“Nổ”
lần cuối, Nguyễn Xuân Phúc sa bẫy Nguyễn Phú Trọng
THỜI BÁO (Đức) 26-3-21
Viet-Studies 27/03/2021
http://www.viet-studies.net/kinhte/NXPhucNoLanCuoi_TB.html
Chức
vụ thủ tướng của Nguyễn Xuân Phúc giờ đây chỉ được tính bằng ngày. Qua 5 năm
trên cương vị thủ tướng, người ta thấy điểm nổi bật nhất của ông Nguyễn Xuân
Phúc là nói khoác mà ngôn ngữ dân gian thường hay gọi là “nổ”.
Được biết, vào năm 2018
có một nhà báo có ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc về những phát biểu dậy sóng của
ông Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, và ông đã đã bỏ công sưu tập những câu
nói của ông Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc trong những lần ông Thủ tướng
vi hành các tỉnh thành trong cả nước.
Nhà báo ấy đã viết rằng “Nguyễn
Xuân Phúc chắc chắn có ‘tư duy địa lý’ vì “Ông ‘định tính’ cho nhiều vùng
đất với những “thuộc tính” khác nhau. Ông có thể không là “nhà kỹ trị” với tư
duy 4.0 như được kỳ vọng nhưng ông hẳn nhiên có một bộ óc địa lý hóm hỉnh và
luôn nhìn tương lai với ánh mắt lạc quan vượt mọi khả năng tưởng tượng. Ông
nhìn xuyên suốt từ Bắc xuống Nam, từ Thanh Hóa đến đồng bằng Cửu Long, từ Tây
Nguyên xuống Khánh Hòa. Ông dường như cũng thích khái niệm “cô gái đẹp ngủ
quên” và ông cũng bị nỗi ám ảnh không dứt bởi Singapore và Hong Kong. Ông đã nhắc
đến điều ấy dăm ba lần. Và ông vừa thích “đầu tàu” vừa mê “thủ phủ”!”
Và
sau đây là những câu nói nổi tiếng của ông thủ tướng:
1.
Việt Nam phải là thủ phủ tôm của
thế giới
2.
Thanh Hoá là một Việt Nam thu
nhỏ
3.
Tây Nguyên là nóc nhà Đông
Dương, là vùng cao về địa lý thì không thể và không nên là vùng trũng giáo dục
của cả nước
4.
Khánh Hoà là hình mẫu của một
chính quyền đối thoại
5.
Nghệ An phải là vùng đất khởi
nghiệp và thu hút nhân tài
6.
Hà Tĩnh, Thanh Hoá là cực tăng
trưởng mới
7.
Bắc Ninh phải là thủ phủ sản xuất
điện tử sáng tạo của châu Á và thế giới
8.
Tây Nguyên là cô gái đẹp đang
ngủ quên
9.
Quảng Nam phải trở thành một tỉnh
giàu có toàn diện
10. Bình Dương phải trở thành đầu tàu kinh tế phát triển mạnh nhất cả nước
11. Bình Phước phải là thủ phủ của nông nghiệp công nghiệp cao
12. Cao Bằng phải là một hình mẫu vượt khó vươn lên thoát nghèo
13. Ninh Bình phải được xây dựng thành một trung tâm du lịch tầm cỡ quốc tế
14. Bình Thuận phải trở thành trung tâm năng lượng sạch của Việt Nam
15. Hà Nội phải là trung tâm khởi nghiệp sáng tạo
16. Thành phố Hồ Chí Minh phải là hòn ngọc chiếu sáng Viễn Đông
17. Đà Nẵng phải là thành phố độc đáo, độc nhất vô nhị trên toàn thế giới
18. Đà Nẵng phải phát triển như Singapore và Hong Kong
19. Hải Phòng phải là đầu tàu quan trọng của cả nước
20. Ninh Thuận là Tây Á thu nhỏ của Việt Nam
21. Đồng bằng sông Cửu Long phải là nền nông nghiệp thông minh
22. Long An phải trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước
23. Vĩnh Phúc sẽ vươn lên trở thành một đầu tàu kinh tế
24. Quảng Ninh là đầu tàu kinh tế của cả nước
25. Cần Thơ phải là đầu tàu phát triển của vùng
26. Phú Yên như cô gái đẹp ngủ quên”
Đấy là những câu phát biểu
chỉ tính đến tháng 6 năm 2018. Chắc chắn trong thời gian từ năm 2018 đến nay
ông Thủ tướng Việt Nam còn đi nhiều và sẽ còn những câu nói để đời.
