NỘI DUNG :
ASEAN
tìm giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng ở Miến Điện
Thu Hằng - RFI
Xuất
hiện nhiều lo ngại về làn sóng tù nhân chính trị mới ở Myanmar
================================================
.
ASEAN
tìm giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng ở Miến Điện
Thu Hằng
- RFI
Đăng ngày: 24/02/2021 - 11:36
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) muốn đóng
vai trò trung gian giải quyết cuộc khủng hoảng tại Miến Điện. Ngoại trưởng
Indonesia, nước khởi xướng giải pháp ngoại giao, có mặt tại Bangkok ngày
24/02/2021. Cùng ngày, người đứng đầu ngành ngoại giao của tập đoàn quân sự
Miến Điện cũng đã đến thủ đô của Thái Lan.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị - Wang Yi
(T) và đồng nhiệm Indonesia Retno Marsudi, trong cuộc gặp tại Jakarta, Indonesia,
ngày 13/01/2021. AP - Indonesian Foreign Ministry
Theo AFP, Jakarta ra thông cáo về chuyến đi của
ngoại trưởng Retno Marsudi sau khi một tài liệu của chính quyền Miến Điện về
cuộc họp do ASEAN tổ chức bị rò rỉ. Ban đầu, ngoại trưởng Indonesia dự định đến
Miến Điện vào thứ Năm 25/02 nhưng chuyến đi đã bị hủy vì « thời
điểm không thích hợp ».
Một nguồn tin của chính phủ Thái Lan cho Reuters
biết là ông Wunna Maung Lwin, đại diện cho phía Miến Điện, đã đến Thái Lan ngày
24/02 để bàn về cuộc khủng hoảng tại quốc gia này.
Trung Quốc là nước đầu tiên lên tiếng ủng hộ nỗ lực
của ASEAN trong cuộc điện đàm giữa ngoại trưởng Trung Quốc và Indonesia. Trang
The Irrawaddy ngày 24/02, trích truyền thông Trung Quốc, cho biết ông Vương
Nghị khẳng định Bắc Kinh sẵn sàng phối hợp chặt chẽ với ASEAN để tháo gỡ căng
thẳng tại Miến Điện, đồng thời kêu gọi giới tướng lãnh và các chính đảng Miến
Điện cần có trách nhiệm về sự ổn định và phát triển của đất nước.
Dường như phía ASEAN thiên về hướng tổ chức bầu cử
lại, vì theo Reuters, Indonesia đề xuất cử các quan sát viên của ASEAN để bảo
đảm rằng tập đoàn quân sự Miến Điện sẽ tôn trọng lời hứa tổ chức « bầu
cử tự do và công bằng ». Thông tin này đã khiến người biểu tình Miến
Điện phẫn nộ và lên án Indonesia.
Quốc tế vẫn nhẹ tay với tập đoàn quân sự Miến Điện
Trái với Hoa Kỳ và nhóm G7, Liên Hiệp Châu Âu vẫn
bất đồng về các biện pháp trừng phạt đối với tập đoàn quân sự Miến Điện. Trả
lời RFI, ông Thet Swe Win, giám đốc tổ chức phi chính phủ Synergy, chuyên đấu
tranh chống phân biệt tại Miến Điện, cho rằng các biện pháp trừng phạt vẫn còn
yếu ớt :
«
Tôi đã gặp trợ lý của người đứng đầu phái đoàn Liên Hiệp Châu Âu và yêu cầu ông
ấy có những biên pháp trừng phạt nhắm vào tập đoàn quân sự. Ông ấy trả lời là
các nước Liên Hiệp Châu Âu đã nghe thấy tiếng nói của người dân Miến Điện và sẽ
cố gắng hết sức. Nhưng cuối cùng, Bruxelles chẳng đưa ra bất kỳ dấu hiệu nào.
Chúng tôi thực sự tức giận. Họ phải tỏ ra cứng rắn nếu họ thực sự lo cho người
dân Miến Điện. Chúng tôi cần những biện pháp trừng phạt nhắm vào giới tướng
lĩnh và gia đình họ.
Cho
tới nay, chúng tôi mới chỉ thấy các biện pháp trừng phạt nhắm vào những viên
tướng cao cấp nhất. Nhưng tài sản của những sĩ quan này không hẳn được ghi dưới
tên họ, mà thường dưới tên của người thân. Ngoài ra, con cái của họ sống vương
giả ở nước ngoài. Họ đi du học và có cuộc sống thoải mái. Thật bất công !
