Làn
sóng di dân trẻ em đề ra những thách thức cho chính quyền Biden
11/03/2021
Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang chạy đua để đối phó với con số
ngày càng tăng các trẻ em di dân đến biên giới Mỹ-Mexico, nhưng những giải pháp
thì hạn chế mà “không có cái nào là tốt cả,” một giới chức Mỹ nói.
Làn sóng này, diễn ra khi ông Biden nới lỏng những
chính sách hạn chế di trú gắt gao của cựu Tổng thống Donald Trump, đã khiến cho
Tổng thống Dân chủ đối mặt với những chỉ trích không những từ phe Cộng hòa đối
lập mà cả từ những đảng viên Dân chủ cùng đảng với ông.
Chính quyền Biden đang đối mặt với thách thức pháp
lý, hạn chế về không gian ở cho di dân trẻ em lẫn kinh phí trong lúc nỗ lực
trước tiên là cấp nơi ăn chốn ở rồi phóng thích hàng ngàn trẻ em vượt biên
giới.
Theo luật Mỹ, các giới chức y tế liên bang phải
cung cấp nơi ăn chốn ở cho trẻ em di dân không có cha mẹ đi kèm cho đến khi các
em này được giao cho cha mẹ hay người bảo trợ. Tuy nhiên, họ gặp phải giới hạn
về số lượng giường ngủ và số lượng cơ sở có giấy phép của tiểu bang hoạt động
trong lĩnh vực này.
Giới hữu trách ngày 10/3 loan báo tái lập chương
trình ‘Thiếu niên Trung Mỹ’ vốn cho phép trẻ em đệ đơn từ cố quốc xin được sum
họp với thân nhân tại Mỹ. Chương trình này bị chấm dứt dưới thời ông Trump.
Nếu số trẻ em đến Mỹ không có cha mẹ hay người giám
hộ tiếp tục gia tăng, các giới chức sẽ phải nới rộng chương trình nhà khẩn cấp,
bắt đầu một chương trình mở thêm những cơ sở có giấy phép hay phải phóng thích
các em nhanh hơn.
“Chúng tôi sẽ có những thay đổi lớn và nhỏ,” giới
chức Mỹ yêu cầu không nêu tên khi thảo luận về những hoạt động nội bộ, nói với
Reuters. “Chúng tôi đang đánh giá các giải pháp hiện nay vì không có biện pháp
nào tốt cả.”
Di dân trẻ em trên nguyên tắc phải được chuyển khỏi
nơi giam giữ của lực lượng Tuần tra Biên giới trong vòng 72 giờ. Tuy nhiên khi
nơi tạm trú có giới hạn, các em có thể bị kẹt tại các trung tâm giam giữ một
thời gian dài hơn-như hiện đang xảy ra, theo một giới chức thuộc cơ quan Hải
quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ nói với điều kiện ẩn danh.
----------
Liên quan
Quan
chức chính quyền Biden tới biên giới Hoa Kỳ - Mexico
08/03/2021
- Reuters
Mỹ
bắt giam gần 100 ngàn di dân tại biên giới trong tháng Hai
06/03/2021
- Reuters
.
=================================
.
‘Đạo
luật Quốc tịch Mỹ 2021’ và cơ hội tiến tới quốc tịch của di dân không giấy
tờ
22/01/2021
Trong ngày nhậm chức, Tổng thống Joe Biden loan báo
dự luật do ông đề nghị trong khuôn khổ nỗ lực cải cách di trú của tân chính
quyền.
Dự luật mang tên Đạo luật Quốc tịch
Mỹ 2021, gói cải cách nhập cư sâu rộng nhất của Mỹ kể từ năm 1986,
cải thiện con đường tiến tới quốc tịch, việc định cư do gia đình bảo lãnh, và
nhập cư dựa trên công ăn việc làm.
Dự luật tạo ra con đường tiến tới quốc tịch cho
những di dân không có giấy tờ, cũng như giảm đáng kể cho những người này thời
gian mà họ cần phải hội đủ nếu muốn trở thành công dân Mỹ.
Với dự luật này, những người thuộc dạng DACA, TPS,
và lao động nhập cư làm việc ở trang trại có thể nộp đơn xin thẻ xanh ngay và
sau 3 năm có thể nộp đơn xin trở thành công dân Mỹ nếu hội đủ các điều kiện về
lý lịch và vượt qua bài thi quốc tịch.
DACA là chương trình trì hoãn trục xuất những người
tới Mỹ bất hợp pháp từ nhỏ.
TPS (Tình trạng được Bảo vệ Tạm thời) là một tình
trạng phi di dân có nghĩa là những người được hưởng chương trình này không có
con đường đến thường trú nhân hay được nhập tịch Mỹ. Chương trình này có tính
cách nhân đạo đối với công dân một vài quốc gia vốn chịu ảnh hưởng vì những
cuộc xung đột vũ trang hay thiên tai. Những người trong chương trình này, theo
như tên gọi, là những người có qui chế tạm thời được sống và làm việc hợp pháp
tại Mỹ.
Kế hoạch của chính quyền Joe Biden hợp pháp hóa
trên 10 triệu di dân không có giấy tờ có thể mở ra con đường trở thành công dân
Mỹ cho rất nhiều người sống chui ở Mỹ lâu nay nhưng nó còn phải chờ được Quốc
hội thông qua và có thể bị sửa đổi.
Mỹ cởi mở hơn với di dân
Dự luật đoạn tuyệt với chính sách nhập cư hạn chế
vốn định hình bốn năm dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump về cả mặt biểu
tượng và thực chất, mở ra một thời kỳ mà Tổng thống Biden hứa hẹn sẽ là chào
đón hơn người nhập cư vào Mỹ.
