Dân
Mỹ tin Biden về chống dịch, dù có người bất mãn
10/03/2021
Tổng thống Mỹ Joe Biden được đa số người dân
Mỹ tin tưởng về chống dịch Covid-19, nhất là trong việc nghe theo khoa học và
triển khai vaccine, dù vẫn có người bất mãn.
Ông Biden sắp có bài phát biểu vào giờ vàng đầu
tiên trước quốc dân vào ngày 11/3 để đánh dấu một năm kể từ ngày cựu Tổng thống
Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh COVID-19 vào ngày 13/3 năm
ngoái mà cho đến nay đã cướp đi sinh mạng của 525.000 người dân Mỹ.
Kể từ khi tuyên thệ nhậm chức, ông Biden đã
nhiều lần bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ nỗi đau với những gia đình Mỹ đã mất người
thân vì virus corona và dành thời gian mặc niệm các nạn nhân tử vong.
Tỷ lệ tán thành nhất quán
Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn giữ được sự ủng hộ
rộng rãi đối với cách ứng phó dịch virus corona của ông, mặc dù người dân Mỹ dường
như cảnh giác trước việc nới lỏng mạnh mẽ các hạn chế vì COVID, theo cuộc thăm
dò mới đây của ABC News/Ipsos.
Theo đó, hơn 2/3 người Mỹ (68%) tán thành
cách ứng phó của ông Biden trước đại dịch – con số nhất quán kể từ khi ông nhậm
chức vào tháng Giêng. Vào
lúc nước Mỹ đang bị chia rẽ sâu sắc về chính trị, ông được cho điểm cộng từ 35%
cử tri Cộng hòa, 67% cử tri độc lập và con số áp đảo 98% cử tri Dân chủ trong
cuộc thăm dò.
Sự ủng hộ chắc chắn đối với cách ứng phó đại
dịch của Tổng thống Biden xảy ra trong lúc Quốc hội sắp biểu quyết về dự luật cứu
trợ COVID trị giá 1,9 nghìn tỷ đô la.
Tổng thống Biden từng hứa rằng nước Mỹ sẽ có
đủ vaccine ngừa virus corona cho tất cả người trưởng thành trước tháng 5 năm
nay, tức là sớm hơn hai tháng so với dự tính trước đây.
Hiện giờ, mỗi ngày ở Mỹ có khoảng 1,74 triệu
liều vaccine được chích và cho đến đầu tháng Ba, đã có 76 triệu liều vaccine đã
được tiêm cho người dân Mỹ, theo số liệu của cơ quan chức năng. Như vậy, ông
Biden hoàn toàn có thể thực hiện được cam kết triển khai 100 triệu liều vaccine
trong vòng 100 ngày nắm quyền đầu tiên.
Số ca lây nhiễm mới mỗi ngày ở Mỹ cũng đã giảm
mạnh từ mức đỉnh là 300.000 ca vào ngày 8/1 xuống còn khoảng trung bình 68.000
ca mỗi ngày vào tháng Ba.
Nhưng trong khi ông Biden đẩy mạnh cách ứng
phó của chính phủ trước dịch bệnh và đổ nguồn lực liên bang để vực dậy nền kinh
tế bị tàn phá, một số bang, chẳng hạn các bang dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
hòa như Texas và Mississippi, đang có các bước đi để rút lại các quy định giãn
cách vì dịch, chẳng hạn như bỏ quy định bắt buộc đeo khẩu trang và gỡ áp đặt giới
hạn sức chứa của các dịch vụ trong không gian kín trong nhà, dù rằng các chuyên
gia y tế cảnh báo chớ nên mở cửa trở lại quá nhanh.
Đa số cử tri Dân chủ (87%) và độc lập (55%)
cho rằng việc nới lỏng các quy định về đeo khẩu trang diễn ra quá nhanh, chỉ
25% cử tri Cộng hòa đồng ý.
‘Nước Mỹ mạnh trở lại’
Từ Houston, Texas, ông Andrew Nguyễn, nói với
VOA sau khi ông vừa được tiêm vaccine một liều duy nhất củaJohnson&Johnson
rằng ông ‘không còn cảm tưởng đang sống ở một nước thế giới thứ ba nữa’.
“Mỹ là nước mạnh nhất thế giới mà trong năm vừa
qua không xử lý nổi đại dịch là quá tệ. Tôi rất thất vọng,” ông Andrew bày tỏ.
