Thông
báo kết quả Giải Văn Việt lần thứ Sáu
3 Tháng Ba, 2021
http://vanviet.info/so-dac-biet/thng-bo-ket-qua-giai-van-viet-lan-thu-su/
Hội đồng Giải Văn Việt đã thống nhất kết quả Giải Văn Việt lần thứ Sáu
như sau:
Giải Văn được trao cho chùm truyện ngắn của nhà văn Trương
Quang (Hà Lan) với 4/5 phiếu bầu chọn của các thành viên Ban Xét Giải Văn.
Giải Thơ được trao cho chùm thơ của nhà thơ Liêu Thái
(Quảng Nam) với 4/5 phiếu bầu chọn của các thành viên Ban Xét Giải Thơ.
Các Giải trên sẽ được nhận Giấy chứng nhận Giải của
Chủ tịch Hội đồng Giải Nguyên Ngọc kèm theo một số tiền tượng trưng trị giá
1000USD.
Giải của Chủ tịch Hội đồng được trao cho các
tác phẩm Những mảnh đời sau song sắt của Phạm Thanh Nghiên (Văn) và Tản
mạn văn hoá văn nghệ và… văn gừng của Nguyễn Thanh Văn (Nghiên cứu Phê
bình) vì sự đóng góp cho sự phong phú, đa dạng của diễn đàn Văn Việt trong năm
2020. Tác giả được giải sẽ nhận Giấy chứng nhận Giải của Chủ tịch Hội đồng Giải
Nguyên Ngọc kèm theo một số tiền tượng trưng trị giá 500USD.
Ban Tổ chức Giải Văn Việt xin tri ân các tác giả đã
đem lại giá trị cho Giải Văn Việt; các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu phê
bình đã nhiệt tình và công tâm làm việc trong các Ban Xét Giải; xin tri ân nhà
tài trợ chính của Giải là TS Nguyễn Quang A.
Ngày 3/3/2021
Ban Xét Giải Văn: Ngô Thị Kim Cúc, Võ Thị Hảo,
Nguyên Ngọc, Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Viện.
Ban Xét Giải Thơ: Lý Đợi, Ý Nhi, Vũ Thành Sơn,
Nguyễn Đức Tùng, Giáng Vân.
Ban Xét Giải Nghiên cứu Phê bình: Hoàng
Dũng, Hoàng Hưng, Văn Giá, Lã Nguyên, Nguyễn Phượng.
- http://vanviet.info/wp-content/uploads/2021/03/image2.png
Trương Quang
- http://vanviet.info/wp-content/uploads/2021/03/image3.png
Liêu Thái
- http://vanviet.info/wp-content/uploads/2021/03/image4.png
Phạm Thanh Nghiên
- http://vanviet.info/wp-content/uploads/2021/03/image5.png
Nguyễn Thanh Văn
***
http://vanviet.info/wp-content/uploads/2021/03/TRUONG-QUANG.jpg
Trương Quang
Sinh 1946 ở Huế, lớn lên, sinh hoạt hướng đạo ở Đà
Nẵng.
Học trung học ở Phan Châu Trinh – Đà Nẵng và Pétrus
Ký – Sài Gòn.
Tốt nghiệp Học viện Quốc gia Hành chánh – Sài Gòn.
Du học tại Institute of Social Studies (The Hague)
và Vrije Universiteit (Amsterdam).
Từng làm việc tại Định Tường, Quảng Trị, Sàì Gòn;
IBM-Netherlands và IBM-Europe.
Từng là giáo sư tại Asian Institute of Technology
(AIT, Bangkok, Thái Lan) và Maastricht School of Management (MSM, Hà Lan).
Hiện định cư tại Hà Lan, về hưu và làm vườn.
TÁC PHẨM:
Mùa
Đông phương Tây & nỗi lòng phương Đông (tạp văn,
NXB Trè, 2006; Phuong Nam Books, Đại học Hoa Sen tái bản, 2011)
*
http://vanviet.info/wp-content/uploads/2021/03/LieuThai-1.jpg
Liêu Thái
Tên thật Trần Minh
Tâm.
Sinh năm 1976.
Nguyên quán: Sài Gòn – Gia Định.
Từng học qua trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí
Minh những năm 1997 đến 2000.
Là người viết tự do.
Hiện sống cùng gia đình tại Điện Minh, Điện Bàn,
Quảng Nam.
*
http://vanviet.info/wp-content/uploads/2021/03/clip_image0022.jpg
Phạm Thanh Nghiên
sinh ngày 24/11/1977 tại Hải Phòng trong một gia
đình lao động nghèo. Vì hoàn cảnh khó khăn và vì ốm yếu, bệnh tật nên việc học
của Phạm Thanh Nghiên bị bỏ dở khi cô đang học lớp 11. Sáu năm sau, cô tiếp tục
việc học ở một Trung tâm Giáo dục Thường xuyên để lấy bằng tốt nghiệp Trung
học, hệ Bổ túc.
