Đông
Nam Á, trọng điểm của xung đột Mỹ-Trung
Thụy My
- RFI
Cuộc xung đột Mỹ-Trung lần này sẽ tập trung vào khu
vực Đông Nam Á, vốn có tầm quan trọng chiến lược rất lớn đối với Bắc Kinh. Theo
The Economist, để tránh cho Đông Nam Á không bị rơi vào quỹ Trung Quốc,
Washington nên buôn bán, đầu tư nhiều hơn vào khu vực, và không nên buộc các
nước phải chọn phe.
https://s.rfi.fr/media/display/342b6ba0-790b-11eb-b0ea-005056bff430/w:980/p:16x9/bt_02-1.webp
Người Việt biểu tình bên ngoài đại sứ quán
Trung Quốc ở Hà Nội ngày 11/05/2014 để phản đối Bắc Kinh đưa giàn khoan đến
vùng biển Hoàng Sa. AP - Chris Brummitt
L’Obs dành trang nhất cho tỉ phú Pháp Vincent Bolloré, người đang có kế hoạch
xây dựng một đế chế truyền thông mà tuần báo cánh tả cho là « siêu bảo
thủ ». Le Point chú ý đến « Những đòn chơi
xấu của một nền tư pháp rất chính trị » nhắm vào cựu tổng thống
Nicolas Sarkozy. Hồ sơ của L’Express nói về tập đoàn bán hàng
trên mạng Amazon. Courrier International băn khoăn « Còn
ai lắng nghe châu Âu ? » : đang lạnh nhạt với Nga, bị Trung
Quốc qua mặt tại châu Á và vẫn chưa hòa giải với Mỹ, tiếng nói của Liên Hiệp
Châu Âu khó có trọng lượng.
Khu vực chiến lược bị Bắc Kinh coi là « sân
sau »
Liên quan đến châu Á, The Economist nói
về « Cuộc chiến Mỹ-Trung để giành sân sau của Bắc Kinh », chủ
yếu ở Đông Nam Á. Trong cuộc xung đột kéo dài 45 năm, Hoa Kỳ và Liên Xô tiến
hành những cuộc chiến ủy nhiệm ở nhiều nơi, nhưng chiến tranh lạnh gay gắt nhất
tại châu Âu. Cuộc xung đột Mỹ-Trung lần này sẽ tập trung vào khu vực Đông Nam
Á, và do không có chiến tuyến rõ ràng nên càng phức tạp.
Người dân Đông Nam Á coi Mỹ và Trung Quốc là hai
cực, kéo đất nước mình về hai hướng khác nhau. Chẳng hạn những người biểu tình
chống vụ đảo chính ở Miến Điện mang biểu ngữ đả kích Trung Quốc và kêu gọi
người Mỹ can thiệp. Các chính phủ cảm thấy chịu áp lực phải chọn phe : hồi
năm 2016 tổng thống Philipppines Rodrigo Duterte đã lớn tiếng loan báo chia tay
với Mỹ và quy phục Trung Quốc.
Sự giằng co này sẽ càng dữ dội hơn vì hai lý do.
Trước hết, Đông Nam Á có tầm quan trọng chiến lược rất lớn với Bắc Kinh. Khu
vực này nằm ngay cửa ngõ Trung Quốc, án ngữ con đường thương mại đưa dầu lửa,
nguyên liệu vào và hàng hóa thành phẩm từ Hoa lục ra bên ngoài. Trong khi ở
phía đông là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, những đồng minh trung thành của Mỹ,
Đông Nam Á là vùng đất ít thù địch hơn, có thể mở đường ra Thái Bình Dương và
Ấn Độ Dương cho cả mục đích thương mại và quân sự. Chỉ khi nào khống chế được
Đông Nam Á, Bắc Kinh mới mất đi ám ảnh bị bao vây.
Lý do thứ hai, Đông Nam Á là khu vực quan trọng
trên thế giới với 700 triệu dân, đông hơn cả Liên Hiệp Châu Âu, châu Mỹ La-tinh
hay vùng Trung Đông. Nền kinh tế của các nước Đông Nam Á gộp lại có thể xếp thứ
tư thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Hoa Kỳ và Ấn Độ ; và lại tăng trưởng rất
nhanh, như Việt Nam và Philipppines có tỉ lệ đến 6-7%. Đối với các nhà đầu tư
muốn dịch chuyển khỏi Hoa lục, Đông Nam Á là chọn lựa hàng đầu, và người tiêu
thụ tại đây đã đủ giàu để trở thành một thị trường hứa hẹn.
