Biển
Đông: tại sao Pháp lại phô trương sức mạnh ở vùng biển đang có tranh chấp
Rachel Zhang - SCMP
DCVOnline dịch
thuật
Posted on March
7, 2021
Pháp đưa tàu chiến đến
Biển Đông trước cuộc tập trận chung với Mỹ và Nhật Bản, sau khi tàu ngầm hạch
tâm của nước này tiến hành tuần tra.
Sẵn sàng đối đầu với các
tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh trong vùng biển tranh chấp phản ảnh lợi ích của
Pháp ở Ấn Độ Dương — Thái Bình Dương và có kế hoạch làm việc với 4 quốc gia (bộ
tứ US,
Japan, India and Australia hay Quad).
Tàu đổ bộ tấn công
Tonnerre của Pháp đã được cử tham gia ba tháng huấn luyện và tuần tra ở Thái
Bình Dương. Ảnh: Twitter
Chính phủ Trung Hoa đã
phàn nàn về các hoạt động quân sự của Pháp ở vùng Biển Đông đang có tranh chấp,
sau khi nước này gửi tàu chiến đến đó trong tháng này. Sự hiện diện của Pháp
trong vùng biển tranh chấp diễn ra vào thời điểm quân đội Mỹ gia tăng hoạt động
đã khiến Bắc Kinh phẫn nộ.
Pháp đang làm gì ở Biển Đông?
Hải quân Pháp vào tháng 2
đã bắt đầu ba tháng huấn luyện và tuần tra, gửi tàu tấn công đổ bộ Tonnerre và
tàu khu trục nhỏ Surcouf từ hải cảng căn cứ ở Toulon, miền nam nước Pháp, đến
Thái Bình Dương.
Nhóm tầu Pháp sẽ đi qua
Biển Đông hai lần và tham gia một cuộc tập trận chung với Hoa Kỳ và Nhật Bản
vào tháng Năm. Kế hoạch của Pháp không gồm việc đi qua eo biển Đài Loan.
VIDEO :
Japan-US
hold joint military drills including cyberwarfare training as concerns about
China grow
https://www.youtube.com/watch?v=WCqBGRp4U6s
Nhật-Mỹ tổ chức các cuộc tập trận quân sự chung gồm
huấn luyện tác chiến mạng khi lo ngại về việc Trung Hoa gia tăng
Parly cho biết vào năm
2019 tại Diễn đàn an ninh liên chính phủ thường niên Đối thoại Shangri-La rằng
Pháp sẽ tiếp tục đưa tàu qua Biển Đông ít nhất hai lần một năm. Bà kêu gọi các
quốc gia cùng chí hướng cũng làm như vậy, để duy trì khả năng qua lại vùng biển
dễ dàng. Năm 2019, Bắc Kinh có hành động hiếm thấy khi cáo buộc Pháp xâm nhập
bất hợp pháp vào vùng biển Trung Hoa, sau khi tàu khu trục nhỏ Vendemiaire của
Pháp đi qua eo biển Đài Loan. Chính phủ Pháp gọi đây là một hoạt động bình
thường mà trước đó họ cũng đã thực hiện.
Sự hiện diện của Pháp ở Thái Bình Dương có phải là
chuyện mới hay không?
Các tàu hải quân của Pháp
đã hoạt động ở Biển Đông từ nhiều năm. Nhiệm vụ kéo dài ba tháng hiện tại đã là
một sự kiện thường niên kể từ năm 2015, trong khi nước này đã thực hiện các
cuộc tập trận chung với Australia, Việt Nam và Malaysia — ngay cả khi việc này
ít được để ý khi Biển Đông là một chủ đề ít nhạy cảm hơn.
Năm 2015, Pháp đã đưa ra
một tuyên bố chung với Philippines, nói rằng cả hai nước đều phản đối “bất
kỳ hành động chiếm đóng hoặc tuyên bố chủ quyền nào” “vi phạm luật pháp quốc
tế”. Tuyên bố này được coi là nhằm vào Trung Hoa.
Năm sau, các tàu quân sự
của Pháp đã cùng hàng không mẫu hạm Mỹ tuần tra ở Biển Đông, sau khi Washington
nêu quan ngại về các tuyên bố lãnh thổ ngày càng quyết đoán của Trung Hoa, gồm
việc xây đảo và lắp đặt vũ khí. Tại Đối thoại Shangri-La năm đó, Pháp đã công
bố ý định phối hợp các cuộc tuần tra chung của Liên minh châu Âu trong vùng
biển đang có tranh chấp, nhằm thúc đẩy tự do hàng hải.
