Saturday, 6 March 2021

ĂN THỊT-KHÔNG-PHẢI-THỊT, LẤY NHỰA TRỊ NHỰA, và XĂM MÌNH CHO TRÁI CÂY (Jason Nguyen - Luật Khoa)

 



 

Ăn thịt-không-phải-thịt, lấy nhựa trị nhựa, và xăm mình cho trái cây

JASON NGUYEN  -  LUẬT KHOA

05/03/2021 

https://www.luatkhoa.org/2021/03/an-thit-khong-phai-thit-lay-nhua-tri-nhua-va-xam-minh-cho-trai-cay/

 

Ba sáng kiến độc đáo giúp làm giảm tác động của con người đối với môi trường.

 

https://2xjs7y10oiyz26vqxu2hok6y-wpengine.netdna-ssl.com/wp-content/uploads/2021/03/Untitled-design-1024x536.jpg

Đồ họa: Luật Khoa. Ảnh: MIT Tech Review, Gateway Magazine, EOSTA

 

Những chiếc bánh hamburger không có thịt

 

Ngành công nghiệp sản xuất thịt nằm trong số những nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất trên thế giới. Trong đó, việc sản xuất thịt bò tạo ra lượng khí thải nhiều gấp 4-8 lần so với thịt gà hay thịt lợn. Việc chăn nuôi động vật để lấy thịt cũng tiêu tốn nhiều tài nguyên (nước, đất, nhiên liệu) hơn so với việc trồng các loại hạt hay đậu.

 

Với dân số ngày càng tăng và đời sống dần được cải thiện, lượng thịt tiêu thụ cũng sẽ ngày càng nhiều hơn. Điều này sẽ tạo ra sức ép lớn đối với môi trường.

 

Thuyết phục mọi người loại bỏ thịt ra khỏi bữa ăn hằng ngày lại không phải là điều dễ dàng. Vì vậy, nhiều công ty đã đầu tư nghiên cứu các sản phẩm thay thế cho thịt động vật (meat substitute). Trong đó, hai công ty Mỹ là Beyond Meat và Impossible Foods đang đi đầu trong công nghệ sản xuất thịt thuần chay từ đạm thực vật (plant-based meat). Đây là giải pháp thân thiện với môi trường hơn so với nuôi cấy thịt trong phòng thí nghiệm (lab-grown meat).

 

Sự đầu tư này đã mang lại kết quả khởi sắc. Nhiều chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh, bao gồm cả McDonald’s, cũng bắt đầu lên kế hoạch bán thử nghiệm những chiếc hamburger “có thịt mà không phải thịt” đầu tiên trong năm nay.

 

https://2xjs7y10oiyz26vqxu2hok6y-wpengine.netdna-ssl.com/wp-content/uploads/2021/03/image-1-e1614944800196.png

Một chiếc bánh hamburger sử dụng thịt gốc thực vật của Beyond Meat. Ảnh: Leanna Garfield/ Business Insider.

 

Được làm từ các nguyên liệu thuần chay như đạm đậu nành, khoai tây, lúa mì, và các loại dầu thực vật, các sản phẩm thịt của Beyond Meat và Impossible Foods có hương vị và hình thức không khác biệt nhiều so với các sản phẩm làm từ thịt động vật.

 

Bill Gates là một nhà đầu tư của cả Beyond Meat và Impossible Foods. Trong cuốn sách mới ra mắt mang tên “How to Avoid a Climate Disaster: the Solutions We Have and the Breakthroughs We Need” (tạm dịch, “Làm thế nào để ngăn chặn thảm họa khí hậu: Những giải pháp đang có và những đột phá cần có”), ông kêu gọi các nước giàu chuyển sang sử dụng 100% thịt nhân tạo để giảm tác hại đến môi trường.

 

https://2xjs7y10oiyz26vqxu2hok6y-wpengine.netdna-ssl.com/wp-content/uploads/2021/03/maxresdefault-1024x576.jpg

Bill Gates là nhà đầu tư cho các sáng kiến thay thế thịt động vật. Ảnh: LiveKindly.

 

Ông lạc quan cho rằng, “trong khi những sản phẩm thay thế thịt hiện chỉ chiếm 1% so với tổng lượng thịt được tiêu thụ trên thế giới, chúng lại đang có những lộ trình phát triển rõ ràng về giá thành và chất lượng để ngày càng trở nên cạnh tranh hơn”.

 

 

“Hàng rào sinh học” tại Guatemala

 

Theo tổ chức Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), mỗi năm, chúng ta thải ra khoảng 6,4 triệu tấn rác nhựa ra đại dương. Nếu chất đầy số rác này lên các xe tải, thì số xe nối đuôi nhau để chở hết lượng rác đó có thể kéo dài hơn 3.000 km.

 

Rác thải nhựa cực kỳ có hại cho các loài sinh vật biển. Hàng năm, có hơn 100.000 sinh vật biển chết vì bị mắc kẹt vào rác nhựa. Hơn lượng cá trong đại dương cũng đang đối mt vi nguy cơ chết hàng lot, khi chúng nut phi các ht vi nha v ra t nhng mnh nha ln.

 

Lượng rác này chủ yếu trôi ra biển theo đường sông ngòi và kênh rạch. Do đó, việc ngăn chặn và thu gom trước khi chúng trôi ra đại dương được cho là một giải pháp khả dĩ.

 

Guatemala, một quốc gia nằm ở vùng Trung Mỹ, đã dẫn đầu khu vực trong việc giải quyết vấn nạn rác nhựa này. Giải pháp của họ là “lấy nhựa trị nhựa”.

