Saturday, 6 March 2021

BẢN TIN NGÀY 6-3-2021 (BTV Tiếng Dân)

 



BẢN TIN NGÀY 6-3-2021

BTV Tiếng Dân

06/03/2021

https://baotiengdan.com/2021/03/06/ban-tin-ngay-6-3-2021/

 

Tin Biển Đông

 

Facebooker Phạm Thắng Nam cho biết: Lúc 6h15’ sáng nay, tàu hải cảnh TQ CCG 5304 từ vùng biển phía nam Bãi Tư Chính di chuyển lại gần lô dầu khí 06.01 và 05.03 của Việt Nam quấy phá. Việc quấy phá này từng là “nhiệm vụ” của tàu Zhongguo Haijing 5204, nhưng bây giờ tàu CCG 5304 làm thay. Có thời điểm tàu CCG 5304 chỉ cách bờ biển Phan Thiết 186 hải lý. 

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/03/Img13-1024x604.jpg

Hải trình của tàu hải cảnh TQ CCG 5304 hôm nay, có lúc tàu này chỉ cách bờ biển Phan Thiết 186 hải lý. Ảnh: FB Phạm Thắng Nam

 

Báo Thanh Niên có bài: Mối lo Trung Quốc đe dọa hạt nhân ở Biển Đông. Trong các cuộc tập trận gần đây ở Biển Đông, TQ thường huy động máy bay ném bom H-6, là loại máy bay chiến lược của TQ, có thể mang theo bom hạt nhân. Trước đó, TQ cũng thử nghiệm tên lửa đạn đạo DF-21, cũng là khí tài có thể mang theo đầu đạn hạt nhân. Đây là chỉ dấu cho thấy khả năng TQ sử dụng vũ khí hạt nhân để phục vụ tham vọng bá quyền.

 

Ông Gregory B.Poling, Giám đốc chương trình AMTI, thuộc CSIS của Mỹ, nhận định: “Có vẻ như cả Trung Quốc lẫn Mỹ đều phát đi tín hiệu sẽ duy trì nhịp độ hoạt động ở Biển Đông… Bên cạnh đó, các nước châu Âu cũng lo ngại tình hình ở Biển Đông, nên thúc đẩy quá trình quốc tế hóa vấn đề của vùng biển này. Với hàng loạt diễn biến như vậy, tình hình Biển Đông có lẽ không ngừng căng thẳng trong thời gian ngắn sắp tới”

 

VOV đặt câu hỏi: Chính sách an ninh đối ngoại “cứng rắn” của ông Biden dần hé lộ? Tin cho biết, “tại Biển Đông, cách tiếp cận của ông Biden còn có phần quyết đoán hơn. Sau khi tàu khu trục USS John S. McCain tiến hành hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông, Hạm đội 7 của Mỹ đồn trú tại Nhật Bản, đã đưa ra tuyên bố lên án yêu sách chủ quyền phi lý mang tên ‘đường chín đoạn’ mà Trung Quốc đưa ra. Theo Nikkei, Mỹ còn tính đến khả năng triển khai ‘vành đai’ tên lửa để đối phó với Trung Quốc”

 

Mời đọc thêm: Các lãnh đạo thuộc ‘Bộ tứ kim cương’ sắp họp bàn cách đối phó Trung Quốc? — Philippines mua tên lửa BrahMos để tăng khả năng ứng phó Trung Quốc ở Biển Đông (TN). – Lý do tuần duyên Philippines gián đoạn hoạt động tại Biển Đông (PLTP). 

 

.

Thủ tướng lại cho dân nằm mơ tiếp

 

Báo Tuổi Trẻ dẫn lời Thủ tướng: Đến 2045, sẽ xuất hiện các tập đoàn khổng lồ mang tên Việt Nam. Tại buổi Đối thoại VN 2045 chiều nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng “đến năm 2045, tức 25 năm nữa, một phần tư thế kỷ, thời gian đủ dài để xuất hiện những doanh nghiệp, tập đoàn khổng lồ của Việt Nam”.