Cốt lõi của dự luật là một đề xuất được chờ đợi từ
lâu nhằm hợp thức hóa hơn 10,5 triệu di dân không có giấy tờ hiện đang sống ở
Mỹ, nhiều người trong số họ sống trong nỗi sợ bị trục xuất và bị tách rời khỏi
gia đình.
Trước hết, họ sẽ có thể được cấp giấy phép làm việc
và có thể ra khỏi nước Mỹ và được phép quay trở lại. Sau năm năm, họ sẽ có thể
nộp đơn xin thẻ xanh nếu vượt qua vòng kiểm tra lý lịch và đóng thuế đầy đủ.
Nếu trở thành hiện thực thì dự luật này có thể đưa
hàng triệu di dân bất hợp pháp ra khỏi bóng tối.
Trao đổi với VOA, luật sư di trú Khanh Phạm ở Texas, lưu ý theo những gì được chính
quyền Biden công bố thì những di dân bất hợp pháp thuộc diện này ‘phải ở Mỹ
trước ngày 1/1 năm 2021’ và ‘phải khai thuế được ít nhất 5 năm’ thì mới xin
được quy chế ở hợp pháp tạm thời (temporary residence).
Điều kiện phải ở trước ngày 1/1 chính là điểm cắt
ngang (cut-off point) để không tạo động cơ cho những người muốn tận dụng điều
luật này để tìm cách di dân bất hợp pháp sang Mỹ sau này, luật sư Khanh giải
thích.
Về kiểm tra lý lịch, luật sư Khanh nói, đương sự
‘sẽ được lấy dấu vân tay’ để so với dữ liệu của FBI coi có tiền sử phạm tội gì
hay không.
Bất công cho di
dân hợp pháp?
“Nếu dự luật này chỉ áp dụng cho những người bất
hợp pháp thì nó bất công cho những người tuân theo luật di trú và ở hợp pháp,”
luật sư Khanh nói.
Tuy nhiên, ông lưu ý rằng đến nay dự luật này trình
bày cụ thể như thế nào, từ ngữ ra sao, phạm vi áp dụng như thế nào, có hạn chế
gì hay không ‘nên chưa biết trước được’.
Điều quan trọng là nó còn chờ được hai viện Quốc
hội thông qua. Do đó, vẫn có khả năng nó bị bác hoặc nếu thông qua thì cũng
phải chỉnh sửa nhiều.
Trong số các cải cách khác, dự luật cũng có các
điều khoản nhằm loại bỏ rào cản đối với bảo lãnh thân nhân, bao gồm xử lý tình
trạng tồn đọng hồ sơ kéo dài và thẻ xanh theo việc làm, vốn tương đối khó tiếp
cận đối với lao động trong các ngành nghề có mức lương thấp.
Nó cũng sẽ tăng cường các biện pháp bảo vệ đối với
lao động nhập cư để đảm bảo rằng những ai là nạn nhân bị bóc lột lao động
nghiêm trọng sẽ nhận được thị thực, giúp những người đối mặt với sự thù địch
tại nơi làm việc khỏi bị trục xuất và thành lập một ủy ban để cải thiện quy
trình xác minh việc làm.
Dự luật nhằm thực hiện tầm nhìn của Biden về một
cách tiếp cận khu vực đối với vấn đề di cư, giải quyết các yếu tốgốc rễ vốn khiến
di dân Trung Mỹ tháo chạy khỏi đất nước họ.
Khi còn là phó tổng thống, ông Biden đã xây dựng
một chương trình 750 triệu đô la cùng với các chính phủ El Salvador, Guatemala
và Honduras nhằm mục đích cải thiện tăng trưởng kinh tế, kiềm chế bạo lực và
tham nhũng trong khu vực để ngăn người dân các nước này tìm đường tị nạn đến Mỹ
ngay từ đầu, nhưng chính quyền Trump đã đột ngột ngừng nỗ lực này vào tháng 3
năm 2019.
Dự luật được xây dựng trên khái niệm đó, phân bổ 4
tỷ đô la trong vòng 4 năm để giải quyết các nguyên nhân này và khuyến khích các
nước này cải thiện điều kiện sống cho người dân.
Nó cũng cho phép thiết lập các trung tâm xử lý mới
trên khắp khu vực để đăng ký những di dân đủ điều kiện làm người tị nạn và tái
định cư họ ở Hoa Kỳ. Và nó sẽ đoàn tụ các gia đình ly tán bằng cách khôi phục
chương trình Trẻ vị thành niên Trung Mỹ mà theo đó trẻ em có thể đoàn tụ người
thân ở Mỹ và mở ra chương trình tạm tha mới cho những người có thân nhân ở Mỹ
bảo lãnh họ xin thị thực.
Dự luật sẽ cho phép tăng ngân sách không xác định
cho các cơ quan thực thi về di trú. Một quan chức Nhà Trắng nói với Vox rằng
ông Alejandro Mayorkas, đề cử của ông Biden cho ghế Bộ trưởng Bộ An ninh Nội
địa, sẽ phải đánh giá số tiền chính xác mà họ cần.
Số tiền này sẽ dành cho việc nâng cấp công nghệ
sàng lọc, đào tạo nhân viên, xây dựng cơ sở hạ tầng tại các cửa khẩunhập cảnh
và an ninh suốt tuyến biên giới.
“Trong bốn năm qua, những gì chúng ta thấy chỉ là
tập trung vào bức tường,” quan chức này nói với Vox. “Những gì chúng ta cần là
một cách tiếp cận toàn diện hơn. Điều này giống như xác định lại trọng tâm để
tập trung vào việc thực thi pháp luật thông minh, công bằng và nhân đạo”.
No comments:
Post a Comment