách Philippines cho biết, có 44 tàu vẫn
đang đậu ở đá Ba Đầu, khoảng 200 chiếc khác có mặt rải rác quanh các khu vực
khác ở quần đảo Trường Sa, gồm các đảo nhân tạo đã được TQ quân sự hóa, có 4
tàu hải quân của Trung Quốc ở đó.
RFA có bài phỏng vấn ông
Greg Poling, GĐ Chương trình AMTI của Trung tâm CSIS ở Mỹ: Hành động của Trung Quốc ở Đá Ba Đầu đang gây áp lực cho Việt
Nam. Ông Poling nói về khả năng TQ cưỡng chiếm Đá Ba Đầu: “Đây
là chiến lược bao trùm của Bắc Kinh, đó là sử dụng lợi thế áp đảo về số lượng
trong các lực lượng dân quân và bảo vệ bờ biển để làm cho các nước tuyên bố chủ
quyền khác ở Đông Nam Á không thể hoạt động tự do trong các vùng biển ở Biển
Đông. Và chiến lược này đang tiến gần tới thành công một cách nguy hiểm”.
Facebooker Phạm Thắng Nam cho biết: Tàu cảnh sát biển
VN số hiệu 8001 đã tiếp cận khu vực cụm đảo Sinh Tồn (Union Banks) từ nửa đêm
6/3 đến rạng sáng 7/3 để thực hiện “việc chấp pháp, bảo vệ chủ quyền”. Tàu CSB
8001 đã phải tắt định vị vệ tinh AIS và có vài lần đến gần khu vực Đá Ba Đầu.
Hiện tàu này đang neo đậu gần đảo Sinh Tồn Đông.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/03/Img9-9-1024x611.jpg
Vị trí của tàu cảnh
sát biển VN số hiệu 8001 vào thời điểm 1h3’ sáng nay. Ảnh: FB Phạm Thắng Nam
Báo Pháp Luật TP HCM có
bài: Mỹ cần có kế hoạch đối phó dân quân biển Trung Quốc.
GS Andrew S. Erickson ở Mỹ nhận định, từ sự kiện hàng trăm tàu “dân quân biển”
TQ đang tập hợp trái phép ở đá Ba Đầu, Mỹ nên cập nhật đối sách cho các chiến
thuật mới đang được TQ ra sức tận dụng những năm gần đây, nhất là chiến thuật
triển khai rất nhiều “tàu cá” có vũ trang lộng hành khắp Biển Đông.
GS Erickson lưu ý, trên
lý thuyết, “dân quân biển” chỉ là lực lượng dự bị chứ không phải đội quân chiến
đấu thường trực, nhưng “dân quân biển” TQ lại được “huấn luyện một cách
bài bản và chia thành các đơn vị chuyên nghiệp hoạt động toàn thời gian”,
cùng với lượng lớn khí tài quân sự và tàu chiến hỗ trợ. Số lượng đông đảo cho
phép “dân quân biển” TQ duy trì sự hiện diện ở hầu hết mọi ngóc ngách của Biển
Đông.
VOV có bài: Lực lượng tàu ngầm – “công cụ” giúp Mỹ khắc chế tham vọng của
Trung Quốc. Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ xác nhận, các tàu
ngầm tấn công của lực lượng này đang thực hiện “các hoạt động ứng phó với
những tình huống bất ngờ” tại Tây Thái Bình Dương nhằm hỗ trợ chính
sách của Lầu Năm Góc về “một khu vực Thái Bình Dương tự do và rộng mở”,
bao gồm mục đích đối phó với sự bành trướng của TQ ở Biển Đông.