“Tiếng nổ” cuối cùng?
Ông thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc được người dân ví như anh hề vì những câu phát biểu phi lí và buồn cười của
ông. Tuy với dân là hình ảnh anh hề, nhưng trên chính trường là một cá nhân có
hạng. Vì nếu ông không giỏi đấu đá, ông đã không chiếm được chiếc ghế mà ông
Nguyễn Tấn Dũng để lại. Vì vậy, 5 năm ngồi trên ghế quyền sức 2 của ĐCS, ắt ông
Phúc cũng đã xây dựng quanh mình một thế lực ngầm đáng kể. Ông Nguyễn Phú Trọng
đã không thể nào coi thường ông Phúc được.
Được biết, ngày khai mạc
cuộc họp cuối cùng của quốc hội khóa 14, ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng
gói vui với xã hội bằng câu phát biểu: ‘Con tàu Việt Nam đã vượt qua hải
trình dồn dập bão tố’
Vâng! Không biết ông thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc có giỏi văn hay không, nhưng trọng cách nói của ông luôn
dùng biện pháp ví von ẩn dụ. Tuy nhiên phương pháp ẩn dụ nếu dùng không tốt, nó
lại trở thành trò cười cho thiên hạ. Và Nguyễn Xuân Phúc là một trong những số
đó.
Phát biểu trong cuộc họp,
ông Nguyễn Xuân Phúc đã nói rằng: “Suốt nhiệm kỳ vừa qua, con tàu Việt Nam
đã phải vượt qua hải trình dồn dập bão tố với biết bao khó khăn, thách thức lớn
hơn, vượt xa hơn so với những dự tính ban đầu“.
Ông Nguyễn Xuân Phúc đã mở
đầu báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Chính phủ bằng lời phát biểu như thế.
Cũng giống như ông Nguyễn Phú Trọng, bài phát biểu của ông Nguyễn Xuân Phúc là
bắt đầu bằng chuỗi những khó khăn rồi sau đó liệt kê những thành công. CS là vậy,
họ luôn ca tụng, ca tụng và ca tụng chứ khó có trường hợp nào mà họ thừa nhận
sai lầm cả.
Có thể nói trong năm
2020, Việt Nam chống dịch khá tốt, mặc dù các nước nghèo quanh ta chống dịch tốt
cũng không kém, nhưng có tốt là ca tụng. Covid-19 là bửu bối mà hầu hết quan chức
nào cũng dùng nó để khoe thành tích. Không khoe sao được khi mà dân nhìn đâu
cũng thấy quan chức tiêu cực. Có được chút thành tích tốt như thé thì ai cũng
giành về phần mình.
Theo ông Thủ tướng, từ đầu
năm 2020, đại dịch Covid-19 ập đến đã tàn phá nặng nề nền kinh tế thế giới và
các quốc gia. Trong khi đó, cạnh tranh địa chiến lược giữa các nước, đối tác lớn
ngày càng gay gắt… Ngoài ra còn thiên tai, nhân tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu
gây thiệt hại rất nặng nề, nhất là sự cố ô nhiễm môi trường ở ven biển miền
Trung năm 2016, dịch tả lợn châu Phi năm 2019, hạn hán, xâm nhập mặn ở Tây
Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long, bão lũ lịch sử ở miền Trung…
Trong bối cảnh đó, Chính
phủ đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu
quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra trên tất cả các lĩnh vực; thực hiện
“mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế –
xã hội.
Tranh thủ nổ để sau đó rời ghế
thì hết cơ hội?
Trong phát biểu, ông Nguyễn
Xuân Phúc nói rằng: Chính phủ đã tích cực đổi mới, cải cách mạnh mẽ và quyết liệt
hành động. Lãnh đạo Chính phủ thực hiện 570 chuyến công tác “lên rừng, xuống
biển” làm việc với địa phương, cơ quan, đơn vị cơ sở, chỉ đạo cụ thể, kịp
thời tháo gỡ nhiều vấn đề quan trọng, cấp bách.
Vâng! Đó là trách nhiệm của
chính phủ. Thủ tướng và các thuộc cấp đang được nhận lương từ tiền thuế của dân
để làm chuyện đó thì không biết ông Nguyễn Xuân Phúc có ý thức về trách nhiệm của
ông với nhân dân hay không? Nếu ông ý thức được điều đó thì ông đã không kể
công.