 

Ông Phúc nghĩ rằng “một phần tư thế kỷ” là quãng thời gian dài, nhưng lại chưa nghĩ được rằng chế độ CSVN cưỡng chiếm miền Nam 46 năm, tức gần nửa thế kỷ, nhưng vẫn chưa đưa miền Nam trở lại thời kỳ trước năm 1975.

 

Ông Phúc chỉ biết đến mấy tập đoàn tư bản đỏ đang lũng đoạn đất nước, mà không thể thấy (hoặc không chịu thấy) rằng trước năm 1975, miền Nam thật sự đã có những sản phẩm mang thương hiệu lớn, từ xà phòng tới kem đánh răng, thậm chí xe hơi La Dalat, ‘made in Vietnam’ sản xuất từ thập niên 1960 mà nhiều người biết.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/03/1-18.jpg

Công ty xe hơi Sài Gòn. Nguồn: Thời xưa

 

Sau khi miền Nam bị CS chiếm đóng, thì các thương hiệu “vang bóng một thời” lần lượt chìm vào dĩ vãng, hoặc gắng gượng rồi bị đổi tên, hoặc bị người nước ngoài thu tóm. Sau một thời gian “bán lúa giống”, như trường hợp công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), đến giờ chỉ còn một người Việt trong ban lãnh đạo Sabeco. Công ty này từng là niềm tự hào của người dân Sài Gòn.

 

Nếu các tập đoàn tư bản đỏ VN hiện tại thật sự có khát vọng làm nên sản phẩm quốc hồn quốc túy cho Việt Nam, thì họ không cần đến những 24 năm tới để xây dựng sản phẩm, trong điều kiện khoa học kỹ thuật hiện tại. Nhưng nếu họ chỉ chăm chăm thao túng chính sách, xâm chiếm đất đai, phá hủy môi trường của người dân chỉ vì cái lợi trước mắt, thì 46 năm qua chính là bằng chứng cho thấy, những người CS giỏi làm hay giỏi phá. 

 

Ông Phúc đặt ra thời hạn tới tận năm 2045, tức là thêm 24 năm nữa, khi đó ông Phúc đã “mồ xanh cỏ” rồi. Nghĩa là, nếu lúc đó VN không làm được như lời ông Phúc, thì người ta cũng không thể dựng ông dậy để bắt ông chịu trách nhiệm về những gì mình hứa nữa. Đó là cái khôn vặt của kẻ hám danh lợi chứ không phải của người có tầm nhìn, thấy được hậu quả của những chính sách “mì ăn liền”, khai thác cạn kiệt tài nguyên mà cũng không giúp đất nước khá hơn được. 

 

Mời đọc thêm: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc “Đối thoại 2045” (TTXVN). – Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: ‘Chúng ta phải tự cứu mình trước’ (TN). – Thủ tướng kỳ vọng sẽ có tập đoàn khổng lồ mang tên Việt Nam trên trường quốc tế (VNN). 

 

.

Hết sai phạm này tới sai phạm khác

 

Diễn biến mới nhất của một trong các vụ “đốt lò” lớn nhất ở miền Nam: Cơ quan CSĐT Bộ Công an đề nghị truy tố nguyên Tổng giám đốc Sagri Lê Tấn Hùng, em trai cựu Bí thư thành Hồ Lê Thanh Hải, VTC đưa tin. Ông Hùng bị truy tố trong vụ án sai phạm ở Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn (SAGRI). Năm 2016, ông Hùng đã chỉ đạo cấp dưới lập 10 hồ sơ khống cho các cán bộ công nhân viên SAGRI “đi tham quan học tập kinh nghiệm ở 16 nước” để chiếm đoạt 13 tỉ đồng.

