Sunday, 21 March 2021

NÓI 'TẠI BIDEN, XĂNG TĂNG GIÁ' LÀ PHAO 'TIN VỊT' (Người Việt)

 


NỘI DUNG :

 

Nói ‘tại Biden, xăng tăng giá’ là phao ‘tin vịt’  

Người Việt

.

Mỹ nhắn nhủ di dân ‘không có việc mở cửa biên giới’

Người Việt

 

===================================================

.

.

Nói ‘tại Biden, xăng tăng giá’ là phao ‘tin vịt’  

Người Việt

March 21, 2021

https://www.nguoi-viet.com/hoa-ky/noi-tai-biden-xang-tang-gia-la-phao-tin-vit/ 

 

WASHINGTON, DC (NV) – Kể từ đầu Tháng Ba giá nhiên liệu tại Mỹ tăng và trên các trang mạng xã hội lan truyền làn sóng đổ lỗi cho rằng đây là hậu quả của việc ông Joe Biden lên làm tổng thống Mỹ.

 

Tình trạng giá xăng tăng vì những nguyên nhân hoàn toàn không liên quan đến Tổng Thống Joe Biden, theo bài “Who Is To Blame For Rising Gasoline Prices?” đăng trên tạp chí Forbes hồi đầu Tháng Ba.

 

https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2021/03/TS-biden-gas-price-1-1536x1014.jpg

Giá xăng trên $4/gallon ghi nhận tại Mill Valley, California, hồi đầu Tháng Ba. (Hình: Justin Sullivan/Getty Images)

 

Để thấy rõ cách tuyên truyền đổ thừa cho ông Biden trong vụ giá xăng tăng, xin suy ngẫm hoàn cảnh sau: Kể từ khi ông Biden chấp chánh cho đến nay, số ca nhiễm COVID-19 mới giảm 66% và số tử vong giảm 50%, như vậy đúng hay sai khi nói rằng nhờ ông Biden làm giảm bệnh dịch hay ông Biden phải chịu trách nhiệm cho những ca nhiễm bệnh hoặc tử vong mới vẫn tiếp tục xảy ra?

 

Nguyên nhân và hậu quả hiện tượng mang tầm vóc quốc gia không thể đánh giá một cách phiến diện như thế.

 

Phân tích của Forbes cho thấy những nguyên nhân gây ra tình trạng nhiên liệu tăng giá là những lý do hoàn toàn khác hơn là “do” ông Biden.

 

1-Giá dầu thô tăng

 

Lý do căn bản nhất khi xăng tăng giá là do giá dầu thô tăng.

Các biểu đồ trong suốt quá trình lịch sử giá cả nhiên liệu đều cho thấy giá xăng và giá dầu thô là hai đại lượng luôn tỷ lệ thuận với nhau. Nói một cách đơn giản: Giá xăng tăng vì dầu thô lên giá, xăng lên giá vì giá dầu thô tăng.

 

Khi đại dịch COVID-19 bùng phát toàn cầu hồi giữa Tháng Ba, 2020, hầu hết các quốc gia toàn thế giới gần như đồng loạt ban hành lệnh cách ly, không đi lại, không du lịch, trên các tuyến giao thông quốc tế cũng như quốc nội.

 

Hậu quả, toàn bộ hệ thống giao thông thế giới ngừng lại, khiến vào Tháng Tư, giá giao dịch dầu thô rớt xuống đến mức âm, khoảng trên/dưới âm (-) $30/thùng dầu thô.

 

Không một ai đi lại nên xăng sản xuất ra không được tiêu thụ, trở thành thừa mứa và đương nhiên, giá xăng phải xuống.

 

Bây giờ, cùng lúc việc chích ngừa được đẩy mạnh và dịch bệnh đang suy giảm, các tiểu bang bãi bỏ dần dần lệnh cách ly, hoạt động kinh tế trở lại, đương nhiên, hoạt động giao thông phục hồi và sự phục hồi này khiến nguồn cung cấp nhiên liệu, từ khai thác dầu thô lẫn lọc dầu, đều không kịp cung ứng sau thời gian trì trệ khi đại dịch bùng phát.

 

Nguồn cung cấp không kịp theo nhu cầu, và điều tất yếu là xăng lên giá.

 

Chính sách thể hiện quyết tâm chống dịch của chính phủ Biden hiệu quả khiến nền kinh tế hồi phục, nhu cầu đi lại, qua tất cả mọi phương tiện, hồi phục, làm xăng tăng giá, do đó, chẳng lẽ muốn giữ giá xăng thấp thì cần phải để nền kinh tế tiếp tục tê liệt bằng cách thả nổi cho dịch tiếp tục lây lan?

