Nhà
nước pháp quyền phải làm gì cho dân?
Đỗ
Kim Thêm
04/02/2021
https://baotiengdan.com/2021/02/04/nha-nuoc-phap-quyen-phai-lam-gi-cho-dan/
Bối cảnh
Nhà nước pháp quyền (Rechtsstaat) là
một khái niệm thuộc Luật Hiến Pháp của Đức, nhằm đề cao tính cách tối thượng của
Hiến pháp và luật pháp mà chính nhà nước phải tuân thủ.
Liên Xô đã vận dụng và dịch
thành Pravovoe gosudarstvo. Việt Nam khi đổi mới đã du nhập của
Liên Xô và cải biên thành nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vì
vẫn kiên định tiếp tục theo đuổi con đường XHCN. Do bối cảnh này mà thành hình
khái niệm tại Việt Nam.
Nội dung
Nhìn chung, tại các nước,
Hiến pháp quy định khuôn khổ pháp lý để cho nhà nước hoạt động và phải chịu
tuân thủ như mọi người dân, nghĩa là chịu sự ràng buộc do các luật lệ, cam kết
tự đặt mình trong sự giám sát và bị chế tài khi vi phạm. Trong tiến trình này,
nhà nước có quyền nhân danh bảo tồn pháp luật hay thi hành công vụ để hành động,
đồng thời tạo cơ hội cho ai bị tổn thương điều kiện khởi tố khi chứng minh là
nhà nước vi phạm luật.
Nhà nước cho phép dân
chúng và các tổ chức hợp pháp có quyền chống lại hành vi của nhà nước, thí dụ
như khi nhà nước ban hành, hay thi hành các luật lệ mà các quyền pháp định của
họ bị tổn thương. Nhà nước còn bảo đảm cho họ thực hiện quyền này trong các
tranh tụng tư pháp, có nghĩa là các vụ kiện dân sự.
Để bảo đảm cho mọi người
dân an toàn trong các cuộc tranh chấp pháp luật, một cơ quan tư pháp phải hoạt
động độc lập. Do đó, cần phải có một cơ quan tư pháp theo dõi và quyết định,
nhưng quan trọng nhất là phải có một toà án tối cao đảm nhiệm vai trò bảo hiến.
Muốn xem nhà nước có tôn
trọng pháp luật không, một tiêu chuẩn tổng quát cần đến là công lý, một khái niệm
trừu tượng. Qua thời gian, khái niệm này đã được cụ thể hoá qua một
số phương thức như sau:
– Quyền bình đẳng trước
luật pháp: không ai được phân biệt vì lý do cá nhân, gia thế, chức quyền, gia sản
hay dòng dõi, có nghĩa là không ai có ưu tiên hay đặc miễn hơn người khác trong
các tranh chấp pháp lý. Cụ thể là không thể có một Đồng chí X mà từ Chủ tịch nước
và cả một hệ thống tư pháp không dám nói động tới những vi phạm luật kinh tế.
– Bảo đảm mọi điều kiện và
phương tiện cho người bị thiệt hại quyền lợi được khởi kiện.
– Mọi nghi can trong các
vụ hình sự được suy đoán là vô tội cho đến khi nào có chung quyết của toà án.
– Toà án quyết định không
bị lệ thuộc do ảnh hưởng các cơ quan nhà nước và phe nhóm quyền lợi. Mọi phán
quyết của toà án phải dựa trên các luật lệ đã được ban hành trước khi có tranh
chấp. Các bản án bỏ túi đã quyết định sẵn số phận cho bị cáo là một thí dụ ngược
lại.
– Phán quyết hay hình phạt
phải phù hợp theo nguyên tắc tương xứng cho nội dung vụ kiện.
– Nhà nước có nhiệm vụ bảo
tồn tinh thần công lý, dựa trên khái niệm công bình và dân chủ làm nền tảng.
Nhà nước bảo vệ người dân cô thế trước pháp luật là mang an toàn về xã hội, có
nghĩa là, khi khởi tố hay thi hành án, tạo cho họ tránh được các gánh nặng bất
ngờ hay khó khăn, nhờ thế đem lại một cộng đồng đoàn kết trong tinh thần tương
trợ pháp lý và xã hội.
Theo khái niệm về công
bình của Aritoteles, khi thực thi pháp luật nghiêm minh, nhà nước pháp quyền,
cuối cùng, sẽ mang đến phúc lợi công ích cho toàn dân.
Thành tựu
Việt Nam đã đạt được danh
hiệu nhà nước pháp quyền theo tiêu chuẩn của các nước khác không, vấn đề còn
gây nhiều tranh luận. Bài viết này nhằm giới thiệu nội dung chính của khái niệm,
do đó, không đi sâu vào các thành tựu của Việt Nam trong cải cách pháp luật.
Sự thật là từ sau ngày Đổi
Mới, Việt Nam đã thực hiện nhiều thành tích nổi bật trong cải cách hệ thống tư
pháp và đã được cả nước hân hoan chào đón. Đáng chú ý nhất là một bài viết đăng
trên báo Tia Sáng, đã hết lòng ca ngợi ông Hồ và nhà nước pháp quyền XHCH. Bài
có đăng lại tại đây: http://vietsciences.free.fr/timhieu/xahoi-luatphap/nhanuocphapquyen.htm
Xin nêu lên một trích đoạn
sau đây để dẫn chứng và miễn bình luận.