“Nhưng đến giờ tôi nghĩ rằng nước Mỹ đã trở lại dưới chính quyền Joe Biden.”
Do đó, người kỹ sư điện này cho rằng nếu như
trong năm 2020 dưới chính quyền ông Trump nước Mỹ ‘thuộc hàng tệ nhất thế giới
về chống dịch’ thì đến năm nay dưới chính quyền ông Biden, nước Mỹ đang ‘dẫn đầu
thế giới về phục hồi sau dịch’.
Ông ca ngợi tốc độ chích ngừa của chính quyền
Biden ‘trong khi phần lớn các nước trên thế giới không có nước nào làm được như
Mỹ’.
Ông thừa nhận rằng chính phủ ông Biden ‘thừa
hưởng thành quả từ các vaccine được phát triển dưới thời ông Trump’, nhưng
‘công sức và công tác hậu cần để đem thuốc ngừa đến cho dân là của chính quyền
Biden’.
Ông Andrew ca ngợi việc ông Biden xem chống dịch
là ưu tiên số một khi lên cầm quyền, dồn mọi nguồn lực để chống dịch và lắng
nghe các nhà khoa học trong chống dịch.
“Trong khi ông Trump không nghe theo lời
khuyên của các khoa học gia về khẩu trang và giữ khoảng cách thì ông Biden yêu
cầu người dân tuân theo,” ông dẫn chứng.
Về gói cứu trợ 1,9 nghìn tỷ của chính quyền Đảng
Dân chủ, ông Andrew nói ‘chủ yếu là giúp đỡ những người dân khốn đốn’ trong khi
các gói cứu trợ dưới thời ông Trump ‘do Hạ viện của Đảng Dân chủ đề xuất nhưng
khi đưa lên Thượng viện thì Đảng Cộng hòa lại bỏ vào các điều khoản cứu trợ cho
các tập đoàn và đại công ty’.
Ông cũng chỉ trích chính quyền của bang Texas
dưới lệnh của Thống đốc Cộng hòa Greg Abbot ‘dịch bệnh chỉ mới vừa giảm bớt đã
cho mở cửa hoàn toàn trở lại’.
“Ưu tiên của Cộng hòa là kinh tế chứ không phải
về chống dịch như Dân chủ,” ông nhận định. “Họ sợ rằng cứ đóng cửa thì kinh tế
xuống, mà kinh tế xuống thì dân không bầu cho họ nữa.”
“Nếu ông Trump làm Tổng thống thêm 4 nữa thì
nước Mỹ sẽ chết nhiều hơn nữa, ngay cả khi vaccine được triển khai,” ông Andrew
nói.
‘Do truyền thông thổi phồng’
Khác với ông Andrew Nguyen, bà Vân Lý, hiện
là thợ làm móng ở thành phố Garden Grove, Quận Cam, miền Nam California, cho biết
bà sẽ không chích vaccine Covid-19 mặc dù đã từng bị nhiễm virus corona. Lý do
bà đưa ra là ‘bà từng chích ngừa cúm và bị hành’ và ‘đã bị Covid’.
“Tại vì tôi đã bị qua rồi nên tôi thấy nó
không có gì là nguy hiểm, chỉ giống như cảm thông thường thôi nên tôi thấy
không cần phải chích vaccine,” bà giải thích.
Do đó, bà cho rằng sự nguy hiểm của dịch bệnh
‘là do truyền thông thổi phồng theo hướng bất lợi cho cựu Tổng thống Trump’.
“Số lượng người chết, người nhiễm tăng lên do
truyền thống đưa lên thôi chứ mình đâu có biết,” bà nói và chỉ ra là trong tiệm
nail của bà với hàng chục người, bà con, bạn bè ở khắp các tiểu bang mà bà hỏi
thăm thì ‘cũng có nhiễm nhưng không có ai chết hết’.
“Từ ngày ông Biden lên đến giờ. Tôi không
nghe nhắc nhiều đến số lượng người chết như lúc trước,” bà nói thêm.
Bà Vân lập luận rằng do ‘Covid là vấn đề
chính trị, không thật sự nguy hiểm’ nên nếu ông Trump tiếp tục cầm quyền thì ‘dịch
cũng từ từ sẽ hết giống như ông Biden cầm quyền’.