Khống chế về kinh tế, Trung Quốc bị ghét bỏ vì tham
vọng đế quốc
Trung Quốc thoạt nhìn có vẻ chiếm ưu thế so với Hoa
Kỳ, vì là đối tác thương mại lớn nhất và đầu tư vào khu vực nhiều hơn Mỹ. Ít
nhất đã có một nước Đông Nam Á là Cam Bốt trên thực tế đã là chư hầu của Bắc
Kinh, và không một nước nào dám đứng hẳn về phía Washington. Tuy nhiên đầu tư
của Trung Quốc có những bất lợi : các công ty Trung Quốc thường bị cáo
buộc tham nhũng, gây ô nhiễm, đưa lao động từ Hoa lục vào thay vì tuyển dụng
người địa phương, và nhất là Bắc Kinh thường dùng thế mạnh kinh tế để trừng
phạt những khi không hài lòng.
Trung Quốc còn làm các láng giềng sợ hãi khi phô
trương sức mạnh quân sự. Việc cưỡng chiếm và quân sự hóa các đảo trên Biển
Đông, quấy nhiễu tàu của các nước Đông Nam Á khi họ đánh cá, hoặc khoan dầu ở
vùng biển nước mình, là nguồn gây căng thẳng với hầu hết các quốc gia trong khu
vực, từ Việt Nam cho đến Indonesia ; xúi giục và vũ trang cho các lực
lượng du kích trong toàn khu vực.
Sự hiếu chiến này khiến Trung Quốc bị ghét bỏ tại
đa số các nước Đông Nam Á. Những cuộc biểu tình chống Trung Quốc thường xuyên
diễn ra tại Việt Nam. Indonesia, nước Hồi giáo đông dân nhất thế giới, cũng có
những cuộc xuống đường chống lại người nhập cư bất hợp pháp từ Hoa lục, hay
phản đối việc Bắc Kinh đàn áp các thiểu số theo đạo Hồi. Ngay cả tại nước Lào
Cộng sản độc tài, người dân cũng không ưa sự thống trị của Trung Quốc. Các nhà
lãnh đạo Đông Nam Á có thể không dám công khai chỉ trích Bắc Kinh do lo ngại
hậu quả kinh tế, nhưng họ cũng không dám tỏ ra thuần phục, vì sợ bị người dân
nước mình chỉ trích.
Theo The Economist, để tránh cho Đông
Nam Á không bị rơi vào quỹ đạo Bắc Kinh, Washington nên buôn bán và đầu tư
nhiều hơn vào khu vực, siết chặt quan hệ với Nhật Bản, Hàn Quốc, và nhất là
không nên buộc phải chọn phe.
« Liên minh trà sữa » đối mặt với Bắc
Kinh
Về quan hệ giữa Đông Nam Á và Trung Quốc, tuần báo
Anh đề cập đến « liên minh trà sữa », một tập hợp gồm những người trẻ
chủ yếu ở Đông Nam Á nhằm chống lại sự thống trị của Trung Quốc độc tài.
Ở Hoa lục, người ta uống trà không pha thêm sữa,
nhưng tại Đài Loan, có cả sữa và những hạt tapioca được gọi là « trân
châu ». Hồng Kông uống trà sữa kiểu Anh, người Thái dùng trà với sữa đặc.
Cư dân mạng Ấn Độ sau vụ đụng độ đẫm máu với quân Trung Quốc ở vùng núi đã tham
gia với món « masala chai » (trà gia vị) và tại Miến Điện, sau vụ đảo
chính, hình ảnh « laphet yay » tức trà sữa của xứ Miến, tràn ngập
mạng xã hội. Thật ra « liên minh trà sữa » không đồng nhất, và cũng
không đơn thuần bài Hoa. Hiện tượng này cho thấy dù mang lại lợi ích kinh tế,
mọi việc không dễ dàng như các nhà lãnh đạo Bắc Kinh vẫn tưởng.
Tập Cận Bình nhấn mạnh « đôi bên cùng có
lợi », không can thiệp vào chuyện nội bộ của nước khác. Nhưng đầu tư của
Trung Quốc luôn kèm theo các điều kiện, những hợp đồng không minh bạch và
thường có giá trên trời, vì phải tính cả các khoản hối lộ.