 

Trong giai đoạn giữ chức Tổng GĐ SAGRI, ông Hùng còn can thiệp vào vụ chuyển nhượng dự án nhà ở phường Phước Long B, quận 9. Dù dự án chưa hoàn thiện kỹ thuật hạ tầng, chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, chưa đủ điều kiện để chuyển nhượng, nhưng ông Hùng vẫn chỉ đạo cấp dưới hoàn thành thủ tục, đề nghị UBND TP HCM chấp thuận chuyển nhượng cho Công ty Phong Phú số tiền 168 tỷ đồng, gây thiệt hại 348 tỷ đồng tại thời điểm đó.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/03/Img3.png

Bị can Lê Tấn Hùng. Ảnh: VTC

 

Báo Tiền Phong đặt câu hỏi: Tham ô 13 tỷ đồng, cựu Tổng giám đốc SAGRI Lê Tấn Hùng đối diện với án tử hình? Ông Hùng và cấp dưới tìm cách chiếm đoạt 13 tỉ bằng cách lập hồ sơ khống, “vẽ” ra một chuyến du lịch 16 nước. Thời điểm bị Thanh tra, ông Hùng chỉ đạo 2 cán bộ cấp dưới tổ chức các đoàn tham quan du lịch năm 2017 và sử dụng số tiền còn lại trong số tiền lập hồ sơ khống năm 2016 để thanh toán cho các chuyến du lịch năm 2017, nhằm hợp thức hóa nguồn tiền, trốn tránh trách nhiệm hình sự, nhưng thất bại.

 

Ông Hùng “kéo” thêm cả một cựu lãnh đạo cấp cao ở thành Hồ “vào lò”: Cơ quan CSĐT Bộ Công an đề nghị truy tố ông Trần Vĩnh Tuyến, Lê Tấn Hùng, VietNamNet đưa tin. Ông Trần Vĩnh Tuyến, cựu Phó Chủ tịch UBND TP HCM bị đề nghị truy tố tội “Vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, cũng vì loạt sai phạm ở SAGRI.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/03/Img4-3.jpg

Ông Trần Vĩnh Tuyến, cựu Phó Chủ tịch UBND TP.HCM bị đề nghị truy tố, do sai phạm chuyển nhượng dự án nhà ở tại phường Phước Long B. Ảnh: VNN

 

Ông Tuyến liên quan đến vụ chuyển nhượng dự án nhà ở tại phường Phước Long B: “Ông biết rõ việc SAGRI chuyển nhượng dự án khu nhà ở tại phường Phước Long B, quận 9 là phải theo đúng quy định pháp luật. Quá trình bị khởi tố, điều tra, ông Tuyến khai, vì nể nang và tin tưởng vào sự tham mưu của cấp dưới nên ông chấp thuận cho SAGRI bán dự án này”.

 

Đó là cái thế tiến thoái lưỡng nan của mấy ông Trần Vĩnh Tuyến, Nguyễn Hữu TínNguyễn Thành Tài… Các ông này có điểm chung là tìm được cách leo cao trong bộ máy nhà nước, leo lên đến chức Phó Chủ tịch UBND thành Hồ, nhưng vì là “Phó” nên chức cao mà vẫn dưới trướng Lê Thanh Hải. Lúc anh em Hải, Hùng còn quyền thế, còn lộng hành, nếu mấy ông Tuyến, Tín, Tài… không nghe lời họ thì khó giữ ghế, mà nghe lời anh em Hai Nhựt, khi phe cánh miền Nam thất thế, các ông “Phó” lần lượt “vào lò”. 

 

Zing có bài: Ông Trần Vĩnh Tuyến bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 600 tỷ đồng. Liên quan đến sai phạm ở khu đất có diện tích gần 37.000 m2 tại phường Phước Long B, quận 9, cơ quan điều tra cho rằng vụ sai phạm chuyển nhượng đã gây thiệt hại 348 tỉ đồng tại thời điểm chuyển nhượng, nhưng đến lúc khởi tố vụ án thì con số thiệt hại mà nhà nước phải chịu đã lên tới trên 672 tỉ. 

