Liên
Minh Trà Sữa (Milk Tea Alliance)
https://www.facebook.com/longtrinh.vietnam/posts/10219790415655449
Giới hoạt động ở một số nước châu Á có một phong
trào gọi là Milk Tea Alliance (Liên minh
Trà sữa), chủ yếu là ở Đài Loan, Hong Kong, Thái Lan, Myanmar, Philippines.
Phong trào bén rễ từ phong trào chống Trung Quốc năm 2020 ở một số nước nhằm
ủng hộ dân chủ ở Hong Kong.
Hôm nay, 28/2, cũng là dịp tưởng niệm vụ thảm sát
228 ở Đài Loan năm 1947, khi Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch bắt đầu chiến
dịch đàn áp phong trào chống đối ở Đài Loan, với con số ước tính 20-30 nghìn
người bản địa bị giết hại, xóa sổ một phần lớn giới trí thức Đài Loan vốn được
sinh ra và lớn lên trong sự bảo hộ của Nhật Bản.
Sự kiện này có ảnh hưởng bao trùm lên lịch sử Đài
Loan suốt từ đó cho tới nay, được cho là dấu mốc ra đời của chủ nghĩa dân tộc
Đài Loan (Taiwanese nationalism) nhằm tách ra khỏi căn tính Trung Quốc mà Quốc
Dân Đảng cố gắng áp đặt vào hòn đảo này. Lịch sử đấu tranh dân chủ và dân chủ
hóa Đài Loan gắn chặt với lịch sử hình thành chủ nghĩa dân tộc Đài Loan, luôn
tìm cách định hình một căn tính khác hẳn và tốt hơn chủ nghĩa dân tộc Trung
Hoa.
Ngày nay, dân chủ được cho là phần cốt yếu trong
căn tính Đài Loan, giúp phân biệt Đài Loan với Trung Hoa độc tài.
Myanmar cũng đang cố thoát ra khỏi chủ nghĩa dân
tộc dựa trên nòi giống (ethnic nationalism) để xây dựng chủ nghĩa dân tộc tự do
(liberal nationalism). Việc trước đây người Miến kỳ thị người Rohingya, im lặng
hoặc ủng hộ quân đội tàn sát sắc dân này, là chỉ dấu rất rõ về ethnic
nationalism của Myanmar.
Nay khi quân đội đảo chính, cướp nền dân chủ khỏi
tay người Miến thì nhiều người nhận ra rằng họ đã sai lầm. Giờ đây họ đang cố
gắng xóa nhòa khác biệt sắc tộc, tôn giáo và liên minh với người Rohingya để
chống lại chế độc độc tài quân sự. Đó là dấu hiệu khởi đầu của quá trình thoát
khỏi ethnic nationalism để chuyển sang liberal nationalism.
Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với bài toán tương tự
trong tương lai khi có cơ hội tái định hình căn tính quốc gia của mình, dù hình
thức và mức độ có thể khác Myanmar.
***
Đổ lỗi cho phương Tây thể
hiện một tư duy cũ rích
https://www.facebook.com/mitodohung/posts/10164828986200612
AI TRÀ SỮA ĐÊIIIIIII!
---
Liên minh Trà sữa – phong trào dân chủ của người
trẻ - từ Đài Loan, Hong Kong đã lan sang Thái Lan hồi giữa năm ngoái, giờ vừa
kịp nhập cảnh Myanmar, Ấn Độ.
Sau khi họa sĩ Thái Lan Sina Wittayawiroj cho đăng
tác phẩm đồ họa vào ngày 1.2.2021 - với cờ của Đài Loan, Thái Lan, Hong Kong,
Ấn Độ và Myanmar trên ly trà sữa, nó bèn nhận được sự hưởng ứng bão bùng.
Hương trà sữa và các biến thể của nó cũng xuất hiện
trong làn sóng biểu tình ở Belarus và thoang thoảng ở Indonesia.
Trên mạng, người Myanmar đang chuyền tay nhau những
tấm hình và thư ngỏ, có cả bản dịch ra tiếng Việt dù một số chỗ câu chữ còn
chưa nhuần nhị nhưng ta đã bèn thấy trong đó một tinh thần sục sôi cháy bỏng.
Thậm chí người Myanmar còn nói rằng đấy là một mùa
xuân cách mạng, như Mùa xuân Ả Rập đã từng.
Liên minh Trà sữa là tiếng nói của giới trẻ chống
bạo quyền, chống độc tài. Và bởi độc tài có một mối quan hệ biện chứng với
Trung Quốc, nên nó cũng chống Trung Quốc.
Từ đó, Bắc Kinh đã cố gán ghép rằng đây là một mưu đồ
do Mỹ chống lưng.
Thực ra, đổ lỗi cho phương Tây thể hiện một tư duy
cũ rích.
Với Liên minh Trà sữa, có thể Mỹ chống lưng thật
nhưng phương Tây giờ đây, đối với người trẻ châu Á, không còn như trước nữa.
Cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội, vị thế
châu Á không ngừng được nâng cao. Người châu Á trở nên tự tin hơn và từ đó, họ
cũng ít nhìn về phương Tây với cái nhìn của một môn đồ hướng về người soi đường
dẫn lối. (Bạn có thể thấy le lói điều đó một cách trực quan trong các trận bóng
đá World Cup, hoặc các cầu thủ châu Á khoác áo đội bóng châu Âu).
Mặt khác, toàn cầu hóa không chỉ khiến người ta tư
duy vượt ra ngoài khuôn khổ biên giới quốc gia, nó còn thôi thúc người ta nhìn
nhận lại giá trị của mình một cách sâu sắc hơn. Nó như thể một con người khi ở
miền quê thì cứ luôn muốn hướng lên đô thị, nhưng sau khi đi cùng trời cuối
đất, chợt thấy ra giá trị không thể thay thế của quê mình, của chính mình.
Cùng với đó, phong trào dân túy trỗi dậy, với biểu
tượng nổi bật Donald Trump và những gì xấu xí vừa xảy ra tại Mỹ, lại một lần
nữa cho thấy mặc dầu những giá trị dân chủ, nhân quyền của phương Tây là không
thể phủ nhận, nhưng hiện thực phương Tây như những gì chúng ta đang chứng kiến
đã không còn lung linh như trước.
Chính Barack Obama, sau bao chiêm nghiệm và cọ xát,
đã nhận ra điều này ở những người châu Á trẻ tuổi. “Họ không còn coi phương Tây
là trung tâm của thế giới, còn đất nước họ cứ phải luôn đóng vai phụ. Thay vào
đó, họ coi bản thân họ ít nhất là bình đẳng với các cựu thực dân, giấc mơ của họ
cho dân tộc giờ không còn bị đóng khung bởi địa lý hay chủng tộc”.
Các chính phủ ở châu Á cho rằng công dân trẻ của
mình bị thế lực thù địch phương Tây dắt mũi thì hoặc là quá coi thường, hoặc là
cố tình vẽ ông kẹ.
HÌNH Ở CUỐI TRANG : https://www.facebook.com/mitodohung/posts/10164828986200612
No comments:
Post a Comment