NỘI DUNG :
Bốn
công nghệ vắc-xin ngừa Covid-19 hoạt động như thế nào?
.
Bạn
là người may mắn, nếu vẫn còn ngửi được mùi, cảm được vị
Đoan Trang
- Saigon Nhỏ News
.
==========================
.
.
Bốn
công nghệ vắc-xin ngừa Covid-19 hoạt động như thế nào?
Phan Nguyên biên dịch
24/02/2021
http://nghiencuuquocte.org/2021/02/24/bon-cong-nghe-vac-xin-ngua-covid-19-hoat-dong-nhu-the-nao/
Mặc dù phong tỏa có thể
ngăn chặn coronavirus, nhưng tiêm chủng mang lại con đường bền vững hơn để
thoát khỏi đại dịch. Hơn 60 loại vắc xin đang được phát triển hoặc đang được sử
dụng để chống lại SARS-CoV-2. Tất cả những vắc-xin đang sử dụng đều có cùng một
kết quả cuối cùng – đó là nâng cao khả năng của cơ thể trong việc chống lại sự
tấn công của virus – nhưng cơ chế mà chúng sử dụng khác nhau đáng kể.
Khi cơ thể bị nhiễm một
loại virus mà nó chưa từng gặp trước đây, hệ thống miễn dịch sẽ bắt đầu quá
trình sản sinh ra các tế bào tấn công có khả năng tiêu diệt kẻ xâm nhập. Quá
trình này cần cả thời gian và năng lượng, vì nó liên quan đến việc “thử – sai”
đáng kể. Đó là lý do tại sao chúng ta cảm thấy kiệt sức và mệt mỏi trong nhiều
ngày sau khi bị nhiễm virus mới. Nếu cơ thể chiến thắng, hệ thống miễn dịch sẽ
ghi nhớ chiến lược thành công của nó, để các “trận chiến” trong tương lai mất
ít thời gian hơn và các triệu chứng nhẹ hơn, hoặc thậm chí không tồn tại.
Trên thực tế, vắc-xin là
chương trình huấn luyện quân sự cho hệ thống miễn dịch. Thay vì buộc hệ thống
miễn dịch phải học cách giải quyết vấn đề trong một cuộc tấn công thực sự, vắc-xin
thiết lập một cuộc tấn công giả để cơ thể thực hành. Vắc-xin thường sử dụng bốn
kiểu tấn công giả, tất cả đều đang được triển khai để chống lại SARS-CoV-2.
Kỹ thuật lâu đời nhất
trong số này là đưa vào cơ thể một vi-rút ở dạng đã bị bất hoạt hoặc suy yếu
đáng kể để nó không thể gây ra phát bệnh toàn diện. Khi các tế bào miễn dịch
phát hiện ra kẻ xâm nhập, chúng vẫn tham gia vào quá trình gian khổ tạo ra các
tế bào tấn công. Đây là lý do tại sao mọi người thường cảm thấy mệt mỏi trong một
hoặc hai ngày sau khi tiêm chủng. Tuy nhiên, hệ thống miễn dịch ghi nhớ về sự
kiện này, cho phép nó hành động nhanh chóng nếu sau đó bị một loại virus tương
tự tấn công. Cả vắc-xin Sinovac
và Sinopharm của Trung Quốc đều sử dụng vi-rút bất hoạt.
Chiến lược thứ hai bao gồm
tiêm các đoạn protein có cấu trúc tương tự như SARS-CoV-2. Các protein này được
hệ thống miễn dịch phát hiện là ngoại lai và do đó kích hoạt phản ứng miễn dịch,
nhưng chúng không có khả năng tự bắt đầu một cuộc “xâm lược”. Novavax, một công ty của Mỹ, đang sử dụng
kỹ thuật này trong vắc-xin covid-19 của mình.
Chiến lược thứ ba phức tạp
hơn bao gồm việc chèn một số DNA được sao chép từ SARS-CoV-2 vào một phiên bản
của virus gây cảm lạnh thông thường (được gọi là adenovirus) vốn có thể xâm nhập
vào tế bào nhưng đã bị vô hiệu hóa và không thể nhân bản hiệu quả. Khi vào bên
trong cơ thể, những vi-rút được chỉnh sửa này sẽ gắn DNA adenovirus có chứa bản
sao của DNA SARS-CoV-2 vào tế bào, sau đó khiến các tế bào bị nhiễm virus này sản
xuất ra nhiều protein virus SARS-CoV-2 và dính chúng trên bề mặt của tế bào,
khiến hệ thống miễn dịch phát hiện có điều gì đó không ổn. Điều quan trọng là
vi-rút đã chính sửa cũng kích hoạt hệ thống cảnh báo xâm nhập bên trong các tế
bào này, thu hút sự chú ý ngay lập tức từ hệ thống miễn dịch. Điều này kích
thích việc sản xuất các tế bào tấn công, tạo ra khả năng miễn dịch. Vắc-xin của AstraZeneca/Oxford
và vắc-xin Gamaleya được phát triển ở Nga đều sử dụng chiến lược này.