 

Thủ thuật “đổ lỗi” quen thuộc lại xuất hiện trong vụ SAGRI: Ông Trần Vĩnh Tuyến đổ lỗi cho cấp dưới, theo báo Người Lao Động. Trong vụ án SAGRI, công an ban hành kết luận điều tra, đề nghị truy tố tổng cộng 16 bị can. Ngoài hai bị can Hùng và Tuyến, các bị can còn lại gồm một số cựu lãnh đạo SAGRI, một số cựu quan chức Thành ủy và UBND thành Hồ, cựu quan chức Sở Quy hoạch – Kiến trúc, cựu lãnh đạo Công ty Du lịch Thanh niên xung phong và Công ty dịch vụ lữ hành Hòa Bình Quốc tế.

 

Tin từ cơ quan điều tra cho biết, ông Tuyến đã tìm cách đổ lỗi cho cấp dưới và dựa vào “thành tích” để được giảm tội: “Nguyên nhân vi phạm pháp luật của Trần Vĩnh Tuyến có một phần do nể nang Lê Tấn Hùng. Trong quá trình công tác, Trần Vĩnh Tuyến có nhiều thành tích, được các cấp tặng thưởng nhiều bằng khen, giấy khen nên đề nghị xem xét trách nhiệm hình sự khi lượng hình”.

 

.

Về đường dây buôn lậu, sản xuất xăng giả quy mô lớn ở Đồng Nai

 

Công an tỉnh Đồng Nai khởi tố 1 cán bộ thuộc Tổng cục Hải quan liên quan chuyên án xăng giả 920G, báo Lao Động đưa tin. Ông Ngô Văn Thụy, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Nam, thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan, đã bị bắt và khám xét nơi ở, do liên quan đến cáo buộc “nhận tiền hối lộ của một số bị can bị bắt trong đường dây buôn lậu, sản xuất xăng giả quy mô lớn do Phan Thanh Hữu cầm đầu”.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/03/Img1-3.png

Công an hỏi cung Phan Thanh Hữu, người cầm đầu đường dây buôn lậu, sản xuất xăng giả quy mô lớn. Ảnh: Công an Đồng Nai/LĐ

 

Về đường dây xăng giả, công an đã thu giữ tang vật gồm 2,7 triệu lít xăng giả, 2 tàu biển trọng tải 1.500 tấn, 4 sà lan trọng tải từ 400 đến 1.000 tấn, 6 xe bồn; 4 thùng hóa chất tạo màu cùng hơn 100 tỉ đồng. Đường dây này đã sản xuất và bán ra thị trường khoảng 200 triệu lít xăng giả.

 

Báo Pháp Luật Plus đặt câu hỏi: Tổng cục Hải quan nói gì về Đội trưởng chống buôn lậu bị khởi tố, bắt tạm giam? Ngay sau vụ bắt giữ, đại diện Tổng cục Hải quan ra thông báo: “Trên quan điểm xử lý nghiêm tập thể, cá nhân sai phạm (nếu có), ngay sau khi nắm bắt được thông tin, Tổng cục Hải quan đã ra quyết định tạm đình chỉ chức vụ đối với ông Ngô Văn Thụy để phục vụ công tác điều tra của cơ quan Công an”. Hàng lậu, hàng giả lan tràn khắp VN là do sự tiếp tay của những người “chống buôn lậu”.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/03/Img2-4.jpg

Ông Ngô Văn Thụy, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Nam đã bị khởi tố, bắt tạm giam. Ảnh: HQ/PL Plus

 

Mời đọc thêm: Đề nghị truy tố cựu Phó Chủ tịch TPHCM Trần Vĩnh Tuyến cùng 15 đồng phạm (TP). – Đề nghị truy tố Tổng giám đốc SAGRI Lê Tấn Hùng, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP HCM Trần Vĩnh Tuyến (NLĐ). – Đề nghị truy tố cựu lãnh đạo Tổng Công ty nông nghiệp Sài Gòn và các đồng phạm (SGGP). – Ông Trần Vĩnh Tuyến ‘gây thiệt hại hơn 348 tỷ đồng’ (VNE). – Nhận định của Bộ Công an về bị can Lê Tấn Hùng vụ Sagri (PTLP).

