VIỆT NAM ĐANG
“MUA” VACCINE CHỦNG NGỪA COVID-19 BẰNG CÁCH NÀO?
https://www.facebook.com/bloggermenam/posts/491803185146428
Lô vaccine chủng ngừa COVID-19 với 117.600 liều đã
về đến Tân Sơn Nhất ngày 24/2 vừa qua và về sớm hơn dự tính ban đầu.
Đây là lô vaccine được nhượng quyền và hợp tác toàn
cầu bởi hãng dược phẩm Anh Quốc – Thụy Điển AstraZeneca (theo công nghệ và
nghiên cứu của ĐH Oxford Anh Quốc) với đối tác của họ ở Hàn Quốc.
Vậy Việt Nam đàm phán “MUA” lô vaccine này
với nhà cung cấp nào trong thời gian qua để có được lô vaccine được xem là sớm
ở khu vực châu Á?
Câu trả lời ngắn gọn là: Hà Nội không bỏ tiền mua lô vaccine này!
Hà Nội chỉ tham gia vào chương trình của sáng kiến
liên mình vaccine toàn cầu chống COVID-19 (viết tắt là COVAX). Đây là sáng kiến
để đảm bảo quyền bình đẳng cho mọi quốc gia, nhất là các quốc gia nghèo, kém
phát triển, trước đại dịch để có thể truy xuất được nguồn cung cấp vaccine như
những quốc gia giàu có khác.
Sáng kiến COVAX này được hợp tác và điều phối bởi
liên minh vaccine toàn cầu (GAVI), Tố chức Y tế Thế giới (WHO), và Liên minh
các sáng kiến sẵn sàng chống dịch (CEPI) và nhiều tổ chức, quốc gia, cá nhân
khác cùng tham gia.
Đã có 165 quốc gia tham gia vào COVAX
(đại diện cho hơn 60% dân số thế giới).
Trong đó chia làm hai nhóm:
– Nhóm SFP: là nhóm các quốc gia tham gia COVAX và
tự bỏ chi phí mua vaccine cho họ. Nhóm này có 73 quốc gia.
– Nhóm AMC: là nhóm có 92 quốc gia tham gia COVAX
dưới tài trợ của các quốc gia, tổ chức, cá nhân khác thông qua ngân sách viện
trợ này mà COVAX có thể mua vaccine và phân phối cho 92 quốc gia thành viên này
(COVAX facility). Đây có thể hiểu là nhóm các quốc gia được viện trợ vaccine mà
không phải trả chi phí mua vaccine. Việt Nam nằm trong nhóm này – tức được viện
trợ vaccine.
Ngân sách AMC của COVAX được tài trợ bởi hơn 30
quốc gia, tổ chức, quỹ viện trợ, cá nhân, công ty…
Đến tháng 2/2021, COVAX đang vận hành quỹ AMC viện
trợ lên đến 6,28 tỉ đô la Mỹ.
Trong đó các quốc gia đóng góp nhiều nhất cho quỹ
AMC của COVAX là:
Hoa Kỳ: 2,5 tỉ đô la Mỹ
Đức: 1,09 tỉ đô la Mỹ
Anh Quốc: 735 triệu đô la Mỹ
Liên Âu EU: 489 triệu đô la Mỹ
Nhật Bản: 200 triểu đô la Mỹ
Canada: 181 triệu đo la Mỹ
Quỹ Bill & Melinda Gates: 156 triệu đô là Mỹ
Saudi Arabia: 153 triệu đô la Mỹ
Na Uy: 141 triệu đô la Mỹ
Pháp: 122 triệu đô la Mỹ
Ý: 104 triệu đô la Mỹ
Như vậy có thể hiểu, chính sách chống dịch và tham
gia vào thị trường vaccine của Việt Nam cho đến nay vẫn đang phụ thuộc vào các
tổ chức quốc tế để có được viện trợ vaccine. Hà Nội đã tham gia vào sáng kiến
COVAX từ sớm và là thành viên trong nhóm AMC – quỹ viện trợ quốc tế cam kết thị
trường mở và thuận tiện cho mọi thành viên có thể nhận được vaccine một cách
công bằng.
Trong năm 2021, COVAX đã cam kết cung cấp cho Việt
Nam 30 triệu liều vaccine của AstraZeneca, chủ yếu tập trung vào 2 quý cuối
năm.
Trong hai quý đầu năm 2021, COVAX đã lên lịch chi
tiết để cung cấp cho Việt Nam 4.886.400 liều vaccine AstraZeneca, và lô đầu
tiên 117.600 liều đã được cung cấp sớm hơn lịch trình dự kiến.
Cho đến nay, Hà Nội vẫn chưa cho thấy họ đàm phán
thành công trực tiếp với bất kỳ nhà sàn xuất / cung cấp vaccine nào trên thế
giới.