Phương pháp thứ tư, mới
nhất, liên quan đến việc các nhà nghiên cứu tạo ra các hướng dẫn di truyền, dưới
dạng RNA hoặc DNA, khiến các tế bào của chính cơ thể tạo ra các protein vô hại
trông giống như các protein đặc biệt của SARS-CoV-2. Giống như chiến lược của
AstraZeneca và Gamaleya, phương pháp này rất hiệu quả vì RNA/DNA biến các tế
bào của con người thành các trung tâm sản xuất protein của virus, từ đó tạo ra
đủ protein SARS-CoV-2 để kích hoạt khả năng phát hiện xâm nhập và do đó nâng
cao hệ thống miễn dịch của cơ thể. Điều này không phải lúc nào cũng xảy ra với
các công nghệ vắc-xin cũ. Hạn chế của kỹ thuật này là các sợi DNA/RNA được truyền
vào cơ thể trong các cấu trúc dù được tế bào hấp thụ dễ dàng nhưng lại rất mỏng
manh và thường phải bảo quản ở nhiệt độ rất thấp. Cả vắc-xin Pfizer/BioNTech và Moderna/NIAID
đều sử dụng chiến lược này.
Trên thực tế, tất cả các
loại vắc-xin đang được sử dụng mang lại cho cơ thể khả năng tự bảo vệ thành
công trước SARS-CoV-2 tốt hơn nhiều so với việc để cơ thể tự chống đỡ. Còn để đối
phó với vi-rút biến chủng, các kỹ thuật này đều sẽ cần phải được điều chỉnh ít
nhiều. Tuy nhiên, việc điều chỉnh có mức độ khó dễ khác nhau. Mặc dù vắc-xin dựa
trên công nghệ RNA/DNA là loại vắc-xin phức tạp nhất trong việc vận chuyển và
lưu trữ, những chúng cũng là loại vắc-xin dễ chỉnh chữa nhất và rốt cuộc có thể
trở thành loại vắc-xin quan trọng nhất nếu covid-19 tiến hóa đủ nhanh để tránh
được cơ chế bảo vệ của các loại vắc-xin hiện nay.
---------------------------
XEM THÊM
Căng thẳng
Mỹ – Trung tại châu Á càng gia tăng sau đại dịch?
.
Có phải Covid-19 đã giết chết
toàn cầu hoá?
Lô
vắc-xin đầu tiên của AstraZeneca về tới Việt Nam
==================================================
.
.
Bạn
là người may mắn, nếu vẫn còn ngửi được mùi, cảm được vị
Đoan Trang - Saigon Nhỏ News
Feb 24, 2021
https://saigonnhonews.com/ban-la-nguoi-may-man-neu-van-con-ngui-duoc-mui-cam-duoc-vi/
Một năm sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát, các
nhà nghiên cứu vẫn đang tìm nguyên do và điều trị chứng mất khứu giác vì nhiễm coronavirus
của nhiều bệnh nhân.
Khi nhiễm COVID-19 vào
Tháng Mười Một, 2020, Gabriella Forgione, 25 tuổi, bị mất khứu giác và vị giác.
Cho đến nay, sau ba tháng lành bệnh, cô gái Pháp này vẫn chưa ngửi và cảm được
vị của đồ ăn, thức uống.
Khi được điều trị di chứng
này, Forgione rất vui, và nhận mình là người có “tâm hồn ăn uống”. Cô nói
COVID-19 đã bị tước đoạt thú vui ăn uống và tận hưởng mùi hương yêu thích mình.
Forgione cảm thấy kiệt quệ cả về thể chất lẫn tinh thần. Không ngửi thấy cả mùi
thơm lẫn mùi hôi, cô đang bị sụt cân và mất tự tin.
Hôm 8 Tháng Hai vừa qua,
lúc khám cho Forgione, bác sĩ đưa một camera thu nhỏ vào lỗ mũi bên phải, khiến
mũi cô đỏ rực lên. “Hơi nhột hả?”, bác sĩ hỏi. Còn Forgione thì rất khó chịu,
nước mắt trào ra. “Đôi khi tôi tự hỏi ‘người mình có bốc mùi không?'”, Forgione
nói. “Bình thường, tôi hay xức nước hoa và thích mọi thứ có mùi thơm. Giờ chẳng
ngửi được mùi gì, tức chết đi được!”