 

 – Tạm đình chỉ Đội trưởng kiểm soát chống buôn lậu miền Nam (ĐV). – Đình chỉ công tác Đội trưởng Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Nam (TCDN). – Tổng cục Hải quan đình chỉ công tác cán bộ bị bắt tạm giam do liên quan đến “nhận tiền hối lộ” (BVPL). – Tổng cục Hải quan lên tiếng vụ cán bộ chống buôn lậu bị bắt (PLTP).

.

Các vụ đàn áp nhân quyền ở châu Á

 

Biểu tình vẫn tiếp diễn ở Myanmar dù bị cảnh sát Myanmar dùng lựu đạn hơi cay trấn áp người biểu tình, VietNamNet dẫn tin từ hãng AP. Cảnh sát chống bạo động Myanmar đã sử dụng lựu đạn gây choáng và lựu đạn hơi cay nhằm vào đám đông người biểu tình tại các thành phố lớn ở Miến Điện. “Tính tới nay, đã có khoảng 56 người thiệt mạng và hơn 1.000 người khác bị bắt giữ khi tham gia diễu hành phản đối chính biến”.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/03/Img9-2.jpg

Cảnh sát Miến Điện bắn hơi cay về phía người biểu tình ở TP Yangon hôm nay. Ảnh: AP/ VNN

 

Xuất hiện diễn biến bất lợi cho nhà nước quân phiệt Myanmar: Hơn 600 cảnh sát biểu tình phản đối quân đội, theo báo Người Lao Động. Ngày 4/3, có 500 cảnh sát xuống đường biểu tình cùng người dân; đến ngày 5/3, có thêm 100 cảnh sát gia nhập phong trào biểu tình. Có cả sự góp mặt của thiếu tá Lực lượng Đặc nhiệm Tin Min Tun với lời chia sẻ: “Tôi không muốn phục vụ chế độ quân sự nữa. Tôi đã cùng với các công chức tham gia biểu tình”.

 

BBC có bài: Người Myanmar ‘đau buồn nhưng đoàn kết hơn bao giờ hết’. Tối 3/3, một thanh niên người Rohingya ở Myanmar nhắn tin cho BBC: “Xin lỗi vì đã nhắn tin giờ này. Đây là bản báo cáo tóm tắt tình hình vừa xảy ra tại Myanmar. Ít nhất 61 người chết. Cảnh sát bắn đạn thật vào người biểu tình. Phóng viên không được phép vào hiện trường. Do đó chỉ có người dân tại đó mới có thể gửi hình ảnh và video sự thật vừa xảy ra cho thế giới… Chúng tôi không an toàn ở nhà. Chúng tôi không an toàn ở bên ngoài. Chúng tôi không an toàn ở bất cứ đâu…”

 

Vẫn chưa rõ con số 61 người chết này là tổng hợp tất cả số liệu từ lúc đảo chính 1/2 đến tối 3/3 hay là số người bị bắn chết chỉ trong ngày 3/3. Nếu đó là số người chết trong ngày 3/3 thì số liệu lớn hơn nhiều so với con số 38 người thiệt mạng do Đặc phái viên về Myanmar của LHQ Christine Schraner Burgener công bố. Còn theo nguồn tin của Cao ủy Nhân quyền LHQ Michelle Bachelet, thì chỉ có 54 trường hợp người biểu tình bị bắn chết được xác nhận. Ngoài nguồn tin của BBC, tính đến tối nay, chưa có báo “lề phải” hay “lề trái” nào dẫn số liệu 61 người chết.

 

Nguồn tin người Rohingya cho BBC biết: “Cho tới nay, trừng phạt của Mỹ lên các lãnh đạo quân đội Myanmar là hành động đầu tiên của quốc tế mà chúng tôi thấy rõ nhất trong việc quốc tế đã làm gì để ủng hộ người biểu tình Myanmar… Tôi không quá trông đợi vào quốc tế nhưng đây là cách thức duy nhất mà chúng tôi biết. Chúng tôi hiện không thể làm gì hơn. Cuộc chiến đấu này có thể lâu dài, không thể ngày một ngày hai mà chiến thắng”.