Ai còn tin vào luận điệu « cộng đồng cùng
chung vận mệnh ?
Tham nhũng có yếu tố Trung Quốc đã làm thủ tướng
Malaysia, Najib Razak và đảng của ông – cầm quyền từ khi độc lập – bị thất cử
năm 2018. Đại sứ Trung Quốc còn công khai mở chiến dịch ủng hộ đảng của người
gốc Hoa trong liên minh cầm quyền. Người ta cũng cho rằng chiến thắng của
Duterte trong cuộc bầu cử tổng thống Philipppines năm 2016 là nhờ tiền của
Trung Quốc.
Một số dự án Trung Quốc như xa lộ cao tốc tại nước
Lào nghèo nàn, nhỏ bé có cái giá khá đắt cho môi trường. Những đập thủy điện
Trung Quốc ở thượng nguồn làm vùng hạ lưu sông Mê kông bị khô hạn, khiến cuộc
sống hàng triệu ngư dân Việt Nam và Cam Bốt thêm khó khăn. Ở Cam Bốt, Lào và
Miến Điện, việc Trung Quốc chiếm đất đồng nghĩa với phá rừng.
Bắc Kinh miệng hô hòa bình, nhưng lại yêu sách chủ
quyền trên hầu hết Biển Đông, tranh chấp với Việt Nam, Philipppines, Malaysia,
Indonesia, Brunei. Dù Duterte đã từ bỏ chiến thắng ở Tòa án Trọng tài Thường
trực La Haye với hy vọng ông Tập sẽ đầu tư nhiều tỉ đô la vào cơ sở hạ tầng,
nhưng đến nay vẫn chỉ là lời hứa trong khi Bắc Kinh ngày càng hung hăng trên
Biển Đông. Như Bilahari Kausikan, nhà cựu ngoại giao cấp cao Singapore, đã
nói : « Chỉ có những kẻ tham nhũng đã thành cố tật, hoặc ngây
thơ vô biên mới tin vào luận điệu một cộng đồng cùng chung vận mệnh của Bắc
Kinh ».
« Đội quân thứ năm » của Trung Quốc ở
Đông Nam Á
Cùng với việc Trung Quốc phát triển về phía nam là
sự hiện diện của đông đảo di dân mới người Hoa. Nhiều người làm việc cho các dự
án hạ tầng của Trung Quốc ở Đông Nam Á, số khác bám theo kiếm sống. Rõ nhất là
tại các nước nhỏ yếu như Cam Bốt, Lào, Miến Điện.
Hàng trăm ngàn người từ Hoa lục tràn sang Miến
Điện, đa số mang căn cước giả. Tại « đặc khu tam giác vàng » ở vùng
ba biên giới (Thái, Lào, Miến) mọc lên một thành phố cờ bạc, buôn lậu, trác
táng ; sử dụng đồng nhân dân tệ và chữ Hoa giản thể, lực lượng bảo vệ được
tuyển từ Hoa lục. Ở xa hơn biên giới Trung Quốc, nhưng tại Manila các công ty
cờ bạc trực tuyến của người Hoa chiếm nhiều văn phòng hơn các trung tâm dịch vụ
hậu mãi. Trước đại dịch, có đến nửa triệu người Hoa hoạt động tại thủ đô
Philipppines, đa số visa đã hết hạn nhưng các công ty dịch vụ Trung Quốc lo hết
từ visa, nơi lưu trú do đến mát-xa và gái gọi.
Khắp châu Á đều có những tiếng than phiền người
Trung Quốc chiếm mất việc làm của người địa phương, nhập vật liệu từ Hoa lục và
làm tăng giá địa ốc. Đáng ngại là tuy ngôn ngữ Trung Hoa phân biệt « hoa
kiều » (huaqiao, người Hoa sống ở nước ngoài) với « hoa nhân »
(huaren, người nước ngoài gốc Hoa), nhưng Tập Cận Bình trong diễn văn năm 2014
gọi chung là « hải ngoại kiều bào » (haiwai qiaobao), nhấn mạnh rằng
họ có nghĩa vụ « xúc tiến sự phục hưng của quốc gia Trung
Hoa ».
Hungary :
« Con ngựa thành Troie » của Bắc Kinh tại châu Âu
L’Express nhận xét thủ tướng Viktor Orban của Hungary là người thân Trung
Quốc nhất tại châu Âu.
