Suy
nghĩ khi ứng cử vào Quốc hội
Nguyễn Đình Cống
12/03/2021
https://baotiengdan.com/2021/03/12/suy-nghi-khi-ung-cu-vao-quoc-hoi/
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/03/1-36.jpg
GS Nguyễn Đình Cống tại một buổi nói chuyện.
Nguồn: Infonet
Đất nước rất cần và cấp thiết “Dân chủ
hóa trong hòa bình”. Để làm việc này có một số con đường khác
nhau, mà con đường từ Quốc hội là có nhiều khả năng vì nó tôn trọng Hiến pháp,
phù hợp với nguyện vọng của nhiều người, trong đó bao gồm những vị có thiện chí
đang là lãnh đạo cấp cao.
Ngày 9/3/2021, tôi đã công bố “Chương trình ứng cử đại biểu quốc hội”. Đó mới chỉ
là chương trình vắn tắt, có thể xúc tiến ngay được. Ngoài ra, đã từ lâu tôi còn
ấp ủ một số ý nghĩ đổi mới hoặc cải cách về Luật Quốc hội, về tổ chức và hoạt
động của Quốc hội để nó xứng đáng là “Đại diện” thật sự của Dân. Ý nghĩ đó
không phải của riêng tôi mà là của nhiều người có trí tuệ, có tâm huyết đối với
vận mệnh đất nước.
Những ý nghĩ như vậy nếu chỉ dừng lại ở việc công
bố trên báo chí, ở việc viết các bản góp ý hoặc kiến nghị thì chỉ như ném hạt
cát xuống ao bèo. Phải có tiếng nói ở diễn đàn Quốc hội thì may ra có phần nào
tác dụng.
Thật ra thì cải cách trong hòa bình, dù ý tưởng có
hay đến bao nhiêu cũng chỉ có thể làm được tốt khi trở thành tình cảm, nhận
thức và ý chí của những người lãnh đạo cao nhất. Tuy vậy khi chưa có được điều
vừa nêu mà có nhiều tiếng nói trong Quốc hội, tạo được dư luận rộng rãi thì dần
dần sẽ hình thành tình cảm, nhận thức và ý chí vừa nêu.
Quốc hội là đại diện cao nhất của dân. Nhiều tài
liệu viết rằng đó là đại diện cho quyền lợi, cho ý chí, nguyện vọng, cho các
thành phần dân tộc. Điều đó đúng nhưng chưa đủ. Quan trọng nhất là đại diện cho
trí tuệ, vì từ đó sẽ có các đại diện khác. Để Quốc hội thật sự có trí tuệ thì
quan trọng nhất là khâu bầu cử. Phải bầu được nhiều người có tài năng và đạo
đức.
Từ quan niệm về vai trò đại diện chưa chính xác mà
sinh ra yêu cầu về cơ cấu, một việc làm tưởng là đúng, là hay nhưng lại góp
phần cản trở việc cử tri được tự do lựa chọn người tài giỏi làm đại diện.
Để cử tri chon lựa được những đại biểu có trí tuệ
thì phải thay đổi những quy định khắt khe về đề cử, ứng cử, lập danh sách ứng
viên, bãi bỏ việc hiệp thương, xóa bỏ quan điểm “Đảng cử dân bầu”.
Không phải chỉ là việc mở rộng cửa cho người tự ứng
cử mà phải là tạo ra sự tự do và dễ dàng cho họ, phải để họ lập chương trình
tranh cử và vận động bầu cử. Có như thế thì cử tri mới dễ phát hiện ra những
ứng viên kém năng lực để loại bỏ.
Hiện nay có sự hạn chế danh sách ứng viên. Thí dụ,
đơn vị được bầu 5 đại biểu thì danh sách ứng viên chỉ được từ 6 đến 8 người.
Không nên hạn chế như vậy mà phải để cho ứng viên chọn đơn vị ứng cử và đơn vị
nào có bao nhiêu người ứng cử thì phải ghi đầy đủ. Việc chuyển ứng viên từ đơn
vị này sang đơn vị khác phải được sự đồng ý của họ.
Những điều vừa viết chưa thể vận dụng ngay ở cuộc
bầu cử năm 2021. Nếu được trúng cử kỳ này tôi sẽ có những hoạt động để vận động
cho nó.
Trên đây tôi viết: “Ấp ủ một số ý nghĩ”. Điều vừa
trình bày là một trong các ý nghĩ đó.
No comments:
Post a Comment