Trung Quốc hướng đến Trung
Đông bằng thỏa thuận với Iran
Jeremy
Bowen
Biên tập viên BBC Trung Đông
31 tháng 3 năm 2021
https://www.bbc.com/vietnamese/world-56573658
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/163B9/production/_117756019_mediaitem117756015.jpg
Bộ trưởng Ngoại
giao Trung Quốc Vương Nghị và người đồng cấp Iran, Mohammad Javad Zarif, đã ký
thỏa thuận
Thông tin chi tiết vẫn
chưa được công bố, nhưng giả định rằng Trung Quốc, bất chấp lệnh trừng phạt của
Mỹ, sẽ mua dầu của Iran. Đáp lại, Trung Quốc sẽ đầu tư một số của cải vào Iran.
Các lệnh trừng phạt đã khiến Iran bị hạn chế nguồn đầu tư từ nước ngoài.
Đây là phần mở rộng gần
đây nhất của dự án cơ sở hạ tầng rộng lớn của Trung Quốc, sáng kiến Vành đai và Con đường, đang tạo ra các kết
nối mà Bắc Kinh cần để tiếp tục bành trướng như là một cường quốc toàn cầu.
Thỏa thuận hạt nhân Iran:
Biden nói gì?
Mỹ tấn công mạng vào các hệ
thống vũ khí Iran
Một số người Iran đã hồ
nghi về động cơ của Trung Quốc khi nội dung dự thảo thỏa thuận hợp tác bị rò rỉ
vào năm ngoái. Các thỏa thuận liên quan đến sáng kiến Vành đai và Con đường hướng
đến việc mang lại lợi ích lớn nhất cho Trung Quốc. Một số thỏa thuận trông có vẻ
hấp dẫnđã trở nên rất chua chát khi các quốc gia nhỏ hơn, nghèo hơn (và hầu hết
các quốc gia đều nhỏ hơn và nghèo hơn Trung Quốc) nhận thấy rằng họ rơi vào thế
kẹt.
Iran - nhỏ hơn Trung Quốc,
nhưng vẫn là một quốc gia lớn với nguồn tài nguyên thiên nhiên khổng lồ và một
chính sách đối ngoại năng động - là một vấn đề khác.
Các biện pháp trừng
phạt của Mỹ đã thành công trong việc xua đuổi đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế
Iran
Thỏa thuận mới này sẽ
giúp Iran đối đầu với Mỹ.
Cả Iran lẫn chính quyền
Biden ở Washington đều tuyên bố rằng họ muốn Mỹ tham gia lại thỏa thuận chỉnh
lý các hoạt động hạt nhân của Iran, được gọi là Kế hoạch Hành động toàn diện
chung (JCPOA). Cựu Tổng thống Donald Trump đã rút Mỹ khỏi thỏa thuận này vào
năm 2018 và thất bại trong việc cố gắng phá hủy nó, tuyên bố rằng việc ngăn chặn
Iran sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ khiến quá trình này trở nên dễ dàng hơn nhiều.
Cả người Iran và người Mỹ
đều so găng với nhau, không tính trở thành người nhượng bộ trước trong cuộc đàm
phán.
Giờ đây, Iran đã ký một
thỏa thuận chiến lược với Trung Quốc, cũng là một bên của JCPOA, họ sẽ hy vọng
không đơn thuần chỉ là tăng doanh số việc bán dầu, điều quan trọng đối với một
nền kinh tế đã bị tổn hại nặng nề bởi các lệnh trừng phạt.
Thỏa thuận này sẽ mang lại
cho Iran nhiều đòn bẩy vốn hơn với Mỹ.
Chính sách ngoại giao của
Joe Biden: Trung Quốc là 'cạnh tranh lớn nhất'
Nhà khoa học hạt nhân hàng
đầu Iran bị ám sát
Tổng thống Biden, như hai
người tiền nhiệm của mình, đã cố gắng "xoay trục" khỏi Trung Đông hướng
đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương hái ra tiền và có tầm quan trọng về mặt chiến
lược. Trên thực tế, điều đó là không thể, vì có quá nhiều thứ ở Trung Đông mà Mỹ
coi là sống còn đối với lợi ích của mình. Một trong những mục của chương trình
nghị sự đó là Iran, và những tham vọng hạt nhân mà nước Mỹ nói là không có.