Mùa tựu trường 2024 đại học đầu tiên ở châu Âu của
trường Phục Đán, Thượng Hải, sẽ khai trương tại Budapest. Với ngân sách lớn
bằng toàn bộ các trường đại học Hungary cộng lại, đại học này đào tạo 5.000
sinh viên mỗi năm. Chính quyền Orban đã hào hiệp bỏ ra 2,2 triệu euro mua đất
cho ngôi trường Trung Quốc, bất chấp tai tiếng. Đáng chú ý là khi thương lượng
với Phục Đán, ông Orban đã xua đuổi trường đại học Trung Âu do tỉ phú George
Soros sáng lập, nơi đào tạo giới tinh hoa cho khu vực, khiến ngôi trường nổi
tiếng này phải chuyển sang Vienna vào mùa thu 2019.
Từ năm 2013, tại Hungary đã khai trương trung tâm
hậu cần Huawei lớn nhất ngoài Trung Quốc rộng 30.000 mét vuông, thủ đô Budapest
có đến năm Viện Khổng Tử. Hungary là thành viên Liên Hiệp Châu Âu duy nhất mua
vac-xin của Trung Quốc, và ông Viktor Orban tuyên bố bản thân ông sẽ tiêm chủng
bằng vac-xin này « vì người Trung Quốc biết rõ con virus
nhất ».
Bắc Kinh đang hiện đại hóa tuyến đường sắt
Belgrade-Budapest để đưa hàng Trung Quốc từ cảng Pirée đến, cảng quan trọng này
của Hy Lạp đã lọt vào tay Trung Quốc từ năm 2008. Hungary phải vay nợ của Ngân
hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc để chi trả phần mình trong dự án này, món nợ 20
năm mà chi tiết hợp đồng sẽ được giữ bí mật trong 10 năm.
Có nên tẩy chay
Thế vận hội Bắc Kinh mùa đông 2022 ?
Courrier International đặt câu hỏi : « Có
nên tẩy chay Thế vận hội mùa đông 2022 tổ chức tại Trung Quốc ? ». Tuần
báo Pháp trích đăng các bài viết có quan điểm khác nhau. Một số báo như La
Presse ở Québec (Canada) cho rằng không nên để vấn đề chính trị làm
cho các vận động viên phải chịu thiệt thòi, còn theo The Conversation tốt
nhất là đấu tranh trên mặt trận ngoại giao. Ngược lại, The Washington
Examiner nhấn mạnh, khi tranh cử ông Joe Biden cam kết dành ưu tiên
cho nhân quyền, thì đây chính là lúc chứng tỏ lời nói đi đôi với việc làm. Bắt
đầu bằng việc phê chuẩn dự thảo của hai thượng nghị sĩ Cộng Hòa là Rick Scott
(Florida), Todd Young (Indiana) và kêu gọi các thượng nghị sĩ Dân Chủ ủng hộ.
Gần đây đã có những chứng cứ không thể chối cãi về
việc phụ nữ Duy Ngô Nhĩ trong các trại cải tạo bị cưỡng hiếp, bị buộc triệt sản
– và đây không phải là những bằng chứng cuối cùng về cách đối xử phi nhân với
những nô lệ thời hiện đại. Bản dự thảo nhấn mạnh, thảm kịch Duy Ngô Nhĩ chỉ là
một trong những hành động tàn bạo từ Trung Quốc của Tập Cận Bình.
Tại Hồng Kông, ông Tập xé bỏ những cam kết quốc
tế ; trên Biển Đông và dọc theo dòng sông Mêkông, quân của Tập đánh đập
thậm chí sát hại các ngư dân không tấc sắt trong tay. Trên thế giới, đến tận
quần đảo Galapagos, Tập Cận Bình phá hủy môi sinh, xây những cây cầu và công
trình sau đó bị sập. Tại châu Phi, ông Tập khai thác cạn kiệt hải sản, hối lộ
các chính khách, làm ngơ trước nạn kỳ thị. Ngay trong Hoa lục, những bộ óc xuất
sắc bị bịt miệng, đàn áp. Thế vận hội là nơi vinh danh những tài năng, lòng can
đảm và tinh thần đồng đội, nhưng Trung Quốc Cộng sản là phản ví dụ cho những
giá trị này, nên không thể để cho Bắc Kinh tổ chức Olympic mùa đông 2022.
No comments:
Post a Comment