 

Phần trình bày ở trên cho thấy mối quan hệ hỗ tương giữa quy luật cung cầu trong bối cảnh đại dịch.

 

Đó là chưa kể đến việc tổ chức các quốc gia sản xuất dầu OPEC phối hợp với Nga vừa mới quyết định gia hạn việc giảm sản lượng có từ giai đoạn đại dịch vừa bùng phát. Ngoài ra, Saudi Arabia, một quốc gia sản xuất dầu thô chủ chốt trong khối OPEC, tiếp tục duy trì việc cắt giảm thêm 1 triệu thùng dầu/ngày, bất chấp nhu cầu tiêu thụ toàn cầu đang gia tăng.

 

https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2021/03/TS-biden-gas-price-3-1536x938.jpg

Hầu hết các cây xăng ở Texas không còn nhiên liệu để bán khi bão tuyết Uri ập vào hồi giữa Tháng Hai. (Hình: Ron Jenkins/Getty Images)

 

2-Bão tuyết Uri làm mất điện diện rộng, khiến các nhà máy lọc dầu Texas tê liệt 

 

Vụ khủng hoảng mất điện diện rộng tại tiểu bang Texas trong cơn bão tuyết Uri hồi Tháng Hai, khiến cho các nhà máy lọc dầu tại tiểu bang này gần như hoàn toàn tê liệt, gây ảnh hưởng trực tiếp giá nhiên liệu toàn nước Mỹ, đặc biệt tại các tiểu bang miền Tây.

 

Mười một nhà máy lọc dầu tại Texas trong thời gian mất điện vừa qua phải đóng cửa một phần hoặc toàn diện, làm mất đi 30% tổng sản lượng cung ứng nhiên liệu toàn quốc, theo trang theo dõi giá xăng GasBuddy.

 

Hồi đầu Tháng Hai, hệ thống nhà máy lọc dầu tại Mỹ chỉ mới hoạt động trở lại ở mức 83% tổng năng suất, nhưng khi bão tuyết hoành hành ở Texas, con số này xuống chỉ còn 56%.

 

“Hoạt động của các nhà máy lọc dầu vốn đã bị thiệt hại nặng vì tình trạng suy thoái do đại dịch, chưa kịp hoạt động bình thường trở lại, giờ đây lại bị bão tuyết ảnh hưởng nặng nề. Và người tiêu thụ không kịp trở tay trong lúc tỷ lệ thất nghiệp vẫn đè nặng,” theo ông Patrick De Haan, chuyên gia phân tích của GasBuddy.

 

3-Bệnh dịch gây hậu quả nặng nề cho kỹ nghệ lọc dầu

 

Kể từ hồi giữa Tháng Ba, 2020, khi đại dịch bùng phát, tình trạng toàn bộ ngành giao thông tê liệt, khiến cho hơn một chục nhà máy lọc dầu toàn quốc phải đóng cửa, và hàng chục ngàn nhân viên kỹ nghệ dầu bị sa thải.

 

Hệ quả là hồi cuối Tháng Mười Hai, 2020, kỹ nghệ lọc dầu ở Mỹ bị mất 1 tỷ thùng/ngày.

 

“Hy vọng rằng có thể mức sản xuất sẽ quay lại vào thời điểm 2022-2023, nhưng với tình hình hiện nay, nói chung mức sản lượng thiếu sót sẽ tiếp tục duy trì,” phân tích gia Justin Jenkins của ngân hàng đầu tư Raymond James nhận định.

 

Để phục hồi lại một kỹ nghệ thiệt hại trên diện rộng của bất kỳ biến cố thiên tai hay nhân tai đều cần yếu tố thời gian vì toàn bộ xã hội và hoạt động kinh tế ở mức vĩ mô đều bị ảnh hưởng và cần phục hồi đồng bộ.

 

https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2021/03/TS-biden-gas-price-2-1536x1024.jpg

Phi trường vắng lặng không một bóng người khi cả thế giới đóng cửa vì dịch COVID-19 từ hồi Tháng Ba, 2020. (Hình: Rob Carr/Getty Images)

 

4-Giá xăng tăng trong mùa Hè

 

Xăng mùa Hè phải đáp ứng tiêu chuẩn thải khí thấp hơn, do đó, cần nhiều hóa chất đặc biệt trong quá trình lọc dầu, chi phí cho các hóa chất này khoảng 15 cent/gallon.

 

Ngoài ra, nhu cầu đi lại trong mùa Hè gia tăng mãnh liệt, khiến mức tiêu thụ xăng tăng quá nhanh dẫn đến tình trạng khan hiếm, và kết quả đương nhiên là xăng tăng giá.