Trong bài phát biểu, ông
Nguyễn Xuân Phúc có nói rằng: Chính phủ của ông đã đột phá quan trọng, mở đường
là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Không biết ông Nguyễn
Xuân Phúc có nhận ra rằng, cái đuôi định hướng xã hội chủ nghĩa gắn phía sau
kinh tế thị trường nó là những thứ đã làm trì trệ sự phát triển của nền kinh tế
thị trường hay không? Đã là có định hướng xã hội chủ nghĩa là không có cải tiến
nào trong thể chế kinh tế cả. Ông Nguyễn Xuân Phúc vẫn nổ theo thói quen.
Về Chương trình xây dựng
luật, pháp lệnh do Chính phủ đề xuất. Ông Nguyễn Xuân Phúc cho biết chính phủ của
ông đã tập trung vào các ưu tiên và tập trung nguồn lực cho thực hiện, tháo gỡ
các ách tắc, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, hội nhập của hệ thống pháp luật.
Không biết điều này có thật hay không, chỉ biết thực tế cho thấy, vấn đề thủ tục
rờm rà là vấn đề chưa bao giờ được giải quyết tốt ở chế độ CS.
Nền kinh tế Việt Nam là
chuyện dài nhiều tập. Theo đánh giá thì Việt Nam có tăng trưởng khá cao nhưng
đó là tăng trưởng bẩn. Sự tăng trưởng ấy nó đi kèm với việc tàm phá môi trường.
Và đặc biệt đất nước Việt Nam có tăng trưởng cao nhưng phát triển lại chậm, bởi
nếu trừ đi cho phí bảo vệ môi trường do tăng trưởng bẩn gây ra đôi kho con số
còn bị âm.
Đó là thực tế, tuy nhiên
với quan chức CS thì ai cũng thế. Họ tô vẽ đủ thứ tốt đẹp, dù đó là những tốt đẹp
do huyễn hoặc thì họ cũng sẽ làm. Và ông Nguyễn Xuân Phúc không phải là ngoại lệ.
Sắp tới ngày vào rọ của Nguyễn
Phú Trọng
Ông Nguyễn Xuân Phúc là một
người làm chính trị đáng nể, nhưng so với Nguyễn Phú Trọng thì ông Phúc còn
thua xa lắm. Ông Nguyễn Phú Trọng lấy ghế chủ tịch nước là bởi chính ông tự giật
lấy, còn Nguyễn Xuân Phúc lấy ghế chủ tịch nước được ông Trọng nhường cho. Như
thế đã cho thấy, tầm của 2 con người này đã khác nhau nhiều.
Điều đáng nói là trước
khi giao ghế, ông Nguyễn Phú Trọng đã thiết kế một cái rọ trùm vào người ông
Nguyễn Xuân Phúc để hạn chế quyền hành ông tân chủ tịch nước này. Đó là ông
Nguyễn Phú Trọng đã thông qua quốc hội thiết lập quyền hành và nhiệm vụ cho tân
chủ tịch nước. Đây không phải là sự chu đáo của ông Nguyễn Phú Trọng dành cho
Nguyễn Xuân Phúc mà đây chỉ là cái khung dùng để nhốt quyền lực chủ tịch nước của
ông Phúc vào đó mà thôi. Lịch sử ĐCS chưa có chủ tịch nước tiền nhiệm nào làm
điều đó với người kế nhiệm cả. Như vậy thì té ra, tuy trao cho ông Phúc cái ghế,
nhưng ông Trọng đã trao cái ghế rỗng khi mà ông hạn chế gần hết quyền lực của
ông Phúc.
Từ đây cho đến ngày 5/4
còn 11 ngày nữa. Đó sẽ là ngày mà dù muốn dù không, ông Nguyễn Xuân Phúc cũng
phải chui vào rọ mà ông Trọng đã tạo ra, không thể thoát được.
5 năm qua, ông Nguyễn
Xuân Phúc không gây tai tiếng gì như người tiền nhiệm của ông – Nguyễn Tấn
Dũng. Tuy nhiên thành tích nổi bật thì cũng không có gì cả. Ấn tượng lớn nhất của
ông Phúc chỉ là những lời nói khoác gây bão xã hội mà thôi. Cả năm năm ông Phúc
đã không làm gì được thì chỉ có 12 ngày còn lại, có lẽ ông Nguyễn Xuân Phúc chỉ
biết nổ xong rồi chui vào rọ của ông Nguyễn Phú Trọng là xong. Mọi việc đã an
bài và cứ thế ngồi chơi xơi nước 5 năm rồi về vườn thôi.
Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)
No comments:
Post a Comment