Cuộc
vận động luật Magnitsky tại Úc
08/03/2021
https://www.voatiengviet.com/a/magnitsky-uc-van-dong-luat/5805917.html
Vào ngày 7 tháng 12 năm 2020, Ủy ban Thường trực Liên đới về Ngoại
giao, Quốc phòng và Thương mại của Úc (Ủy ban) đã trình bày bản
báo cáo cho cuộc Điều tra về các biện pháp trừng phạt nhằm giải quyết
các hành vi vi phạm nhân quyền, có tiêu đề “Tội phạm, tham nhũng và trừng phạt:
Úc có nên tham gia phong trào luật Magnitsky Toàn cầu?”.
Đây là kết quả của quá trình vận động lâu dài, bao
gồm nhiều
cuộc điều trần kéo dài tám tháng tại quốc hội Úc, cùng với sự đóng góp
của nhiều cá nhân nổi bật, như luật sư nhân quyền Amal
Clooney và luật sư uy tín Geoffrey Robertson, và 162
đệ trình từ nhiều cá nhân, tổ chức chính phủ và phi chính phủ trên
khắp thế giới.
Ủy ban cuối cùng đã đưa ra các
nguyên tắc và khuyến nghị chung vào tháng 12 năm 2020, bao gồm khuyến
nghị nên ban hành ‘Đạo luật Magnitsky’ của Úc.
Sau đây là một vài nguyên tắc và khuyến nghị đáng
chú ý:
- Nên áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với
thành viên gia đình trực tiếp và những người thụ hưởng trực tiếp của những kẻ
vi phạm nhân quyền. (Khuyến nghị 7)
- Các biện pháp trừng phạt bao gồm hạn chế về thị
thực / đi lại, hạn chế tiếp cận tài sản và hạn chế quyền truy cập vào hệ thống
tài chính của Úc. (Khuyến nghị 29) v.v…
- Các biện pháp trừng phạt có thể áp dụng cho tất
cả các thực thể, bao gồm các cá nhân, các tổ chức doanh nghiệp và cả các tổ
chức nhà nước và ngoài nhà nước. (Khuyến nghị 8)
Thật ra, quá trình vận động tại Úc cũng đã bắt đầu
nhiều năm qua, nhưng chính phủ liên đảng hiện nay dường như không chia sẻ sự
khẩn cấp và tầm quan trọng của đạo luật Magnitsky. Chính phủ Úc cho rằng chế độ
trừng phạt độc lập (autonomous
sanctions) và các “trắc nghiệm nhân cách” (character
test) như thể một phần của luật di trú, là đủ rồi. Nhưng nhiều chuyên gia
về luật và nhân quyền không tán thành quan điểm này. Bởi các lý do sau:
Một, không rõ ràng và phức tạp. Tổ chức Theo dõi Nhân
quyền (Human Rights Watch) biện
luận rằng luật liên quan đến trừng phạt độc lập hiện tại của Úc chỉ áp
dụng cho một số quốc gia giới hạn, và nó “phức tạp, chỉ khi nào cần, không rõ
ràng, và rất khó để điều hướng. Không có tổ chức xã hội dân sự tham gia trong
tiến trình. Những cá nhân được nêu tên trong các tòa án quốc tế và báo cáo của
Liên Hiệp Quốc được liệt vào danh sách, nhưng những cá nhân khác thì không.”
Hai, các biện pháp chế tài, trừng phạt hiện tại còn
nhiều giới hạn. Từ lâu nay, việc ngăn chặn các hành vi vi phạm nhân quyền chủ
yếu dựa vào khả năng truy tố và bỏ tù đối với thủ phạm, thông qua các biện pháp
pháp lý tại Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC), hoặc trong các khu vực pháp lý trách
nhiệm. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia biện luận rằng hiệu
quả của các phương pháp này còn hạn chế, cả về mặt pháp lý, bởi các
học thuyết đặc biệt của luật pháp quốc tế, nhưng ngoài đó ra, hiện nay đang có
nhiều nghi vấn về sự thành công của ICC.
Ba, những sự vi phạm mang tính hệ thống nhưng thủ phạm
chính đằng sau sự vi phạm này vẫn không bị hề hấn gì. Chúng ta đều biết vi phạm
nhân quyền thường xảy ra ở các nhà nước độc tài nhiều hơn là dân chủ. Vi phạm
tại các nước dân chủ phần lớn là do sơ hở của luật pháp và vi phạm xảy ra ở tầm
cá nhân, thường là những người thi hành công luật. Còn vi phạm tại các nước độc
tài phần lớn là do sự coi thường pháp luật, bất kể pháp luật đó có đúng sai hay
giá trị ra sao, và vì kẻ cầm quyền coi mình ở trên pháp luật. Nó được bảo kê và
bao che bởi một số cá nhân nắm quyền lực trong tay. Do đó để sự trừng phạt hiệu
quả thì phải nêu đích danh thủ phạm này, áp dụng biện pháp chế tài đối với
chính họ và gia đình của họ, kể cả tài sản và việc đi ra nước ngoài. Nói cách
khác, trừng phạt chung chung, như cấm vận đối với một quốc gia, thì người dân
bị thiệt thòi/hại hơn là chính thủ phạm. Còn trừng phạt nhắm vào đối tượng hẳn
hoi (targeted sanctions), không chỉ điểm mặt chỉ tên, mà còn thật sự đánh thẳng
vào nguồn sống của những cá nhân hay tổ chức vi phạm này.