 

Đặc biệt, đại dịch COVID-19 có chiều hướng thuyên giảm khi việc chích ngừa gia tăng, khiến người dân cảm thấy yên tâm hơn đi du lịch vào mùa Hè này sau hơn một năm trời sống trong tình trạng cách ly.

 

Với những lý do nêu trên, luận điệu đổ thừa “tại Biden, xăng lên” là những kiểu tuyên truyền vu vơ mang tính chính trị bất chấp sự vận hành kinh tế và tình hình thực tế. (MPL) [đ.d.]

 

*

VIDEO :  Nói ‘tại Biden, xăng tăng giá’ là phao ‘tin vịt’

 

------------------------------------

 

Xem Thêm

.

Los Angeles thu hồi hơn 400 khẩu súng không nguồn gốc 

Mar 21, 2021

.

Chủ cây xăng gốc Á ở California bị xịt hơi cay, miệt thị chủng tộc

Mar 21, 2021

.

Cảnh sát Irvine ra mục báo cáo tội phạm thù ghét trên trang web

Mar 21, 2021

 

=====================================================

.

.

Mỹ nhắn nhủ di dân ‘không có việc mở cửa biên giới’

Người Việt

Mar 21, 2021

https://www.nguoi-viet.com/hoa-ky/bt-noi-an-nhan-di-dan-khong-co-viec-mo-cua-bien-gioi-cho-toi-my/

 

WASHINGTON, DC (NV) – Bộ Trưởng Nội An Mỹ Alejandro Mayorkas hôm Chủ Nhật, 21 Tháng Ba, có lời nhắn gửi thành phần di dân rằng không có việc mở cửa biên giới và họ chớ nên kéo tới khu vực biên giới phía Nam của Mỹ, nhất là vào lúc có trận đại dịch này.

 

Khi trả lời cuộc phỏng vấn trong chương trình “This Week” của hệ thống truyền hình ABC, ông Mayorkas nhấn mạnh rằng: “Chớ đến đây. Cuộc hành trình này rất nguy hiểm. Chúng tôi đang có các cách giải quyết vấn đề trong sự an toàn, trật tự và nhân đạo. Chớ tìm đường đến Mỹ.”

 

https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2021/03/TS-Mayorkas-032121-1536x1024.jpg

Bộ Trưởng Nội An Alejandro Mayorkas. (Hình: Drew Angerer/Getty Images)

 

Bộ Trưởng Mayorkas cũng nói chính phủ Mỹ đang sử dụng biện pháp gọi là “Điều Khoản 42” để gửi trả di dân bất hợp pháp qua biên giới, do tình hình dịch bệnh. Đây là phương cách chính phủ Trump trước đây đã dùng và gặp nhiều chỉ trích của giới tranh đấu cho người di dân.

 

Trong cuộc phỏng vấn dành cho chương trình “Meet the Press” của hệ thống NBC, ông Mayorkas nói người dân Mỹ “sẽ nhớ lại thời gian này và thấy rằng chúng tôi đã bảo vệ biên giới, nhưng cùng lúc cũng duy trì các giá trị đạo đức của chúng ta.”

 

Ông Mayorkas cho biết rằng trong khi tiếp tục trục xuất các gia đình và người lớn đi một mình, chính phủ Biden sẽ không trục xuất các trẻ nhỏ vào Mỹ một mình.

 

“Chúng tôi sẽ không đẩy các trẻ đi một mình kia trở lại sa mạc Mexico. Cùng lúc, chúng tôi cũng khẳng định rằng chớ tìm cách đến Mỹ lúc này,” theo ông Mayorkas.

 

https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2021/03/TS-ImmigrantChild-032121-1536x1024.jpg

Một bà mẹ di dân bất hợp pháp và con nhỏ tại Brownsville, Texas. (Hình: John Moore/Getty Images)

 

Vị tân bộ trưởng Bộ Nội An nói một số vấn đề mà Biên Phòng Mỹ đang phải đối diện hiện nay là kết quả của các biện pháp thời cựu Tổng Thống Donald Trump, vốn theo ông đã “hủy bỏ việc cho phép các trẻ nhỏ được xin tị nạn tại Mỹ một cách có trật tự, nhân đạo và hữu hiệu, từ ngay trên đất nước của chúng,” mà không phải có chuyến đi gian khổ, nguy hiểm để vào Mỹ bất hợp pháp.

 

Ông Mayorkas nói thêm là: “Chúng tôi đang tái lập các phương cách xin tị nạn có trật tự đó ở Mexico, cùng với chính quyền Mexico, và với các quốc gia như Guatemala, Honduras và El Salvador.” (V.Giang) [kn]

 

 

 

No comments:

Post a Comment

View My Stats