Báo Thế Giới và VN đặt câu
hỏi về sự kiện Nhật Bản, Indonesia sắp tập trận tại Biển Đông: Thông điệp gửi
đến Trung Quốc là gì? Chuyên gia Ian Storey của Viện nghiên cứu
ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore, bình luận, dù Nhật Bản – Indonesia chưa công bố
chi tiết về kế hoạch tập trận chung ở Biển Đông, nhưng khả năng cuộc tập trận sẽ
diễn ra trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia: “Điều này sẽ làm nổi
bật quyết tâm bảo vệ các quyền chủ quyền của nước này, đặc biệt trong vùng biển
xung quanh quần đảo Natuna”.
Báo Thanh Niên đưa
tin: Nhật, Úc tập trận ở Biển Đông. Lực lượng phòng vệ biển
Nhật Bản (MSDF) công bố thông tin về sự kiện khu trục hạm Nhật JS Akebono tập
trận chung với tàu hộ vệ Úc HMAS Anzac ở Biển Đông từ ngày 29 đến 31/3. JMSDF
thông báo, cuộc tập trận nhằm duy trì một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự
do và rộng mở, trong bối cảnh TQ gia tăng hoạt động gây căng thẳng ở Biển
Đông.
Mời đọc thêm: Philippines thông báo, các tàu “dân quân biển” TQ đã tản ra
các thực thể bị chiếm đóng (Bloomberg). – Biển Đông: Trung Quốc sẽ diễn lại kịch bản “Vành Khăn” tại Đá
Ba Đầu? (RFI). – Đông Nam Á “không thể” chọn phe trong cuộc đọ sức Mỹ – Trung (RFI). – Giữa căng thẳng Biển Đông, nhiều ngoại trưởng ASEAN tề tựu về
Trung Quốc (TN). – Nhật ‘nắn gân’ Trung Quốc ở Biển Đông (TT). – Trung Quốc thông báo tập trận một tháng tại Vịnh Bắc Bộ (RFA).
– Trung Quốc lại tập trận thêm một tháng ở vịnh Bắc bộ (TN).
– Điểm yếu lớn nhất khiến Trung Quốc khó trở thành siêu cường
quân sự (DNVN).
.
Tin chính trường
Đúng như thông tin “hành
lang” đã có từ trước: Ông Vương Đình Huệ được bầu làm Chủ tịch Quốc hội,
Zing đưa tin. Sáng nay, QH bỏ phiếu kín “bầu” Chủ tịch QH, Chủ tịch Hội đồng bầu
cử quốc gia, dù danh sách ứng cử viên chỉ có một người! Theo kết quả kiểm phiếu,
ông Vương Đình Huệ nhận được đủ “tín nhiệm” và trở thành Chủ tịch QH, Chủ tịch
Hội đồng bầu cử Quốc gia.
Ngay sau khi trúng cử
“đúng quy trình”, tân Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tuyên thệ nhậm chức,
Thông Tấn Xã VN đưa tin. Tân Chủ tịch QH Vương Đình Huệ tuyên thệ “tuyệt đối
trung thành” với Tổ quốc, với nhân dân, với hiến pháp của chế độ và sẽ “nỗ
lực hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó”. Ông Huệ
được đánh giá là quan chức cấp cao theo lối “kỹ trị”, từng được kỳ vọng sẽ kế
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/03/Img1-15-1024x655.jpg
Chủ tịch QH Vương
Đình Huệ tuyên thệ nhậm chức. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
VTC có clip: Tân Chủ tịch
Quốc hội Vương Đình Huệ tuyên thệ nhậm chức.
https://www.youtube.com/watch?v=4eMZTxHIXM0
BBC đặt câu hỏi về tình
hình chính trường VN: Ông Vương Đình Huệ làm Chủ tịch Quốc hội – người dân có
bất ngờ? Một bạn trẻ giấu tên ở Sài Gòn bình luận: “Nhìn về
khía cạnh tư pháp, hành pháp lẫn lập pháp, đảng cũng nhúng tay vào bằng cách
này hay cách kia. Dù biết mọi việc đã được lên kịch bản, tin hành lang thường
trở thành tin chính thức nhưng tôi vẫn cố gắng theo dõi vì muốn biết được một số
đường hướng của đảng. Ví dụ, những người trong tứ trụ theo xu hướng nào”.