Các đàm phán mà Hà Nội vẫn đang mập mờ cho thấy họ
đàm phán với đối tác Nga cho 100 – 150 triệu liều vaccine của Nga. Nhưng cho
đến nay vẫn chưa thấy Hà Nội cấp phép cho vaccine này theo đúng thủ tục và đòi
hỏi của đối tác. Hơn nữa, có vẻ như chiến lược đàm phán xin viện trợ từ Nga cho
vaccine trong bối cảnh này đã không thành công, và danh sách các quốc gia được
Nga bán vaccine chưa có tên Việt Nam.
Riêng vaccine của Pfizer / BioNTech đòi hỏi phải có
cơ sở hạ tầng lưu trữ, phân phối với nhiệt độ âm sâu dưới 70 độ C, Việt Nam
chưa thể đáp ứng điều kiện này nên khó lòng có thể (dù thông qua COVAX) nhận
được bất kỳ lô vaccine theo công nghệ mRNA này trong thời gian 1-2 năm tới.
Vaccin Moderna cũng có thể rơi vào trường hợp hạ
tầng của chương trình tiêm chủng vaccine chưa đáp ứng, cộng thêm nguồn cung
giới hạn thì khó có thể đàm phán mua bán trực tiếp với Moderna.
Việt Nam cũng được cho là đã và đang đàm phán với
các đối tác Trung Quốc về vaccine chủng ngừa COVID-19. Nhưng cho đến nay vẫn
chưa có thông tin nào cho thấy liệu việc này đã đạt được bất kỳ tiến bộ nào
giữa nhà cung cấp và các đại diện của Hà Nội. Và dự báo nếu có thể có được bất
kỳ chốt hạ nào, sẽ phải chờ đến quý 4 năm nay.
Chỉ hy vọng khi Johnson & Johnson, và Novarax
tham gia thị trường với các loại vaccines của họ thì may ra Việt Nam có thể
tham gia trực tiếp đàm phán với các đối tác cung cấp vaccine. Nhưng cũng phải
chú ý bởi đặc thù của thị trường dược phẩm thế giới và các phân khu đã phân
chia trong bản đồ nghiên cứu, ứng dụng sản xuất, phân phối và cung ứng cho thị
trường, khách hàng đàm phán với nguồn sở hữu bản quyền vaccine, nhưng có thể
phải phụ thuộc vào nguồn sản xuất của từng khu vực khác nhau để có thể có được
số lượng theo kế hoạch.
***
An ninh y tế, sức khỏe của một quốc gia trong đại
dịch chính là vấn đề an ninh quốc gia. Muốn bảo đảm được an ninh quốc gia, quốc
gia đó phải bảo đảm được sự ổn định trong phòng chống và dập dịch bệnh một cách
toàn diện. Trong đó, vaccine chủng ngừa chính là một vũ khí góp phần bảo đảm và
duy trì an ninh quốc gia trước “giặc – dịch bệnh”.
Cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa có được một trong
những vũ khí quan trọng chống dịch là vaccine, bởi họ chưa thể chủ động để có
thể “mua” được vaccine. Một khi còn lệ thuộc và phụ thuộc vào nguồn “viện trợ
vũ khí” chống dịch thì bài toán an ninh quốc gia chưa thể được giải một cách
rốt ráo. Còn tự trang bị vũ khí – vaccine là một bài toán khác cũng phức tạp và
không kém thách thức, hay có thể nói là thách thức nhiều lần hơn so với bài
toán đi tìm mua vaccine trong tình hình 2 năm tới đây.
_____
P/s: Trong tình hình
vaccine là vũ khí cho chiến lược an ninh quốc gia, vũ khí cho chiến lược thâu
tóm quyền lực địa chính trị toàn cầu… thì truyền thông Việt Nam lại xem vaccine
chủng ngừa COVID-19 như là một công cụ PR hình ảnh trên sân khấu từ thiện.
Một tờ báo đã lên chương trình PR từ thiện bằng
cách kêu gọi toàn dân tham gia đóng góp cho quỹ vaccine để hỗ trợ chính phủ mua
vaccine.
Báo Tuổi Trẻ đưa tin: “Đại diện hệ
thống tiêm chủng VNVC, đơn vị nhập khẩu, cho biết lô vắc xin này nằm trong 30
triệu liều vắc xin của AstraZeneca, được đơn vị đặt mua trong năm 2021. Số vắc
xin này được giao thành nhiều đợt, lô đầu tiên gồm 117.600 liều sẽ được đưa về
hệ thống kho lạnh chuyên dụng của VNVC và AstraZeneca“.
Nhắc lại, vaccine Việt Nam vừa nhận là từ nguồn viện trợ của W.H.O chứ
không phải mua nha!
No comments:
Post a Comment