Tại sao Biển Đông lại khiến Pháp quan tâm?
Pháp có các vùng lãnh
thổ, ở Ấn Độ Dương và nam Thái Bình Dương và do đó có các vùng đặc quyền kinh
tế xung quanh chúng. Pháp coi trọng lợi ích của họ trong khu vực và đã tạo dựng
mối quan hệ an ninh chặt chẽ với các quốc gia ở đó.
Pháp đã theo chân Mỹ khi
đưa ra phiên bản chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của riêng mình vào năm 2018.
VIDEO :
Washington’s
hardened position on Beijing’s claims in South China Sea heightens US-China
tensions
https://www.youtube.com/watch?v=IbmpAk0zrbM
Lập trường cứng rắn của Washington đối với các tuyên
bố chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông làm gia tăng căng thẳng Mỹ-Trung 02:32
Cùng với các quốc gia
châu Âu khác, nước này đã nhiều lần nói rằng tự do hàng hải phải được duy trì ở
Biển Đông, một con đường quan trọng đối với thương mại toàn cầu.
Trung Hoa tuyên bố có
“quyền hàng hải lịch sử” trên nhiều như 90 phần trăm Biển Đông, dựa trên “Đường
chữ U” họ tự vẽ, dài đến 2.000 km (1.243 dặm) từ Hoa lục cho đến vùng biển chỉ
cách Philippines, Malaysia và Việt Nam vài trăm km.
Năm 2016, Philippines đã
thách đố các tuyên bố chủ quyền của Trung Hoa tại Tòa án Trọng tài Thường trực
ở La Hay, cho rằng họ vượt quá các quyền lợi hàng hải được phép theo Công ước
Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Tòa án phán quyết rằng hầu hết các tuyên
bố chủ quyền của Trung Hoa không có cơ sở pháp lý, một phán quyết mà Trung Hoa
đã bác bỏ.
Vào tháng Hai năm nay,
một viên chức chính phủ Pháp cho biết chuyến đi của tàu ngầm của Pháp qua Biển
Đông là để “khẳng định rằng luật pháp quốc tế là quy tắc duy nhất có
hiệu lực”, và rằng Pháp sẽ “làm việc để tăng cường” mối
liên kết của họ với quan hệ đối tác chiến lược giữa Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và
Úc, được gọi là Quad (bộ Tứ).
VIDEO :
Hong
Kong-based warship joins drill in South China Sea
https://www.youtube.com/watch?v=7DOPRcbADas
Tàu chiến có căn cứ tại Hong Kong tham gia cuộc tập
trận ở Biển Đông
Năm nay, Pháp đã đưa ra
một tuyên bố chung ở Liên Hiệp Quốc với Đức và Anh, ủng hộ phán quyết của tòa
án La Hay năm 2016.
Phản ứng của Trung Hoa đối với quân đội Pháp là gì?
Trong những năm gần đây,
Bắc Kinh đã tỏ ra khó chịu trước những gì họ coi là can thiệp và khiêu khích
của quân đội Mỹ, nhưng phần lớn họ đã kiềm chế trước những chỉ trích công khai
về các hoạt động mới nhất của Pháp.
Bộ Ngoại giao cho biết
Trung Hoa tôn trọng quyền tự do hàng hải và hàng không của tất cả các nước ở
Biển Đông theo luật pháp quốc tế, nhưng phản đối bất kỳ quốc gia nào sử dụng
quyền tự do hàng hải để phá hoại chủ quyền của Trung Hoa hoặc hòa bình và ổn
định của khu vực.
Truyền thông nhà nước
Trug Hoa cáo buộc Pháp góp phần vào “âm mưu chống Trung Hoa” của Mỹ và nói rằng
quốc gia châu Âu này không có chỗ đứng ở Biển Đông.
Giới phân tích kỳ vọng
Pháp sẽ tăng cường hơn nữa sự hiện diện quân sự của mình ở vùng biển này để
phản đối các yêu sách lãnh thổ của Bắc Kinh.
© 2021 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi
nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại
bài từ DCVOnline.net”
Nguồn: South China Sea: why France is flexing its muscles in the
contested waters | Rachel Zhang | SCMP | 28 Feb, 2021.
No comments:
Post a Comment