Ông
Nguyễn Phú Trọng thừa nhận Việt Nam đã không lên tiếng về các sự cố ở Biển Đông
vì tế nhị
RFA
24/03/2021
Tổng Bí thư, Chủ tịch
nước Nguyễn Phú Trọng trình bày Báo cáo tổng kết công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của
Chủ tịch nước trước Quốc hội hôm 24/3/2021. TTXVN
Tổng bí thư kiêm Chủ tịch
nước Nguyễn Phú Trọng mới đây lên tiếng thừa nhận trong nhiệm kỳ Chủ tịch nước
của ông vừa qua, Việt Nam đã có lúc không thể công khai những sự cố xảy ra ở Biển
Đông vì vấn đề tế nhị.
Truyền thông Nhà nước Việt
Nam trích lời ông Trọng đọc báo cáo tổng kết nhiệm kỳ Chủ tịch nước từ 2016 đến
2021 trước Quốc hội hôm 24/3, cho biết:
“Có những việc không thể nói công khai nhưng có những thời điểm, có những sự
cố xảy ra ở Biển Đông xử lý thế nào, phía tây của chúng ta thế nào, phía
tây nam thế nào, quan hệ với nước bạn thế nào. Có những cái xử lý phải nói rất
thật với các bạn, các đồng chí là hết sức tế nhị, hết sức khôn khéo nhưng cả hệ
thống chúng ta làm rất tốt”
Trong phần nói về nhiệm vụ
an ninh, quốc phòng, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho hay, trên cương vị Chủ
tịch Hội đồng Quốc phòng - An ninh, Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, Chủ
tịch nước đã tham gia chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện nhiều đề án, chiến lược quan
trọng liên quan tới lĩnh vực an ninh, quốc phòng.
Ông Trọng cũng nói, dù Việt
Nam không công bố, nhưng Hà Nội đã xây dựng một loạt chiến lược quốc phòng, an
ninh bảo đảm giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chủ
quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Nói trước Quốc hội, ông
Trọng không nói cụ thể các chiến lược quốc phòng an ninh này là gì mà chỉ cho
biết ông đang chỉ đạo xây dựng một số chiến lược có liên quan trực tiếp đến quốc
gia, cực kỳ quan trọng. Ông nói:
“Trong bất cứ tình
hình nào, chúng ta không được để bất ngờ về quốc phòng an ninh ở tất
cả các hướng, cả phía đông, phía tây nam, phía bắc; với các nước ở xa, ở gần,
nước lớn, nước nhỏ”
Việt Nam hiện vẫn còn những
tranh chấp với Campuchia ở biên giới Tây Nam và với Trung Quốc ở khu vực Biển
Đông.
Từ khi Tổng bí thư Nguyễn
Phú Trọng nhận chức Chủ tịch nước vào tháng 10 năm 2018 sau cái chết đột ngột của
Chủ tịch Trần Đại Quang, Trung Quốc đã liên tục có các hành động xâm phạm vùng
đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông. Các hoạt động này của Trung Quốc đã
ảnh hưởng đến hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam.
Trong suốt thời gian
Trung Quốc gây hấn, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng gần như không lên tiếng công
khai phản đối các hành động này mà chỉ có Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng.
So với hồi năm 2014 khi
Trung Quốc đặt giàn khoan HD 981 vào khu vực quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp
với Việt Nam, lần này, Hà Nội không lên tiếng công khai nhiều trên báo chí về
các hoạt động cụ thể của Trung Quốc ở Bãi Tư Chính của Việt Nam.
***
Tin, bài liên quan
·
Philippines:
220 tàu cá Trung Quốc xuất hiện tại Trường Sa
·
Thượng
nghị sĩ Mỹ trình nghị quyết lên án hành động của Trung Quốc ở Biển Đông
·
Trung
Quốc tiếp tục tập trận ở Biển Đông, Việt Nam phản đối
·
Báo
cáo mới về tình trạng hệ sinh thái bị hủy hoại do Trung Quốc bành trướng ở Biển
Đông
·
Hải
quân Hoa Kỳ cam kết tiếp tục đối đầu với Trung Quốc ở khu vực Biển Đông
·
Trung
Quốc độc chiếm Biển Đông
·
Chiến
hạm Đức sẽ đến Biển Đông
·
Trung
Quốc tiếp tục mạnh miệng khi khởi sự một tháng tập trận tại Vịnh Bắc Bộ
·
Trung
Quốc phản đối Nhật Bản cho máy bay bay qua Biển Đông năm 2018
·
Phản
ứng của Việt Nam đối với vụ tàu hải cảnh Trung Quốc đến gần giàn khoan dầu Hải
Thạch
No comments:
Post a Comment