Phạm Thanh Nghiên chưa từng theo học một trường dạy
viết văn hay đào tạo báo chí nào như một số người đồn đoán. Tấm bằng duy nhất
và cao nhất cô có được là bằng Cấp 3 Bổ túc. Năm 2005, do tình cờ, cô được biết
Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng đang tổ chức một cuộc thi viết, Phạm
Thanh Nghiên tham gia và đạt giải khuyến khích. Cuộc thi không có giải nhất.
Công việc viết lách của Phạm Thanh Nghiên bắt đầu
từ cuối năm 2006 với những bút hiệu ẩn danh, chủ yếu là các bài báo, bản tin
ngắn phản ảnh tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Năm 2007, Phạm Thanh
Nghiên công khai danh tính trong nhiều bài viết tuy vẫn duy trì các bút hiệu
khác.
Do các hoạt động cổ vũ cho nhân quyền, công khai
chỉ trích các chính sách sai lầm của nhà nước, đặc biệt là bày tỏ quan điểm
chống sự xâm lược của Trung Cộng, Phạm Thanh Nghiên bị bắt vào ngày 18/9/2008
khi đang toạ kháng tại nhà với băng rôn mang khẩu hiệu “Hoàng Sa – Trường Sa
của Việt Nam. Phản đối Công hàm bán nước của Phạm Văn Đồng ngày 14/9/1958.” Cô
bị kết án 4 năm tù giam, 3 năm quản chế với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà
nước CHXHCN Việt Nam”.
Cô ra tù tháng 9/2012 và tiếp tục bị quản chế 3 năm
tại nhà riêng ở Hải Phòng. Tháng 4/2016, cô kết hôn với anh Huỳnh Anh Tú, một
cựu tù nhân chính trị từng chịu 14 năm tù giam. Tháng 11/2017, Phạm Thanh
Nghiên sinh con gái, cùng thời điểm cuốn sách Những mảnh đời sau song sắt
của cô được Tủ sách Tiếng Quê Hương xuất bản tại Hoa Kỳ.
Tháng 1/2019, căn nhà nhỏ mới xây của gia đình cô
và hơn 500 căn nhà khác ở Vườn rau Lộc Hưng bị nhà cầm quyền Tp Hồ Chí Minh phá
huỷ trái phép. Sự kiện này gây ra một sự phẫn nộ đối lớn với công luận, khiến
nhà cầm quyền Việt Nam đối mặt với các chỉ trích, chất vấn từ cộng đồng quốc
tế.
Hiện gia đình Phạm Thanh Nghiên vẫn đang sinh sống
tại Sài Gòn, trong những căn nhà trọ mà họ thuê được nhờ vào sự may rủi. Phạm
Thanh Nghiên vẫn viết và tiếp tục sáng tác với tâm thế của một cây bút tự do,
ngay trong một chế độ mà mọi thứ đều bị cấm đoán và kiểm duyệt.
*
http://vanviet.info/wp-content/uploads/2021/03/clip_image0012.jpg
Nguyễn Thanh Văn
sinh năm 1954 tại Thừa Thiên – Huế, là giáo viên
Anh văn.
TÁC PHẨM:
Truyện ngắn: Bài ca buồn gửi cố hương (NXB
Văn Nghệ TP.HCM),
Lỡ
hội trăng rằm (NXB Văn Nghệ TP.HCM),
Thơ: Dự cảm (NXB Hội Nhà văn).
Hiện sống và viết ở Sài Gòn.
***
Trương
Quang: Phát biểu nhận Giải Văn Văn Việt lần thứ S
3 Tháng Ba, 2021
Liêu
Thái: Phát biểu nhận Giải Thơ Văn Việt lần thứ Sáu
3 Tháng Ba, 2021
Phạm
Thanh Nghiên: Phát biểu nhận Giải Văn Văn Việt lần thứ Sáu
3 Tháng Ba, 2021
Nguyễn
Thanh Văn: Phát biểu nhận Giải Nghiên cứu Phê bình Văn Việt lần thứ Sáu 3 Tháng Ba, 2021
***
Trương
Quang – truyện, về truyện và trò chuyện
3 Tháng Ba, 2021
Về
Những mảnh đời sau song sắt của Phạm Thanh Nghiên
3 Tháng Ba, 2021
3 Tháng Ba, 2021
Về
Tản mạn văn hóa, văn nghệ và… văn gừng của Nguyễn Thanh Văn
3 Tháng Ba, 2021
No comments:
Post a Comment