Chiều nay, QH bỏ phiếu miễn nhiệm 3 Phó Chủ tịch Quốc hội, theo VTC. QH bỏ
phiếu kín để miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch QH khóa 14 đối với bà Tòng Thị
Phóng, ông Uông Chu Lưu và ông Phùng Quốc Hiển. Với 454 đại biểu đồng thuận
trên tổng số 459 người tham gia bỏ phiếu, tỉ lệ tán thành là 94,58%, QH đã
thông qua Nghị quyết miễn nhiệm 3 Phó Chủ tịch QH.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/03/Img4-2.png
Ba Phó Chủ tịch QH
vừa bị miễn nhiệm, từ trái qua: Ông Phùng Quốc Hiển, bà Tòng Thị Phóng, ông
Uông Chu Lưu. Ảnh: VTC
Ngay sau đó, Ủy ban Thường
vụ QH trình nhân sự thay thế 3 phó chủ tịch Quốc hội vừa được miễn
nhiệm, theo báo Tuổi Trẻ. Tin cho biết, tương ứng với 3 người vừa được
miễn nhiệm, QH giới thiệu 3 ứng cử viên, ông Trần Thanh Mẫn sẽ ngồi vào ghế của
bà Tòng Thị Phóng, ông Nguyễn Khắc Định sẽ kế nhiệm vị trí của ông Uông Chu Lưu
và ông Nguyễn Đức Hải thay thế ông Phùng Quốc Hiển.
Diễn biến nhân sự đã được
báo “lề phải” thông báo chi tiết, 3 người cũ vừa xuống thì có đúng 3 người mới
thay, nhưng QH vẫn phải diễn màn kịch “quy trình” và sẽ bỏ phiếu kín. Kết quả sẽ
được công bố trong ngày mai.
Phía Chính phủ, Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ cuối cùng của
nhiệm kỳ, theo VOV. Dấu ấn của nhiệm kỳ Thủ tướng Phúc là các bài diễn
thuyết “tô hồng” chế độ, địa phương nào cũng được ông Phúc “nâng” lên thành “đầu
tàu”, “mũi nhọn” trong phát triển kinh tế. Trong phiên họp cuối của nhiệm kỳ
Chính phủ, ông Phúc cũng dùng những lời “có cánh” để nói về các thành tựu mà
chính phủ ông đã đạt được.
Mời đọc thêm: Ông Vương Đình Huệ chính thức được bầu làm Chủ tịch Quốc hội (GDTĐ).
– Tiểu sử tóm tắt của tân Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ (TTXVN).
– Cam kết của tân Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khi nhậm chức (VNN).
– Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội chúc mừng tân Chủ tịch Quốc hội
Vương Đình Huệ (LĐTĐ).
– Chính thức miễn nhiệm 3 Phó Chủ tịch Quốc hội (CT).
– 3 nhân sự nào được trình để bầu Phó Chủ tịch Quốc hội? (GĐ).
– Các ông Trần Thanh Mẫn, Nguyễn Khắc Định và Nguyễn Đức Hải
được giới thiệu để bầu Phó Chủ tịch Quốc hội (ANTĐ). – Nguyên Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng làm Thứ trưởng Bộ Văn hóa (Zing).
.
Tin nhân quyền
RFA đưa tin: Tù nhân lương tâm Trần Thanh Phương bị giam chung với tù
hình sự trong phòng 60 người/100m2. Ông Phương là một thành viên của nhóm
Hiến pháp, đã bị xử cuối tháng 7/2020. Ông Phương sinh năm 1975, lãnh án 3 năm
6 tháng tù giam. Bà Lê Thị Khanh, vợ ông Phương nói:
“Anh Phương kể cho em là, anh bị kỷ luật ngày mùng 2
tháng 3 tới ngày 12 tháng 3 thì mới hết cùm tay, cùm chân anh. Có nghĩa là
trong vòng 10 ngày đó là cùm tay anh lại, giam riêng anh trong phòng. Trước đó,
ở đội 35 K2, bây giờ chuyển ra đội 15 K2, nhưng mà là qua bên tù hình sự, nói
chung là tù xã hội”.