Người thợ làm móng này nói bà ‘tin tưởng ông
Trump chống dịch hơn ông Biden’ vì ông Trump ‘có kế hoạch cụ thể giúp người
dân’ trong khi ‘kể từ ông Biden lên đến nay, không thấy ông ấy họp báo gì về dịch
bệnh như ông Trump hết’.
Về vấn đề đeo khẩu trang, bà phản đối cách
chính quyền Biden ra lệnh bắt buộc.
Bà dẫn chứng trường hợp của bà khi bị Covid
bà ở trong nhà không đeo khẩu trang mà chỉ tránh gặp con cái, vẫn nấu ăn bình
thường cho cả nhà mà chỉ tránh dùng miệng để nêm nếm và kết quả là bà ‘không
lây cho ai hết’.
“Ông Trump cũng kêu gọi đeo khẩu trang và giữ
khoảng cách nhưng ai tin thì làm, không tin thì thôi,” bà nói.
============================
.
.
Tối
cao Pháp viện Mỹ bác kháng cáo của ông Trump về ‘gánh nặng xã hội’
10/03/2021
Trước sự thúc giục của chính quyền Tổng thống
Joe Biden, Tối cao Pháp viện Mỹ ngày 9/3 bác vụ kiện tụng về tính hợp pháp của
một trong những quy định di trú gắt gao thời cựu Tổng thống Donald Trump cấm
các di dân nhận trợ cấp của chính phủ có được thẻ xanh thường trú nhân hợp
pháp.
Nhiều người trông đợi ông Biden huỷ bỏ chính
sách “gánh nặng xã hội” thời ông Trump. Một liên minh gồm các tổ chức bảo vệ
quyền di dân cùng với các tiểu bang New York, Connecticut và Vermont từng thách
thức quy định “gánh nặng xã hội” hôm 9/3 nói hành động của toà mở đường để
chính sách này không còn được thực thi nữa.
Các thẩm phán hôm 22/2 đồng ý cứu xét kháng
cáo của chính quyền ông Trump về một phán quyết của Tòa Phúc thẩm liên bang khu
vực 2 ở Manhattan. Phán quyết đó nói rằng quy định “gánh nặng xã hội” vi phạm
luật di trú và luật hành chánh liên bang khi cho nới rộng định nghĩa ai bị xem
là “gánh nặng xã hội” và gia tăng mạnh số người bị khước từ tư cách thường trú
nhân.
Hai vụ kiện khác liên hệ đến quy định “gánh nặng
xã hội” từng chờ được Tối cao Pháp viện cứu xét cũng bị bác bỏ. Những người
thách thức quy định “gánh nặng xã hội” đồng ý với chính quyền Biden rằng nên
bác vụ kiện tụng này. Đề xuất của chính quyền Biden được đưa ra trong ngày 9/3
trước khi toà ra quyết định.
Lập trường cứng rắn của ông Trump về di dân
là dấu mốc trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông.
Điểm chính trong các vụ kiện khác nhau được
đưa lên các tòa án liên bang tại Mỹ là di dân nào đủ điều kiện được thẻ xanh.
Luật di trú Mỹ từ lâu đã yêu cầu các giới chức
loại những người có phần chắc trở thành “gánh nặng xã hội” ra khỏi danh sách được
cấp quy chế thường trú nhân.
Các hướng dẫn tại Mỹ trong hai thập niên qua
cấm cấp thẻ xanh cho những di dân có thể trở nên lệ thuộc vào trợ cấp tiền mặt
trực tiếp hay phải nương tựa dài hạn vào các cơ sở xã hội dựa vào chi phí công,
như viện dưỡng lão chẳng hạn.
Chính sách của ông Trump nới rộng lệnh cấm với
bất cứ ai nhận các loại trợ cấp hơn một năm trong thời gian 36 tháng, kể cả
chương trình bảo hiểm y tế Medicaid, nhà ở, và trợ cấp thực phẩm.
Trong vụ kiện ở New York, một thẩm phán liên
bang đã chặn quy định của ông Trump vào năm 2019 và tới tháng 8 năm ngoái, tòa
án khu vực 2 giữ nguyên quyết định này.