Đó là những nguyên do chính mà luật Magnitsky có
tính hấp dẫn và thực tiễn hơn các luật chế tài khác hiện nay.
Ông Bill Browder khuyến
khích Úc nên có một đạo luật tương tự, vì Úc luôn đề cao nhân quyền và
chống tham nhũng ở Châu Á Thái Bình Dương. Browder biện luận: “Là một thành
viên không thể thiếu của Năm Mắt/Five Eyes, sẽ rất có ý nghĩa đối với Úc khi đi
theo bước chân của Hoa Kỳ, Anh và Canada. Nếu Úc không có Đạo luật Magnitsky
của riêng mình, đất nước này có nguy cơ trở thành một thỏi nam châm hút tiền
bẩn từ những kẻ vi phạm nhân quyền và lãnh đạo chính trị đê tiện từ khắp nơi
trên thế giới ”.
Thương gia tỷ phú Browder là người nỗ lực vận động
để Đạo luật Magnitsky tại Mỹ được hình thành năm 2012, sau này mở rộng thành
Global Magnitsky Act 2016. Ông cũng tích cực vận động tại các quốc gia khác
như Anh,
Úc, Canada và Âu châu. Hiện nay có 9 nơi đã ban hành đạo luật kiểu Magnitsky,
bao gồm Mỹ, Canada, Estonia, Gibraltor, Jersey, Kosovo, Lithuania, Latvia, Anh.
Riêng Âu châu, gồm 28 quốc gia thành viên, đang nghiên cứu thông qua bộ luật
Magnitsky, nhưng vì Covid-19 nên bị trì hoãn. Còn Úc thì có khuyến nghị một số
thay đổi, và luật sư uy tín Geoffrey
Robertson, người đại diện cho Browder để vận động tại Úc, muốn nó trở thành
luật tốt nhất trong việc trừng phạt những kẻ vi phạm nhân quyền và tham nhũng.
Luật sư Robertson đã soạn sẵn một
dự luật và nộp cho Ủy ban của quốc hội Úc để chính quyền Úc có thể sử
dụng một phần, hay toàn phần, và đưa ra quốc hội tranh luận trước khi thông qua
thành luật. Robertson biện
luận rằng muốn đạo luật Magnitsky có hiệu lực thì nó nên được áp dụng
luôn cả đối với gia đình của những người vi phạm nhân quyền, chẳng hạn như
những bậc cha mẹ họ trả tiền để đưa con cái ra nước ngoài điều trị tại bệnh
viện và những đứa trẻ mà họ muốn gửi đến các trường tư thục và đại học đắt
tiền. Đi xa hơn, Robertson quan niệm rằng nếu luật của Úc muốn đối phó với tham
nhũng ở quy mô lớn, luật đó nên áp dụng cho các tập đoàn cũng như các cá nhân,
không chỉ bằng cách cho phép liệt kê các giám đốc và cổ đông lớn, mà còn cho
phép chính các công ty bị xóa sổ trong việc đăng ký và bị cấm giao dịch.
Theo thông
lệ, chính quyền Úc nên phản hồi đối với các khuyến nghị của Ủy ban trong
vòng ba tháng. Có lẽ từ đây đến cuối tháng Ba, chính quyền Úc sẽ cho biết quan
điểm và ý định của mình đối với các khuyến nghị và báo cáo của Ủy ban.
Đã đến lúc các nền dân chủ đề cao và tôn trọng nhân
quyền phải có chính sách và chiến lược thực tiễn, và phải phối hợp với nhau, để
buộc những kẻ chủ mưu ban hành sắc lệnh mà đã gây ra bao tội lỗi về nhân quyền
một cách hệ thống hoặc trầm trọng. Trừng phạt những kẻ vi phạm này, thay vì
người dân, sẽ hiệu quả hơn nhiều, tuy nó chưa giải quyết được công lý của nạn
nhân. Các tòa án ICC, hay tương tự, vẫn phải tiếp túc đóng vai trò của nó.
Nhưng Magnistsky sẽ nhắm vào mục tiêu và đối tượng cụ thể, rõ ràng và do đó
hiệu quả hơn.
No comments:
Post a Comment