Trong khi Mỹ đã không thực
hiện xoay trục như mong muốn của mình và thoái lui, họ cũng đã không tiến về
trước. Việc bất đắc dĩ đào thêm bất kỳ hố sâu nào cho chính mình ở Trung Đông
đã mở ra cơ hội cho các đối thủ của họ.
Nga nhìn thấy khoảng
không để vực dậy lại vai trò cũ của Liên Xô bằng cách can thiệp vào Syria.
Trung Quốc cho rằng Mỹ
đang suy tàn dài hạn và không thể đảo ngược được. Trung Quốc tự coi mình là cường
quốc đang nổi lên của thế giới trong Thế kỷ 21 và hơn thế nữa. Một cường quốc tầm
cỡ như vậy không thể ngó lơ Trung Đông.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/16B2F/production/_117757929_mediaitem117757928.jpg
Ngoại trưởng Trung
Quốc cũng đã đến thăm ba quốc gia khác trong vùng Vịnh, bao gồm Các Tiểu vương
quốc Ả Rập Thống nhất
Hợp tác chiến lược ở vùng
Vịnh có thể mang ý nghĩa to lớn đối với tham vọng dài hạn của Trung Quốc hơn bất
kỳ lợi ích ngắn hạn nào mà Iran mang lại.
Chuyến công du đến Trung
Đông của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị không chỉ giới hạn ở Tehran
cho lễ ký kết.
Tờ China Daily, một cơ
quan của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đưa tin rằng ông đã tiết lộ kế hoạch 5 điểm
"để đạt được sự an toàn và bình ổn ở Trung Đông bằng cách đưa ra những
thúc đẩy mang tính xây dựng cho cuộc đối thoại Palestine-Israel, nối lại thỏa
thuận hạt nhân Iran và xây dựng khuôn khổ an ninh. trong khu vực này".
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/84B7/production/_117757933_gettyimages-825399844.jpg
Trung Quốc thành lập
căn cứ quân sự ở nước ngoài đầu tiên ở Djibouti vào năm 2017
Đó cũng là điều mà giới
ngoại giao phương Tây nói đến. Nhưng Mỹ vốn coi Trung Đông là khu bảo tồn của
mình kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Mỹ không bao giờ trao cho các đồng
minh EU vai trò nào lón hơn việc ký vào ngân phiếu.
Quân Giải phóng Nhân dân Trung
Quốc đã xây dựng căn cứ quân sự ở nước ngoài đầu tiên trên Biển Đỏ, ở Djibouti.
Nơi này hướng ra một trong những tuyến hải trình nhộn nhịp nhất thế giới và chỉ
cách Bộ Tư lệnh châu Phi của Mỹ có 10km.
Liệu Bắc Kinh có đang lên
kế hoạch tương tự trên bờ biển vùng Vịnh của Iran, xây cho mình một chỗ đứng hải
quân ở nơi mà Hải quân Mỹ coi là hồ nước của riêng mình?
Joe Biden và chính quyền
của ông có thể tìm cách quay trở lại JCPOA. Họ đánh giá đó là lợi ích sát sườn
nhất của họ.
Chính quyền Biden sẽ phiền
lòng nhiều hơn về các dấu hiệu cho thấy Trung Quốc, với sự trỗi dậy tăng tốc của
mình, đang chen chân vào khu vực bất ổn nhất thế giới.
***
TIN LIÊN QUAN
Thỏa thuận hạt nhân Iran:
Các lệnh trừng phạt của Mỹ sẽ không được dỡ bỏ
8 tháng 2 năm 2021.
.
Chính sách ngoại giao của
Joe Biden: Trung Quốc là 'cạnh tranh lớn nhất'
5 tháng 2 năm 2021
.
Hệ thống vũ khí của Iran bị
Mỹ tiến hành tấn công mạng
23 tháng 6 năm 2019
.
Nhà khoa học hạt nhân hàng
đầu Iran bị ám sát
28 tháng 11 năm 2020
No comments:
Post a Comment