Monday 1 March 2021

NÊN TẬP TRUNG VÀO KHOA HỌC VỀ HÀNH VI CỦA CON NGƯỜI ĐỂ GIÚP ĐẨY LÙI ĐẠI DỊCH (Susan Krenn - Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health)

 



Nên tập trung vào Khoa học về hành vi của con người để giúp đẩy lùi đại dịch

Susan Krenn  -  Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health

Người dịch: Chau Tra

01/03/2021

https://www.the-interpreter.org/post/nen-tap-trung-vao-khoa-hoc-ve-hanh-vi-cua-con-nguoi-de-giup-day-lui-dai-dich

 

https://static.wixstatic.com/media/be74b3_9f9796ce06af49a39a5ce192e0b4fdab~mv2.jpg/v1/fill/w_740,h_444,al_c,q_90,usm_0.66_1.00_0.01/be74b3_9f9796ce06af49a39a5ce192e0b4fdab~mv2.webp

Một bảng cổ động tại thành phố New York, ngày 27 tháng 5, 2020 “Yêu cầu dễ dàng, hãy đeo khẩu trang”. Ảnh: Rob Kim/Getty

 

Thật nhẹ nhõm khi đội ngũ tư vấn về Covid-19 của chính quyền mới có những chuyên gia uy tín trong ngành bệnh truyền nhiễm, dịch tể học, vaccine và những người có kinh nghiệm về hệ thống chăm sóc y tế, y đức, hậu cần, chính sách và có cả an ninh quốc gia.

 

Nhưng thật thiếu sót, trong danh sách trên không có một nhà khoa học về hành vi, chuyên tìm hiểu về hành vi của con người, và cách chúng có thể bị ảnh hưởng.

 

Trong suốt mùa dịch, trong điều kiện không có cách chữa trị hiệu quả hay vaccine, chỉ có một công cụ duy nhất để tránh sự lây lan của virus gây bệnh Covid-19 là thay đổi các hành vi của chúng ta: đeo khẩu trang, giãn cách xã hội, giảm số người tụ tập trong phòng kín, rửa tay thường xuyên, tránh những chuyến đi không cần thiết. Những thay đổi đó có khi đi từ trên xuống dưới thông qua các chính sách hoặc các lệnh bắt buộc thi hành, nhưng cũng có khi lại phụ thuộc vào ý thức về trách nhiệm của từng cá nhân trong xã hội.

 

Và kết quả là: trong khi chúng ta có thể thấy được thành công ở vài nơi, nhìn chung là chiến lược này đã thất bại. Thay vì chỉ có một số ít ca nhiễm bệnh và ca tử vong, Mỹ đang dẫn đầu thế giới với 17 triệu ca nhiễm và hơn 300 nghìn ca chết. (Số liệu hiện tại là hơn 29 triệu ca nhiễm và hơn 500 nghìn ca chết.)

 

Chúng ta biết rằng những thông tin tốt và có chất lượng cao được chia sẻ từ nguồn đáng tin cậy là một bước đầu đáng kể giúp con người thay đổi hành vi như việc đeo khẩu trang trở thành quy chuẩn bình thường của xã hội là một ví dụ. Hướng dẫn hiện tại từ CDC khuyên người trên 2 tuổi nên đeo khẩu trang nơi công cộng hoặc nơi có nhiều người xung quanh (mà không phải những thành viên cùng sống trong nhà). Nhưng tổng thống Trump đã tạo ra một sự mâu thuẫn lớn, không chỉ không đeo khẩu trang cho chính mình mà còn không có động thái ủng hộ hành vi này.

 

Tại North Dakota, nơi tỉ lệ chết trên số dân ở mức cao nhất trên thế giới trong tháng 11, chúng ta đã thấy tỉ lệ ca nhiễm giảm đi một nửa sau khi thống đốc bang này cuối cùng cũng ra lệnh bắt buộc đeo khẩu trang và giảm số lượng người sử dụng dịch vụ so với lúc thông thường.

 

Để thay đổi hành vi, chúng ta nên tạo điều kiện dễ dàng cho mọi người thực hiện. Khi đưa ra những thông tin trái ngược từ các cấp chính quyền, mỗi cá nhân rất khó quyết định được họ nên làm thế nào với những hành vi có liên quan đến phòng chống dịch Covid-19.

 

Ngay bây giờ, khi chúng ta bước vào giai đoạn tiêm phòng vaccine của đại dịch này, sự trao đổi thông tin về chính sách vaccine, cách thực hiện, và xây dựng niềm tin vào vaccine để mọi người có thể chấp nhận chúng rất cần thiết, đặc biệt trong lúc nhiều người đang dao động niềm tin vào khoa học. Với một lượng đáng kể dân số lưỡng lự trong việc tiêm vaccine, sự trao đổi thông tin này ít nhất là rất quan trọng trong lúc này cũng giống như trong lúc đầu mùa dịch.