*
Tối
cao Pháp viện huỷ vụ kiện quy định gánh nặng xã hội của chính phủ Trump
Cali Today
Dân
Mỹ tin Biden về chống dịch, dù có người bất mãn
10/03/2021
Tổng thống Mỹ Joe Biden được đa số người dân
Mỹ tin tưởng về chống dịch Covid-19, nhất là trong việc nghe theo khoa học và
triển khai vaccine, dù vẫn có người bất mãn.
Ông Biden sắp có bài phát biểu vào giờ vàng đầu
tiên trước quốc dân vào ngày 11/3 để đánh dấu một năm kể từ ngày cựu Tổng thống
Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh COVID-19 vào ngày 13/3 năm
ngoái mà cho đến nay đã cướp đi sinh mạng của 525.000 người dân Mỹ.
Kể từ khi tuyên thệ nhậm chức, ông Biden đã
nhiều lần bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ nỗi đau với những gia đình Mỹ đã mất người
thân vì virus corona và dành thời gian mặc niệm các nạn nhân tử vong.
Tỷ lệ tán thành nhất quán
Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn giữ được sự ủng hộ
rộng rãi đối với cách ứng phó dịch virus corona của ông, mặc dù người dân Mỹ dường
như cảnh giác trước việc nới lỏng mạnh mẽ các hạn chế vì COVID, theo cuộc thăm
dò mới đây của ABC News/Ipsos.
Theo đó, hơn 2/3 người Mỹ (68%) tán thành
cách ứng phó của ông Biden trước đại dịch – con số nhất quán kể từ khi ông nhậm
chức vào tháng Giêng. Vào
lúc nước Mỹ đang bị chia rẽ sâu sắc về chính trị, ông được cho điểm cộng từ 35%
cử tri Cộng hòa, 67% cử tri độc lập và con số áp đảo 98% cử tri Dân chủ trong
cuộc thăm dò.
Sự ủng hộ chắc chắn đối với cách ứng phó đại
dịch của Tổng thống Biden xảy ra trong lúc Quốc hội sắp biểu quyết về dự luật cứu
trợ COVID trị giá 1,9 nghìn tỷ đô la.
Tổng thống Biden từng hứa rằng nước Mỹ sẽ có
đủ vaccine ngừa virus corona cho tất cả người trưởng thành trước tháng 5 năm
nay, tức là sớm hơn hai tháng so với dự tính trước đây.
Hiện giờ, mỗi ngày ở Mỹ có khoảng 1,74 triệu
liều vaccine được chích và cho đến đầu tháng Ba, đã có 76 triệu liều vaccine đã
được tiêm cho người dân Mỹ, theo số liệu của cơ quan chức năng. Như vậy, ông
Biden hoàn toàn có thể thực hiện được cam kết triển khai 100 triệu liều vaccine
trong vòng 100 ngày nắm quyền đầu tiên.
Số ca lây nhiễm mới mỗi ngày ở Mỹ cũng đã giảm
mạnh từ mức đỉnh là 300.000 ca vào ngày 8/1 xuống còn khoảng trung bình 68.000
ca mỗi ngày vào tháng Ba.
Nhưng trong khi ông Biden đẩy mạnh cách ứng
phó của chính phủ trước dịch bệnh và đổ nguồn lực liên bang để vực dậy nền kinh
tế bị tàn phá, một số bang, chẳng hạn các bang dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
hòa như Texas và Mississippi, đang có các bước đi để rút lại các quy định giãn
cách vì dịch, chẳng hạn như bỏ quy định bắt buộc đeo khẩu trang và gỡ áp đặt giới
hạn sức chứa của các dịch vụ trong không gian kín trong nhà, dù rằng các chuyên
gia y tế cảnh báo chớ nên mở cửa trở lại quá nhanh.
Đa số cử tri Dân chủ (87%) và độc lập (55%)
cho rằng việc nới lỏng các quy định về đeo khẩu trang diễn ra quá nhanh, chỉ
25% cử tri Cộng hòa đồng ý.
‘Nước Mỹ mạnh trở lại’
Từ Houston, Texas, ông Andrew Nguyễn, nói với
VOA sau khi ông vừa được tiêm vaccine một liều duy nhất củaJohnson&Johnson
rằng ông ‘không còn cảm tưởng đang sống ở một nước thế giới thứ ba nữa’.
“Mỹ là nước mạnh nhất thế giới mà trong năm vừa
qua không xử lý nổi đại dịch là quá tệ. Tôi rất thất vọng,” ông Andrew bày tỏ.