Ngoài
ra, cũng phải nhắm đến các doanh nghiệp do quân đội quản lý. Nếu muốn thực sự
gây sức ép cho quân đội, thì cũng phải gây sức ép nhiều hơn đối với các nhà đầu
tư nước ngoài, như Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản hay Hàn Quốc, những nước đầu
tư rất nhiều vào Miến Điện ».
***
CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN
Mỹ
trừng phạt hai tướng lãnh Miến Điện, G7 lên án việc đàn áp biểu tình
Mỹ,
Nhật, Ấn và Úc kêu gọi khôi phục dân chủ tại Miến Điện
Miến
Điện đảo chính, Trung Quốc bắt cá hai tay
==================================================
.
Xuất
hiện nhiều lo ngại về làn sóng tù nhân chính trị mới ở Myanmar
24/02/2021
Các nhóm và các chuyên gia nhân quyền lo ngại về sự
gia tăng đáng kể số lượng tù nhân chính trị ở Myanmar.
https://gdb.voanews.com/7CD5E845-45F8-44C5-B76B-73B669BC2E8F_cx3_cy0_cw97_w650_r1_s.jpg
Người biểu tình chống
đảo chính viết khẩu hiệu trên phố ở Yangon, Myanmar, 21/2/2021
Tính đến thứ Ba 23/2, khoảng 696 người - bao gồm các nhà sư, nhà văn,
nhà hoạt động, chính trị gia và những người khác - đã bị bắt liên quan đến việc
phản ứng lại cuộc đảo chính của quân đội, theo thông tin của Hiệp hội Hỗ trợ Tù
nhân Chính trị, gọi tắt là AAPP, một tổ chức có trụ sở tại Myanmar.
Nhiều người trong số những
người bị bắt bị buộc tội chiếu theo một loạt các luật đã có từ lâu, trong đó, một
số luật có từ thời thuộc địa Anh và có những luật được ban hành trong thời các
chế độ quân sự trước đây.
Các luật đó được mọi
chính phủ ở Myanmar sử dụng để chống lại những người chỉ trích. Kể cả chính phủ
của đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo cũng làm
như vậy. Chính phủ này đã bị lật đổ trong cuộc đảo chính hôm 1/2.
Hàng trăm người bị bắt kể
từ sau cuộc đảo chính giờ đây bổ sung vào hàng trăm tù nhân chính trị bị giam cầm
ở Myanmar. Họ là những người đã bị bỏ tù cả dưới thời các chính quyền trước đó
lẫn trong thời đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) cầm quyền.
Manny Maung, một nhà
nghiên cứu về Myanmar thuộc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) có
trụ sở tại New York, nói: “Giờ đây, chúng tôi thấy rằng không chỉ là có một thế
hệ tù nhân chính trị mới mà còn có việc nhắm mục tiêu trở lại vào các cựu tù
nhân chính trị”.
Trong thời kỳ NLD cầm quyền,
các nhà báo, những người chỉ trích giới quân đội và chính phủ, và những người
khác đã bị buộc tội theo các luật thời thuộc địa. Theo AAPP, Myanmar có hơn 700 tù nhân chính trị tính đến
ngày 31/1, trong đó, hàng trăm người bị buộc tội trong thời gian NLD nắm quyền.
Kể từ cuộc đảo chính hồi
đầu tháng này, quân đội cũng đã sửa đổi các bộ luật hình sự cũ và đề xuất các
luật mới mà các chuyên gia cho rằng có thể được sử dụng làm công cụ tiếp theo để
đàn áp những người bất đồng chính kiến.
Với việc tiếp tục đàn áp
những người biểu tình chống đảo chính - bao gồm cả các vụ bắt giữ do cảnh sát mặc
thường phục tiến hành lúc nửa đêm - giờ đây các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ nổi
tiếng nói với hãng tin AP của Mỹ rằng họ bắt đầu phải trốn tránh để không bị bắt.
Về trường hợp những người khác đã bị bắt giữ, không thấy họ liên lạc với gia
đình và người ta không biết họ bị đưa đi đâu.
Maung, nhà nghiên cứu của
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, nói: “Điều kiện (đối với tù nhân) là điều mà chúng
tôi thực sự lo lắng. Chúng tôi dự báo về điều tồi tệ nhất, đó là mọi người đang
bị ngược đãi và thậm chí có thể bị tra tấn, bởi vì đó là điều đã từng xảy
ra".
No comments:
Post a Comment