“Việt Nam có ‘Nhà nước
pháp quyền’. Tên gọi thật hay. Vừa ‘pháp’, nghĩa là luật pháp; vừa ‘quyền’,
nghĩa là… quyền. Chưa biết quyền của ai, nhưng chắc chắn không phải là quyền của
Nhà nước, vì Nhà nước cần gì phải đòi quyền – đòi một cái đã có. Thiện chí tôn
trọng pháp luật của Chính phủ Việt Nam đã có từ 1991 và tiếp tục được phát huy
cho đến nay, không ai chối cãi được… Nhà nước pháp quyền thì có gì lạ đâu với
chúng ta!… Nhà nước pháp quyền có lạ lùng gì đâu đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh –
người khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa?”.
Tác giả đã quên những vết
nhơ trong lịch sử tư pháp trước đây là vụ án phố Ôn Như Hầu và gần đây nhất là
vụ án Đồng Tâm và Hồ Duy Hải.
Dĩ nhiên. Danh sách các
vi phạm luật pháp của chính quyền còn rất dài, mà là một đề tài mở rộng còn kéo
dài và độc giả sẽ là người có quyền nhận xét. Ở đây không thể đi vào chi tiết,
nhưng triển vọng của một nhà nước pháp quyền cho Việt Nam là mù mịt, mà những
“thành tựu” của Đại hội đảng XIII là một thực tế gần đây nhất để chứng minh.
Triển vọng
Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XIII của đảng CSVN diễn ra trong khi đất nước đang bước vào một thời kỳ
đen tối mà mọi người dân đều nhận ra các nguy cơ này. Đó là các thách thức
nghiêm trọng đối với sự tồn vong của Đảng và chế độ, cụ thể là hiểm hoạ diệt
vong do hung đồ của Trung Quốc, tụt hậu kinh tế do dịch bịnh COVID-19, chệch hướng
xã hội chủ nghĩa nhưng không biết định hướng mới, nạn tham nhũng và các tệ nạn
xã hội tràn lan và cuối cùng là hành động “diễn biến hòa bình” của các “thế lực
thù địch” thông qua các mạng truyền thông xã hội trong và ngoài nước.
Thay vì thảo luận nghiêm
chỉnh các vấn đề sinh tử này để tìm một lối thoát, Đại hội XIII lại tập trung lo
vấn đề nhân sự, có nghĩa là, chia ghế để tiếp tục cầm quyền. Sau tám ngày làm
việc, ông Nguyễn Phú Trọng tuyên bố: Đại hội kết thúc với sự thành công tốt đẹp.
Tốt đẹp? Thật ra, Đại hội
Đảng XIII là sinh hoạt của một hội kín thời phong kiến hay sứ quân. Mọi thông
tin được xem là tuyệt mật, nên ai loan truyền ra bên ngoài là vi phạm, sẽ bị
truy tố. Khi dân không biết thì ai có phương tiện kiểm tra hay đối chứng?
Nguyên tắc Dân biết, Dân làm, Dân bàn và kiểm tra chỉ còn là một khẩu hiệu,
không có hiệu lực ràng buộc.
Sinh hoạt Đại hội XIII chỉ
còn dựa vào Điều lệ Đảng như là một kim chỉ nam. Tổng Bí thư không được làm quá
hai nhiệm kỳ như chương III, điều 17 của điều lệ đảng CSVN quy định.
Đáng nói ở đây là, do được
Đại hội yêu cầu, ông Trọng “vẫn phải hết sức cố gắng, phải làm” thêm một nhiệm
kỳ, phải “hy sinh” dù “tuổi cao, sức khoẻ không được tốt như trước, bản thân đã
xin nghỉ”, Hiển nhiên là Đại hội XIII sai phạm nghiêm trọng Điều lệ Đảng.
Quan trọng hơn là Đại hội
Đảng XIII quyết nghị không sửa Điều lệ Đảng, mà lại giao cho “Ban chấp hành
Trung ương khóa XIII xem xét ban hành các quy định thi hành Điều lệ Đảng cho
phù hợp”. Như vậy là toàn bộ đại biểu tham dự biết sai nhưng vẫn không sửa mà hợp
thức hoá.
Đây là một tiền lệ nguy
hiểm không phải chỉ cho sinh hoạt nội bộ Đảng, mà cho triển vọng nhà nước pháp
quyền. không phải là một khởi đầu tốt đẹp cho một tinh thần chung về tinh thần
trọng pháp. Đảng vi phạm pháp luật, nhà nước chấp hành, thì ai thuyết phục dân
chúng phải tôn trọng luật lệ.
Nhưng Đảng đang có nhiều
may mắn khác, vui nhất cho Đảng là bất chiến tự nhiên thành khi các “thế lực
thù địch” trong nước và hải ngoại đang suy yếu, thế giới không yểm trợ cho các
phong trào đấu tranh nhân quyền khi đang lo cho COVID- 19.
Chương trình nghệ thuật
chào mừng thành công của Đại hội XIII diễn ra trên sân vận động Mỹ Đình tối
2/2/2021 là một dịp vui chơi cho dân chúng và nghệ sĩ. Toàn dân có dịp bày tỏ cảm
xúc cuồng nhiệt hơn cho nhiệm kỳ mới của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Vẫn theo
tinh thần “mừng Đảng mừng xuân”, không ai còn quan tâm đến việc Đảng vi phạm Điều
lệ hay Trung Quốc đang hoành hành trên Biển Đông.
Cuối cùng, triển vọng của
một nhà nước pháp quyền cho Việt Nam như một thành tựu văn minh là mờ mịt.
No comments:
Post a Comment