“Nhưng đến giờ tôi nghĩ rằng nước Mỹ đã trở lại dưới chính quyền Joe Biden.”
Do đó, người kỹ sư điện này cho rằng nếu như
trong năm 2020 dưới chính quyền ông Trump nước Mỹ ‘thuộc hàng tệ nhất thế giới
về chống dịch’ thì đến năm nay dưới chính quyền ông Biden, nước Mỹ đang ‘dẫn đầu
thế giới về phục hồi sau dịch’.
Ông ca ngợi tốc độ chích ngừa của chính quyền
Biden ‘trong khi phần lớn các nước trên thế giới không có nước nào làm được như
Mỹ’.
Ông thừa nhận rằng chính phủ ông Biden ‘thừa
hưởng thành quả từ các vaccine được phát triển dưới thời ông Trump’, nhưng
‘công sức và công tác hậu cần để đem thuốc ngừa đến cho dân là của chính quyền
Biden’.
Ông Andrew ca ngợi việc ông Biden xem chống dịch
là ưu tiên số một khi lên cầm quyền, dồn mọi nguồn lực để chống dịch và lắng
nghe các nhà khoa học trong chống dịch.
“Trong khi ông Trump không nghe theo lời
khuyên của các khoa học gia về khẩu trang và giữ khoảng cách thì ông Biden yêu
cầu người dân tuân theo,” ông dẫn chứng.
Về gói cứu trợ 1,9 nghìn tỷ của chính quyền Đảng
Dân chủ, ông Andrew nói ‘chủ yếu là giúp đỡ những người dân khốn đốn’ trong khi
các gói cứu trợ dưới thời ông Trump ‘do Hạ viện của Đảng Dân chủ đề xuất nhưng
khi đưa lên Thượng viện thì Đảng Cộng hòa lại bỏ vào các điều khoản cứu trợ cho
các tập đoàn và đại công ty’.
Ông cũng chỉ trích chính quyền của bang Texas
dưới lệnh của Thống đốc Cộng hòa Greg Abbot ‘dịch bệnh chỉ mới vừa giảm bớt đã
cho mở cửa hoàn toàn trở lại’.
“Ưu tiên của Cộng hòa là kinh tế chứ không phải
về chống dịch như Dân chủ,” ông nhận định. “Họ sợ rằng cứ đóng cửa thì kinh tế
xuống, mà kinh tế xuống thì dân không bầu cho họ nữa.”
“Nếu ông Trump làm Tổng thống thêm 4 nữa thì
nước Mỹ sẽ chết nhiều hơn nữa, ngay cả khi vaccine được triển khai,” ông Andrew
nói.
‘Do truyền thông thổi phồng’
Khác với ông Andrew Nguyen, bà Vân Lý, hiện
là thợ làm móng ở thành phố Garden Grove, Quận Cam, miền Nam California, cho biết
bà sẽ không chích vaccine Covid-19 mặc dù đã từng bị nhiễm virus corona. Lý do
bà đưa ra là ‘bà từng chích ngừa cúm và bị hành’ và ‘đã bị Covid’.
“Tại vì tôi đã bị qua rồi nên tôi thấy nó
không có gì là nguy hiểm, chỉ giống như cảm thông thường thôi nên tôi thấy
không cần phải chích vaccine,” bà giải thích.
Do đó, bà cho rằng sự nguy hiểm của dịch bệnh
‘là do truyền thông thổi phồng theo hướng bất lợi cho cựu Tổng thống Trump’.
“Số lượng người chết, người nhiễm tăng lên do
truyền thống đưa lên thôi chứ mình đâu có biết,” bà nói và chỉ ra là trong tiệm
nail của bà với hàng chục người, bà con, bạn bè ở khắp các tiểu bang mà bà hỏi
thăm thì ‘cũng có nhiễm nhưng không có ai chết hết’.
“Từ ngày ông Biden lên đến giờ. Tôi không
nghe nhắc nhiều đến số lượng người chết như lúc trước,” bà nói thêm.
Bà Vân lập luận rằng do ‘Covid là vấn đề
chính trị, không thật sự nguy hiểm’ nên nếu ông Trump tiếp tục cầm quyền thì ‘dịch
cũng từ từ sẽ hết giống như ông Biden cầm quyền’.
