Gặp
gỡ bốn nước Đông Nam Á tại Phúc Kiến, Bắc Kinh tiếp tục cô lập Việt Nam
Jackhammer
Nguyễn
31/03/2021
Báo Bưu Điện Hoa Nam
(SCMP), từ Hồng Kông, hôm 30/3/2021, có bài: “Bắc Kinh tranh thủ các nước Đông Nam Á, trong nỗ lực chống lại
phản ứng dữ dội ở Biển Đông”. Bài báo trích dẫn các nguồn tin ngoại
giao, cho biết, Trung Quốc và bốn nước ASEAN sẽ gặp nhau tại Phúc Kiến, một tỉnh
duyên hải phía Đông Nam của Trung Quốc, trong tuần lễ cuối tháng Ba, đầu tháng
Tư này. Bốn nước đó là Indonesia, Singapore, Philippines và Malaysia.
Báo SCMP bình luận rằng,
đây là một chiến dịch ngoại giao của Trung Quốc, nhằm phá thế cô lập mà Mỹ đang
tạo ra, bằng cách liên kết với các đồng minh và đối tác vùng Ấn Độ – Thái Bình
Dương.
Nhìn vào thành phần tham
dự ở Phúc Kiến này, có thể thấy hai điều: Việt Nam không có mặt và Philippines
lại đang căng thẳng với Trung Quốc tại khu vực đá Ba Đầu (Whitsun Reef),
khi hơn 200 tàu dân quân của Trung Quốc, kéo tới đóng đô ở
đây hơn hai tuần qua.
(Việt Nam cũng tuyên bố
chủ quyền trên bãi cạn này, nhưng không có hành động cụ thể bảo vệ tuyên bố của
mình như Philippines, là điều máy bay chiến đấu tới giám sát tàu Trung Quốc,
cũng như không có quan chức Việt Nam nào tuyên bố phản đối Trung Quốc như tổng thống và các lãnh đạo cao cấp của Philippines
đã lên tiếng).
Mắt xích yếu
Philippines?
Việc hơn 200 tàu cá Trung
Quốc tới đá Ba Đầu án ngữ, làm người ta nhớ đến vụ Trung Quốc chiếm bãi cạn
Scarborough của Philippines hồi năm 2012. Trong vụ Scarborough, Bắc Kinh đã chiếm
hẳn bãi đá, sau khi Trung Quốc thỏa thuận với Philippines cùng rút lui,
Philippines rút lui, nhưng phía Trung Quốc không rút, sau đó Bắc Kinh biến bãi
này thành một căn cứ hậu cần.
Tuy nhiên, vụ đá Ba Đầu lần
này, các nhà quan sát có vẻ thiên về ý kiến cho rằng Bắc Kinh đang nắn gân
Philippines và thử phản ứng của Mỹ, trong mối quan hệ Mỹ – Phi, sau khi chính
quyền Biden thực hiện chiến lược liên kết đồng minh truyền thống của Mỹ chống lại
Trung Quốc.
Trong bốn năm qua, những
phát ngôn khi nóng khi lạnh của ông Rodrigo Duterte, tổng thống Philippines, đã
ít nhiều làm sứt mẻ mối quan hệ Mỹ – Phi. Ông Duterte cũng không giấu quan điểm
của ông ta, qua những phát ngôn nịnh bợ Tập Cận Bình, sau những hứa hẹn đầu tư
hậu hĩnh vào Phi. Còn nhớ, trong chuyến viếng thăm của Tập Cận Bình tới Manila
hồi tháng 4/2018, Duterte nói rằng, ông ta “yêu” Tập Cận Bình và ông ta cần Trung Quốc hơn bất kỳ
nước nào khác trong lúc này.