 

Đã đến lúc chúng ta lấy khoa học làm nền tảng cho những đối thoại như vậy. Việc phát triển vaccine và các công tác hậu cần để phân phối chúng sẽ không thể có ảnh hưởng lớn như ta mong muốn nếu chúng ta không sử dụng những kiến thức chúng ta đã biết về khoa học hành vi để thuyết phục công chúng chọn dùng vaccine cho chính họ và gia đình của họ. Như những đời tổng thống trước đây ở cả hai Đảng (Bill Clinton, George W. Bush và Barack Obama), họ đều có những người tình nguyện tiêm vaccine công khai để cho mọi người thấy rằng vaccine an toàn. Thông điệp đó cho thấy mọi người có thể bảo vệ chính mình khỏi căn bệnh khủng khiếp. Điều này cho thấy khả năng lãnh đạo và sự kết nối xã hội là sự khởi đầu rất tốt.

 

Nhưng đó chỉ là bước đầu tiên. Khoa học hành vi giúp chúng ta hiểu cái gì đã thúc đẩy con người làm một việc này hay việc khác và làm thế nào vòng tròn kết nối xã hội của họ ảnh hưởng đến hành vi của chính họ. Chúng ta biết rất nhiều người sẽ không bao giờ tự đi tiêm vaccine chỉ vì chúng ta yêu cầu họ làm điều đó. Điều này chứng minh bằng thái độ hoài nghi trước vaccine ở nước Mỹ trong thời gian gần đây. Một khảo sát gần đây trong nhóm lính cứu hoả ở thành phố New York - nhóm có tỉ lệ nhiễm và bệnh Covid-19 cap gấp 15 lần dân số chung- chỉ ra có 45% chịu tiêm vaccine. Tương tự vậy, chỉ có 47% người trưởng thành ở Mỹ nói rằng chắc chắn họ sẽ đi tiêm vaccine trong khảo sát của AP. Trong khi đó các chuyên gia ước đoán cần phải có ít nhất 70% dân số Mỹ tiêm vaccine thì mới có thể kiểm soát virus. Một vaccine chỉ có thể đem đến hiệu quả khi một lượng dân số nhất định sẵn sàng nhận nó. Việc áp dụng khoa học hành vi trong phòng chống dịch dường như đang bị bỏ lại ở phía sau.

 

Tiếng nói nào sẽ được mọi người nghe theo? Các khoa học gia và chính phủ đều có vai trò nhất định. Nhưng thông qua công việc của Chương trình trao đổi thông tin tại trung tâm Johns Hopkins trên khắp thế giới, chúng tôi biết được những tiếng nói và bối cảnh tại đia phương là tối quan trọng. Điều này có nghĩa là sự kết nối với các lãnh đạo từng vùng, những tổ chức tôn giáo và các nhóm cộng đồng sẽ có thể đem những thông điệp đến cho những vòng tròn kết nối xã hội nhỏ hơn, nơi mà một người thường có ảnh hưởng tích cực đến những người họ gần gũi nhất.

 

Kiểu thay đổi hành vi hàng loạt như thế này là điều có thể xảy ra. Take truth®, một chiến dịch quốc gia nói không với hút thuốc dành cho thanh thiếu niên từ đầu những năm 2000. Bằng cách chỉ rõ các chiến thuật tiếp thị lừa đảo của ngành công nghiệp thuốc lá và sự thật rõ ràng về bản chất chết người của việc hút thuốc lá, các nhà nghiên cứu ước tính rằng sau khi xem chiến dịch, gần nửa triệu thanh thiếu niên đã hút thuốc ít hơn. Còn rất nhiều ví dụ khác nữa.

 

Một trong những điều thiếu sót không được làm từ đầu mùa dịch là chiến lược kết nối thông tin về Covid-19. Nếu có chăng là một mớ thông tin hỗn độn và đôi khi sai lạc. Bây giờ là lúc cả đất nước phải có một chiến lược chặt chẽ, minh bạch làm rõ thông tin nào mà khoa học muốn gửi đến chúng ta. Khoa học sẽ tiếp tục phát triển và thay đổi giúp con người hiểu tầm quan trọng của việc tiêm chủng toàn dân. Và điều này sẽ không xảy ra nếu chính quyền mới không tham khảo ý kiến của chuyên gia về làm thế nào thay đổi hành vi con người ở quy mô lớn.

 

--------------

Về tác giả: Susan Krenn là giám đốc cấp cao của Trung tâm Johns Hopkins về Những chương trình đối thoại, tập trung vào phương pháp thay đổi hành vi xã hội của con người trong lĩnh vực sức khoẻ.

 

Người dịch: Chau Tran

Biên tập: Chau Tran

 

 

 

 

 

 

 

 


No comments:

Post a Comment

View My Stats