Vợ ông Phương nói
thêm: “Bên đội 15 này cái phòng bề ngang 5m, dài 20 m mà ở tới 60 người.
Khi qua bên này thì đi lao động, chồng em mới nói là bây giờ chồng em huyết áp
cao mà ra nắng thì anh chịu không nổi. Anh xin cán bộ không đi làm việc, không
đi lao động thì cán bộ đưa qua phòng bệnh nhân, đủ thứ bệnh nằm trong đó cho
nên anh cũng sợ”.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/03/Img6-1.jpeg
8 thành viên của nhóm Hiến Pháp bị xét xử ở TP HCM
ngày 31/7/2020. Ảnh: PLTP/RFA
Cũng RFA đưa tin: Một Facebooker bị kết án tù vì chỉ trích lãnh đạo do bồi thường
đất đai không thỏa đáng. Đó là trường hợp ông Lê Văn Hải, đã bị TAND tỉnh
Bình Định tuyên án bốn năm tù giam, trong phiên tòa hôm nay với cáo buộc “Lợi
dụng các quyền dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của
tổ chức, cá nhân”.
Năm 2014, nhà và đất của
gia đình ông Hải bị thu hồi để xây dựng nhà máy xử lý nước thải ở phường Nhơn
Bình, TP Quy Nhơn. Ông khiếu nại và yêu cầu bồi thường, nhưng không nơi nào thụ
lý đơn của ông, nên ông dùng Facebook để bày tỏ sự bất bình, thì bị bắt và kết
án 4 năm tù giam, với cáo buộc, dùng Facebook cá nhân để chia sẻ các bài viết
“xúc phạm đến uy tín, danh dự, nhân phẩm” của các lãnh đạo, quan chức tỉnh Bình
Định.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/03/Img7-1.jpeg
Ông Lê Văn Hải
trong phiên tòa hôm nay tại TAND tỉnh Bình Định. Ảnh: NLĐ/ RFA
Mời đọc thêm: Hoa Kỳ cam kết bảo vệ nhân quyền « trên khắp thế giới » (RFI).
– Việt Nam chính quy hóa lực lượng chống “diễn biến hòa bình”
trên mạng xã hội (RFA). – Lê Trọng Hùng nói trước khi bị bắt: ‘Nếu đắc cử tôi sẽ đưa
Hiến pháp vào trường học’ (VOA). Báo “lề đảng”: Không được bồi thường như ý, người đàn ông lên Facebook nói
xấu chủ tịch tỉnh (NLĐ). – Tuyên phạt Lê Văn Hải 4 năm tù vì xâm phạm lợi ích Nhà nước (TN).
.
Cập nhật tình hình
Miến Điện
Diễn biến mới ở Miến Điện: Mỹ rút một phần nhân viên ngoại giao, lên án tình
trạng bạo lực kinh hoàng, RFI đưa tin. Ông Tom Andrews, báo cáo viên đặc
biệt của LHQ về Miến Điện, 15 nước thành viên Hội Đồng Bảo An LHQ sẽ họp bàn về
quyết định “cắt những nguồn tài chính của tập đoàn quân sự và đưa những nhân
vật chịu trách nhiệm về những vụ sát hại tàn bạo ra Tòa Án Hình sự Quốc tế”.