 

https://2xjs7y10oiyz26vqxu2hok6y-wpengine.netdna-ssl.com/wp-content/uploads/2021/03/image-2.png

Các “hàng rào sinh học” có một thiết kế đơn giản, gồm các chai nhựa đã qua sử dụng được bọc trong một tấm lưới. Ảnh: WEF.

 

Theo đó, chính phủ Guatemala đã dùng những vỏ chai nhựa đã qua sử dụng để dệt thành các “hàng rào sinh học” (biofences). Với đặc tính dễ dàng nổi trên mặt nước, các hàng rào này sẽ được đặt tại các cửa sông, từ đó bao vây và ngăn chặn dòng rác nhựa trước khi chúng kịp trôi ra biển.

 

Dễ thực hiện, chi phí thấp, cộng với nguồn nguyên liệu sẵn có dồi dào, mô hình trên nhanh chóng được lan rộng tại các quốc gia Mỹ Latin khác. Lượng rác thu gom được từ các hàng rào sau đó sẽ được tập trung lại và mang đến các cơ sở tái chế. Một điểm cộng khác cho mô hình này là ngoài việc làm sạch môi trường sống của các cộng đồng dân cư ven sông, nó cũng góp phần tạo thêm thu nhập cho người dân địa phương nơi đây.

 

https://2xjs7y10oiyz26vqxu2hok6y-wpengine.netdna-ssl.com/wp-content/uploads/2021/03/image-6-1024x683.png

Một “hàng rào sinh học” tại thành phố El Quetzalito, Guatemala. Ở đây, người dân địa phương được chính phủ trả một khoản phí để duy trì và bảo quản các hàng rào nổi. Ảnh: Celia Talbot Tobin/ The Intercept.

 

Hướng tiếp cận này của Guatemala cũng là một bài học cho các quốc gia đang phát triển khác trên thế giới. Với sức sáng tạo của con người, những vật dụng tưởng chừng như không còn giá trị sử dụng cũng có thể được trao thêm một vòng đời mới để thực hiện những dự án có ý nghĩa.

 

 

Gắn nhãn hữu cơ cho nông sản 

 

Mỗi khi đi siêu thị, không khó để chúng ta bắt gặp các miếng tem nhãn (decal) được dán trên các loại trái cây hay rau củ. Chúng được dùng để phân loại nông sản thông qua những tiêu chuẩn về hữu cơ hay chủng loại, từ đó nhân viên thu ngân có thể dễ dàng phân biệt chúng ở bước thanh toán.

 

Dù có kích cỡ chỉ nhỏ bằng đầu ngón tay cái, các miếng tem nhãn này lại gây ra những vấn đề to lớn. Chúng vô cùng khó phân hủy, và cũng không dễ dàng để tái chế. Do đó, khi không được vứt bỏ đúng cách, những mẩu decal này có thể làm tắc nghẽn các đường ống dẫn nước, ảnh hưởng đến hệ thống xử lý nước thải. Việc phân loại và xử lý các miếng tem nhãn nhỏ cũng tiêu tốn rất nhiều thời gian và chi phí.

 

Để giải quyết vấn đề này, một công ty tại Hà Lan mang tên Nature and More đang triển khai sáng kiến “gắn nhãn hữu cơ” (natural branding) cho các loại nông sản tại châu Âu. “Gắn nhãn hữu cơ” là cách thức định danh cho nông sản bằng cách khắc trực tiếp ký tự phân loại lên trên vỏ của các loại trái cây và rau củ, thay vì dùng đến các nhãn dán khó phân hủy.

 

https://2xjs7y10oiyz26vqxu2hok6y-wpengine.netdna-ssl.com/wp-content/uploads/2021/03/image-9-1024x524.png

Một sản phẩm của công ty Nature and More. Ảnh: EOSTA.

 

Công nghệ này sử dụng một tia laser để làm mờ đi phần màu sắc ở những vị trí mà nó quét qua, từ đó tạo nên các đường vẽ trên lớp vỏ. Các hình vẽ hữu cơ này không gây ảnh hưởng gì đến chất lượng, hương vị, hay hạn sử dụng của sản phẩm.

 

Hiện nay, công nghệ gắn nhãn hữu cơ đã được công ty SKAL tại Hà Lan (thuộc cơ quan cấp phép hữu cơ Liên minh Châu Âu – EU Organic certifier) chứng nhận an toàn. Các quốc gia châu Âu khác như Đức, Thụy Điển và Anh cũng đang áp dụng công nghệ này đối với các loại nông sản tiêu thụ tại quốc gia mình. Các sản phẩm được cấp phép sẽ có thể được xuất khẩu và tiêu thụ trên toàn bộ các quốc gia thuộc khối EU.

 

https://2xjs7y10oiyz26vqxu2hok6y-wpengine.netdna-ssl.com/wp-content/uploads/2021/03/image-5.png

Công nghệ khắc laser có thể được sử dụng trên nhiều loại rau, củ, quả khác nhau. Ảnh: ingreenhouses.com.

 

Bằng cách tận dụng các đặc điểm sinh học sẵn có của nông sản và giảm thiểu tối đa các phương pháp đóng gói không cần thiết, công nghệ khắc laser đang mở ra nhiều triển vọng mới trong việc phát triển nông nghiệp đi đôi với bảo vệ môi trường.

 

 


No comments:

Post a Comment

View My Stats