Ngay cả các bác sĩ chuyên
khoa cũng nói rằng còn nhiều điều họ chưa biết về tình trạng này và họ vẫn đang
tìm hiểu thêm khi chẩn đoán và điều trị. Việc giảm hay mất khứu giác trở nên phổ
biến với các bệnh nhân COVID-19 đến mức một số nhà nghiên cứu cho rằng, ở nước
nào không đủ phòng xét nghiệm thì cứ thử COVID-19 bằng cách…cho ngửi mùi hương.
Đối với hầu hết bệnh
nhân, vấn đề mất khứu giác là tạm thời, thường sẽ tự cải thiện trong vài tuần.
Nhưng một số ít người phàn nàn rằng vấn đề này kéo dài dai dẳng sau khi các triệu
chứng COVID-19 khác đã biến mất. Một số người tiếp tục mất một phần hoặc hoàn
toàn khứu giác suốt nửa năm sau khi nhiễm COVID-19. Theo một số bác sĩ, thời
gian dài nhất là gần một năm.
Mất khướu giác, dễ
trầm cảm
Các nhà nghiên cứu cho rằng
hầu hết cuối cùng sẽ khôi phục, nhưng họ cũng lo sợ một số người sẽ mất khứu
giác vĩnh viễn. Các bác sĩ còn lo sợ những người mất khứu giác dễ bị trầm cảm
và các vấn đề khác.
“Họ đang mất đi sắc màu
cuộc sống,” tiến sĩ Thomas Hummel, trưởng phòng khám ngoại trú khứu giác và vị
giác tại bệnh viện Đại học ở Dresden, Đức, nói. “Những người này vẫn sẽ tiếp tục
sống khỏe và thành công trong nghề nghiệp, nhưng cuộc đời của họ sẽ buồn tẻ đi
rất nhiều.”
Mất khứu giác không chỉ
là một sự bất tiện. Người mất khứu giác có thể gặp nguy hiểm vì không ngửi thấy
mùi khói từ đám cháy đang lan rộng, rò rỉ khí gas hoặc mùi hôi của thực phẩm thối
rữa. Họ cũng có thể bỏ qua mùi tã đã qua sử dụng, chất thải của vật nuôi hay
mùi mồ hôi cơ thể.
Evan Cesa, 18 tuổi, sinh
viên thể thao từng rất thích ăn uống. Đột nhiên, hồi Tháng Chín, vào một bữa tối
có món cá, em không ngửi được mùi cá. Cesa hiểu, COVID-19 đã tấn công các giác
quan của mình. Em chỉ cảm nhận được chút vị ngọt và mặn của thực phẩm. Năm
tháng sau, Cesa vẫn không thể lấy lại niềm vui…ăn uống của mình. Em ăn chiếc
bánh quy sô cô la trước giờ học giống như đang ăn…bìa carton. “Em không còn thiết
tha ăn uống gì nữa,” Cesa nói. “Nó chỉ làm mất thời gian của em mà thôi!”
Cesa là một trong số những
người mắc chứng mất khứu giác đang được các chuyên gia ở Nice nghiên cứu. Trước
đại dịch, họ đã sử dụng mùi hương trong chẩn đoán bệnh Alzheimer. Họ cũng sử dụng
mùi hương dễ chịu để điều trị căng thẳng sau biến cố cho trẻ em sau vụ tấn công
khủng bố bằng xe tải ở Nice năm 2016, khi một tài xế lao qua đám đông khiến 86
người thiệt mạng.
Các nhà nghiên cứu đang
chuyển sang tập trung vào COVID-19, hợp tác với các nhà sản xuất nước hoa từ thị
trấn Grasse gần đó. Nhà pha chế nước hoa Aude Galouye đã chế ra loại sáp thơm
mà các nhà nghiên cứu cho Cesa ngửi để đo mức độ suy giảm khứu giác của anh, với
các mùi hương ở những nồng độ khác nhau.
“Khứu giác là một giác
quan thường bị lãng quên”, Galouye nói. “Chúng ta không nhận ra ảnh hưởng của
nó đối với cuộc sống của chúng ta, cho đến khi chúng ta không còn có nó nữa”.
Cesa khao khát được phục
hồi các giác quan, để thưởng thức hương vị của món mì ống sốt cacbonara yêu
thích và tận hưởng những mùi hương ngoài trời.
Mọi người có thể nghĩ rằng
việc ngửi thấy mùi thiên nhiên, cây cối, rừng rậm không quan trọng, nhưng theo
như Cesa, một khi đã mất đi khứu giác, mới nhận ra rằng những người đang ngửi
được mùi, bất kể đó là mùi gì, thật may mắn biết dường nào!
(Theo AP)
No comments:
Post a Comment