Mỹ kêu gọi các doanh nghiệp
quốc tế ngừng hợp tác với chế độ quân phiệt Miến Điện. Ngoại trưởng Mỹ Antony
Blinken đánh giá, tình hình đàn áp người người biểu tình “ngày càng đáng lo ngại,
thậm chí là kinh hoàng”, đến cả trẻ em 5 tuổi cũng bị sát hại. Bộ Ngoại Giao Mỹ
đã ra lệnh cho nhiều nhân viên ngoại giao “không trọng yếu” và gia đình của họ
về nước.
Nhóm nghị sĩ Myanmar sắp thành lập chính phủ dân sự, thách
thức quân đội, theo VTC. Ông Zin Mar Aung, một nghị sĩ đảng Liên minh
Quốc gia vì Dân chủ (NLD) cho biết: “Chúng tôi sắp đạt được rồi… Một chính
phủ đoàn kết lâm thời của Myanmar sẽ được thành lập và ra mắt vào khoảng cuối
tháng”. Ông Zin Mar Aung là người giữ quyền ngoại trưởng trong CRPH, là Ủy
ban Đại diện cho Pyidaungsu Hluttaw, tổ chức do nhóm các nhà lập pháp dân sự
thành lập để phản kháng lại chính quyền quân sự.
Zing đưa tin: Luật sư tiết lộ bà Aung San Suu Kyi ‘trông vẫn khỏe’.
Hôm nay, LS Min Min Soe làm việc trực tuyến với bà Aung San Suu Kyi, cựu cố vấn
nhà nước Miến Điện. Tin cho biết, lúc đầu, bà Suu Kyi muốn gặp trực tiếp LS và
không đồng ý cho cảnh sát cùng hiện diện hoặc giám sát cuộc gọi trực tuyến.
Nhưng đề nghị của bà Aung San Suu Kyi không được chế độ quân phiệt chấp thuận,
nên chỉ có thể tiếp xúc với LS thông qua video trực tuyến. LS Min Min Soe tiết
lộ: “Bà ấy trông vẫn khỏe, thần thái vẫn ổn”.
Mời đọc thêm: Myanmar: Luật sư tiết lộ sắc mặt bà Suu Kyi hậu đảo chính (NLĐ).
– Nhóm nghị sĩ Myanmar sắp thành lập chính phủ dân sự? (TĐ).
– CNN: Thái Lan từ chối nhận, dân Myanmar vô rừng trốn không
kích (PLTP). – Sau đình chỉ thương mại, Mỹ ra lệnh cho nhân viên ngoại giao
không thiết yếu rời khỏi Myanmar (DNVN). – Mỹ sơ tán nhân viên “không chủ chốt” khỏi Myanmar, Nhật đình
chỉ viện trợ (KTĐT).
– Trung Quốc phong tỏa thành phố giáp Myanmar (Zing).
– Miến Điện: Quân đội oanh kích phe nổi dậy Karen đóng gần biên
giới Thái Lan (RFI). – Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc họp kín về Myanmar, ASEAN kêu
gọi đối thoại (VOV). – Trên 500 thường dân Miến Điện thiệt mạng : Mỹ tăng trừng phạt,
Hội Đồng Bảo An họp kín — Miến Điện: Nguy cơ nội chiến và hướng đến công bằng sắc tộc? (RFI).
***
Thêm một số
tin: Thiếu tướng Tô Ân Xô: Có ‘bảo kê’ trong đại án xăng giả (VNE).
– Bệnh nhân cầm đầu đường dây ma túy ngay trong Bệnh viện Tâm
thần Trung ương I (TT). – Học
sinh, sinh viên Việt Nam cần có hoạt động câu lạc bộ (BBC).
– Người làm nail gốc Việt ở Mỹ trải qua một năm điêu đứng (Zing).
– Một Việt kiều Úc bị bắt sau 29 năm với cáo buộc ‘vay tiền
không trả’ (NV). – Hoa Kỳ: Những lời chứng đầy xúc động trước tòa về bối cảnh cái
chết của George Floyd (RFI).
No comments:
Post a Comment