 

Về cái chết của cô Ma Kyal Sin, một trong những người biểu tình đã thiệt mạng vào ngày 3/3, Báo Tuổi Trẻ có bài: Nhà chức trách Myanmar khai quật mộ cô gái 19 tuổi bị bắn chết vì biểu tình? Một nhân chứng sống gần ngôi mộ của cô Ma Kyal Sin, cho biết, anh đã nhìn thấy một nhóm khoảng 30 người tới khai quật ngôi mộ cô tối qua. Nhân chứng giấu tên kể rằng: “Họ lôi quan tài ra, đặt thi thể lên một chiếc ghế dài và kê 1 viên gạch dưới đầu. Những người có vẻ là bác sĩ phẫu thuật đã làm gì đó với đầu thi thể. Họ lấy một mảnh nhỏ từ thi thể và cho nhau xem”. 

 

RFA có clip đám tang của cô Ma Kyal Sin ở Myanmar: Hàng ngàn người đưa tang nữ sinh “thiên thần” Kyal Sin chết dưới tay cảnh sát.

https://www.youtube.com/watch?v=KVkapITnjLQ

 

RFI có bài về hành động đàn áp sắc tộc của Trung Quốc: Một cuộc diệt chủng và một đợt thanh trừng. Bài viết liệt kê các thủ đoạn của Bắc Kinh, nhằm giảm dân số, tàn phá văn hóa, xã hội của người Duy Ngô Nhĩ: “Từ việc cưỡng bức lao động, giam giữ tùy tiện hơn một triệu người trong các trại tập trung, hãm hiếp có hệ thống, cưỡng bức triệt sản, cho đến tăng cường chính sách Hán hóa bằng cách phá hủy các dấu tích văn hóa…”.

 

Một số “học giả” người TQ còn nghĩ ra cách vừa diệt chủng, vừa tranh thủ huy động nguồn nhân lực giá rẻ: “Cải huấn họ bằng cách chuyển dịch nguồn nhân công, cưỡng ép đưa từng nhóm hàng chục ngàn thanh niên Duy Ngô Nhĩ bằng tàu lửa, đến lao động tại những khu công nghiệp cho các hãng lớn của Trung Quốc”.

 

Mời đọc thêm: Miến Điện: Biểu tình tiếp diễn, Liên Hiệp Quốc bị chia rẽ (RFI). Biểu tình phản đối đảo chính ở Myanmar nhìn từ ảnh vệ tinh (TT). – Quan chức đảng NLD bị quân đội Myanmar bắt giữ ‘biệt vô âm tín’ (VTC). – Người dân Myanmar đổ xô đến ATM rút tiền vì sợ ngân hàng sụp đổ (PLVN). – Myanmar yêu cầu Ấn Độ bàn giao những cảnh sát vượt biên (VNN). – Hội đồng Bảo an đối mặt sức ép gia tăng về tình hình Myanmar (Zing).

 

– Singapore ủng hộ nỗ lực của ASEAN nhằm cải thiện tình hình ở Myanmar (TTXVN). – YouTube xóa bỏ 5 kênh của mạng truyền hình do quân đội Myanmar điều hành (TĐ). – Những “bóng mây qua trời” vì dân chủ: Họ là ai? (RFA). – Mỹ : Cải cách bầu cử do Trung Quốc áp đặt là “tấn công trực tiếp” vào quyền tự trị của Hồng Kông — Trung Quốc: Tập Cận Bình kêu gọi tăng cường sử dụng tiếng Quan thoại ở Nội Mông (RFI).

***

Thêm một số tin: Việt Nam: Facebook, Google, YouTube ‘sẽ phải nộp thuế’ (VOA). – Kon Tum chi gần $5 triệu để di dân từ vùng sạt lở sông sang… khu sạt lở núi (NV). – Phòng GD&ĐT huyện lên tiếng vụ cô giáo cổ vũ học sinh lớp 9 uống bia (NĐT). – Lầu Năm góc cân nhắc duy trì Lực lượng Vệ binh quốc gia tại Đồi Capitol (Tin Tức). 

 

 

 


No comments:

Post a Comment

View My Stats