Cuộc gặp gỡ Phúc Kiến được
hình thành khá chóng vánh, ngay sau khi ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố
rằng, Mỹ sẽ bảo vệ đồng minh Philippines từ những cuộc tấn
công trên Biển Đông. Chắc chắn việc bàn tán, thỏa thuận ngầm với Manila về đá
Ba Đầu sẽ được tiến hành ở Phúc Kiến, điều này có nghĩa là, Trung Quốc đã đi
trước Mỹ một nước cờ để giữ tay trên với Manila.
Tiếp tục cô lập Việt
Nam
Trong một bài phân tích mới đây trên Tiếng Dân, tôi đã đưa ra nhận
định rằng, Bắc Kinh đang tìm cách cô lập Hà Nội ở Đông Nam Á, sau chiến dịch
ngoại giao của họ tại chín nước Đông Nam Á, loại trừ Việt Nam. Cuộc gặp gỡ ở
Phúc Kiến không có Việt Nam, phải chăng là tín hiệu đe dọa, một lần nữa Bắc
Kinh muốn gửi đến Hà Nội?
Báo SCMP đưa ra một nhận
xét đáng chú ý, Phúc Kiến là quê hương của nhiều người Hoa ở Đông Nam Á và các
cộng đồng này vẫn giữ vai trò kinh tế quan trọng tại nhiều nước. Những cộng đồng
người Hoa ở bốn nước tham gia cuộc gặp tại Phúc Kiến, phần đông có gốc gác từ tỉnh
này, như gia đình ông Lý Quang Diệu gốc người Phúc Kiến, ông Duterte cũng từng nói rằng, ông nội của ông có gốc gác
từ thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến.
Việc sử dụng người Hoa hải
ngoại vẫn nằm trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc, mà họ thường gọi là đội
quân thứ năm. Trái với các quốc gia Đông Nam Á kể trên, người Hoa ở Việt Nam đa
số có gốc từ Quảng Đông. Vai trò của cộng đồng Hoa kiều ở Việt Nam không lớn
như ở các nước Đông Nam Á kể trên, vì họ đã bị chính sách bài Hoa thời ông Lê
Duẩn làm thiệt hại đáng kể.
Dĩ nhiên mối quan hệ đồng
hương sắc tộc này chỉ đóng vai trò thứ yếu. Bắc Kinh mời nước nào, hoặc không mời
nước nào, thể hiện cách đánh giá hay chính sách của họ đối với nước đó. Việt
Nam là một nước mạnh ở Đông Nam Á, nhưng không được mời. Điều này càng khẳng định
ý kiến của tôi trước đây về chính sách mới của Bắc Kinh, là chia rẽ Việt Nam với
các nước Đông Nam Á khác. Một nhà nghiên cứu trong nước nói với tôi rằng, Việt
Nam vắng mặt ở Phúc Kiến là một đòn dằn mặt của Bắc Kinh với Hà Nội.
Nhìn vào việc truyền
thông nhà nước Việt Nam khá thoải mái hài tên Trung Quốc trong các vụ việc ở biển
Đông gần đây, trong đó có vụ đá Ba Đầu, cũng như có nhiều bài phân tích và bình
luận liên tục về sự đe dọa của Bắc Kinh trên biển Đông, có thể thấy rằng, Hà Nội
cảm nhận được sự đe dọa và đang chống trả, ít nhất là chuẩn bị tâm lý cho dân
chúng.
Trong chiều hướng đó, nhà
nghiên cứu trong nước kể trên nói với tôi rằng, ông Phan Văn Giang là người có
kinh nghiệm trận mạc, được đưa ra làm Bộ trưởng Quốc phòng, thay vì ông Lương
Cường, một viên chính ủy.
Thật ra các cuộc gặp gỡ
kiểu “phủ dụ” của Trung Quốc với các nước kể trên, chẳng quan trọng lắm đối với
Việt Nam. Trường hợp Bắc Kinh thật sự muốn cô lập Việt Nam, thì sẽ có lợi cho
người dân Việt, vì Trung Quốc sẽ đẩy Hà Nội về hướng gần gũi với phương Tây
hơn.
No comments:
Post a Comment