Người thợ làm móng này nói bà ‘tin tưởng ông
Trump chống dịch hơn ông Biden’ vì ông Trump ‘có kế hoạch cụ thể giúp người
dân’ trong khi ‘kể từ ông Biden lên đến nay, không thấy ông ấy họp báo gì về dịch
bệnh như ông Trump hết’.
Về vấn đề đeo khẩu trang, bà phản đối cách
chính quyền Biden ra lệnh bắt buộc.
Bà dẫn chứng trường hợp của bà khi bị Covid
bà ở trong nhà không đeo khẩu trang mà chỉ tránh gặp con cái, vẫn nấu ăn bình
thường cho cả nhà mà chỉ tránh dùng miệng để nêm nếm và kết quả là bà ‘không
lây cho ai hết’.
“Ông Trump cũng kêu gọi đeo khẩu trang và giữ
khoảng cách nhưng ai tin thì làm, không tin thì thôi,” bà nói.
============================
.
.
Tối
cao Pháp viện Mỹ bác kháng cáo của ông Trump về ‘gánh nặng xã hội’
10/03/2021
Trước sự thúc giục của chính quyền Tổng thống
Joe Biden, Tối cao Pháp viện Mỹ ngày 9/3 bác vụ kiện tụng về tính hợp pháp của
một trong những quy định di trú gắt gao thời cựu Tổng thống Donald Trump cấm
các di dân nhận trợ cấp của chính phủ có được thẻ xanh thường trú nhân hợp
pháp.
Nhiều người trông đợi ông Biden huỷ bỏ chính
sách “gánh nặng xã hội” thời ông Trump. Một liên minh gồm các tổ chức bảo vệ
quyền di dân cùng với các tiểu bang New York, Connecticut và Vermont từng thách
thức quy định “gánh nặng xã hội” hôm 9/3 nói hành động của toà mở đường để
chính sách này không còn được thực thi nữa.
Các thẩm phán hôm 22/2 đồng ý cứu xét kháng
cáo của chính quyền ông Trump về một phán quyết của Tòa Phúc thẩm liên bang khu
vực 2 ở Manhattan. Phán quyết đó nói rằng quy định “gánh nặng xã hội” vi phạm
luật di trú và luật hành chánh liên bang khi cho nới rộng định nghĩa ai bị xem
là “gánh nặng xã hội” và gia tăng mạnh số người bị khước từ tư cách thường trú
nhân.
Hai vụ kiện khác liên hệ đến quy định “gánh nặng
xã hội” từng chờ được Tối cao Pháp viện cứu xét cũng bị bác bỏ. Những người
thách thức quy định “gánh nặng xã hội” đồng ý với chính quyền Biden rằng nên
bác vụ kiện tụng này. Đề xuất của chính quyền Biden được đưa ra trong ngày 9/3
trước khi toà ra quyết định.
Lập trường cứng rắn của ông Trump về di dân
là dấu mốc trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông.
Điểm chính trong các vụ kiện khác nhau được
đưa lên các tòa án liên bang tại Mỹ là di dân nào đủ điều kiện được thẻ xanh.
Luật di trú Mỹ từ lâu đã yêu cầu các giới chức
loại những người có phần chắc trở thành “gánh nặng xã hội” ra khỏi danh sách được
cấp quy chế thường trú nhân.
Các hướng dẫn tại Mỹ trong hai thập niên qua
cấm cấp thẻ xanh cho những di dân có thể trở nên lệ thuộc vào trợ cấp tiền mặt
trực tiếp hay phải nương tựa dài hạn vào các cơ sở xã hội dựa vào chi phí công,
như viện dưỡng lão chẳng hạn.
Chính sách của ông Trump nới rộng lệnh cấm với
bất cứ ai nhận các loại trợ cấp hơn một năm trong thời gian 36 tháng, kể cả
chương trình bảo hiểm y tế Medicaid, nhà ở, và trợ cấp thực phẩm.
Trong vụ kiện ở New York, một thẩm phán liên
bang đã chặn quy định của ông Trump vào năm 2019 và tới tháng 8 năm ngoái, tòa
án khu vực 2 giữ nguyên quyết định này.
*
Tối
cao Pháp viện huỷ vụ kiện quy định gánh nặng xã hội của chính phủ Trump
Cali Today
No comments:
Post a Comment