Thursday 25 February 2021

BẢN TIN NGÀY 25/02/2021 (BTV Tiếng Dân)

 



BẢN TIN NGÀY 25-2-2021

BTV Tiếng Dân

25/02/2021

https://baotiengdan.com/2021/02/25/ban-tin-ngay-25-2-2021/

 

Tin Biển Đông

 

Facebooker Phạm Thắng Nam cho biết: Cho đến thời điểm này, đã có bốn tàu hải cảnh TQ xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế của VN và Philippines trên Biển Đông. Thứ nhất là tàu CCG 5304, sau khi vượt qua một hải trình “dài và phức tạp”, tàu này đã đến khu vực bãi Tư Chính và thường xuyên quấy phá các lô khai thác dầu khí của VN.

 

Thứ 2 là tàu Zhongguo Haijing 5204, chính là tàu đã thực hiện 38 lần xâm nhập lô dầu khí 06.01 ở gần Bãi Tư Chính, nhưng giờ tàu CCG 5304 đã “thế chỗ” ở khu vực này nên tàu Haijing 5204 vừa chuyển “địa bàn” lên vùng biển Phan Rang. 

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/02/Img3-8-1024x607.jpg

Vị trí 4 tàu hải cảnh của TQ trong khu vực Biển Đông vào thời điểm 3h41’ chiều 24/2/2021. Ảnh: FB Phạm Thắng Nam

 

Thứ 3 là tàu China Coastguard 5302, là con tàu thường xuyên quấy phá khu vực bãi Scarborough của Philippines. Thứ 4 là tàu Zhongguo Haijing 3304, đang quấy phá tại khu vực nằm rất sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, có lúc chỉ cách bờ biển nước này khoảng 71,7 hải lý.

 

Trong buổi họp báo thường kỳ chiều nay, người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN được đề nghị xác minh thông tin tàu hải cảnh Trung Quốc tiến gần giàn khoan của Việt Nam ở Biển Đông, báo Người Lao Động đưa tin. Câu hỏi của PV báo “lề đảng” đề nghị xác minh thông tin tàu hải cảnh CCG 5304 của TQ có lúc đã tiến gần giàn khoan Hải Thạch ở lô khai thác dầu khí 05.2 và 05.3 nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của VN.

 

Bà Lê Thị Thu Hằng trả lời, “các cơ quan chức năng Việt Nam luôn theo dõi các diễn biến trên Biển Đông và bảo vệ thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên vùng biển Việt Nam, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982”.

 

Cũng trong buổi họp báo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng về việc tàu Trung Quốc, tàu Mỹ và Pháp ở Biển Đông, theo báo Tuổi Trẻ. Trước thông tin tàu đổ bộ Tonnerre và tàu hộ tống Surcouf của hải quân Pháp bắt đầu hành trình thực hiện nhiệm vụ 3 tháng ở khu vực Thái Bình Dương, dự kiến đi qua Biển Đông 2 lần và tham gia tập trận với Mỹ và Nhật Bản, còn Mỹ đã thực hiện tuần tra vì tự do hàng hải ở khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào đầu tháng 2/2021, bà Hằng trả lời:

 

“Việc duy trì hòa bình, ổn định, trật tự, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không, thượng tôn pháp luật, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của các quốc gia ven Biển Đông, phù hợp với UNCLOS 1982 là mục tiêu, lợi ích, trách nhiệm, nguyện vọng chung của tất cả các quốc gia và cộng đồng quốc tế”.

 

Báo Thời Đại đưa tin: Máy bay ném bom Trung Quốc tập trận tấn công trên biển Đông. Đài CCTV của TQ dẫn lời chỉ huy trung đoàn oanh tạc cơ Lý Hải Đào thông báo, trong cuộc tập trận có sự tham gia của ít nhất 10 máy bay, các máy bay ném bom phóng tên lửa nhắm vào nhiều mục tiêu trên biển. Cuộc tập trận còn kiểm tra khả năng phối hợp tác chiến giữa phi công mới và phi công kỳ cựu. Đại diện Bộ Quốc phòng TQ không nói cụ thể về thời gian và địa điểm chính xác của các cuộc tập trận vừa diễn ra ở khu vực Biển Đông. 

 

VietNamNet có clip về cuộc tập trận trên: Video máy bay ném bom Trung Quốc diễn tập tấn công trên biển

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/02/Video-m%C3%A1y-bay-n%C3%A9m-bom-Trung-Qu%E1%BB%91c-di%E1%BB%85n-t%E1%BA%ADp-t%E1%BA%A5n-c%C3%B4ng-tr%C3%AAn-bi%E1%BB%83n-3.mp4?_=1

 

Phản ứng lại vụ Trung Quốc tập trận, Mỹ cho tàu chiến qua eo biển Đài Loan, theo báo Người Lao Động. Ngay sau khi CCTV công bố thông tin về cuộc tập trận trên, tàu khu trục USS Curtis Wilbur của Mỹ đi ngang qua eo biển Đài Loan. Người phát ngôn Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ cho biết, “tàu USS Curtis Wilbur tiến hành quá cảnh eo biển Đài Loan như thường lệ dựa trên luật pháp quốc tế và hành động này thể hiện cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở”.

 

Báo Thế Giới và VN dẫn lời Tư lệnh lục quân Ấn Độ: Chiến dịch của Trung Quốc với Biển Đông sẽ không hiệu quả. Tướng Naravane phân tích, TQ có “thói quen nhích từng bước”, tạo ra những thay đổi rất nhỏ nhưng lớn dần, song không đủ lớn hoặc đáng để bị phản ứng mạnh mẽ.

 

Mời đọc thêm: Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao trả lời về diễn biến trên Biển Đông (TTXVN). – Việt Nam nói về việc tàu hải cảnh Trung Quốc áp sát giàn khoan Hải Thạch (TP). – Việt Nam lên tiếng về hoạt động của tàu chiến Mỹ ở Biển Đông (VNN). – Pháp liên tiếp điều chiến hạm đến Biển Đông, bất chấp phản ứng của Trung Quốc (RFI). – Biển Đông: Có nên tin vào lời hứa của lãnh đạo Trung Quốc? (RFA). – Hé lộ loạt oanh tạc cơ Trung Quốc tham gia tập trận ở Biển Đông (Infonet). – Biển Đông: Bắc Kinh huy động oanh tạc cơ ‘‘hiện đại nhất’’ tập trận (RFI).

.

Quan hệ Việt – Trung

 

Trong buổi họp báo thường kỳ chiều nay, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam bình luận về ‘trận địa tên lửa Trung Quốc gần Việt Nam’, VnExpress đưa tin. Một phóng viên dẫn thông tin từ tài khoản SCS_News trên Twitter, trước đó đã đăng ảnh vệ tinh cho thấy, một công trình “có dấu hiệu là trận địa tên lửa phòng không đang được xây dựng ở thành phố Mông Tự thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, cách biên giới Việt Nam dưới 70 km

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/02/Img1-6-1024x614.jpg

Ảnh vệ tinh cho thấy vị trí trận địa phòng không tại TP Mông Tự, tỉnh Vân Nam, TQ. Ảnh: Google Earth/VNE

 

Tin cho biết, công trình này được khởi công khoảng tháng 6-7/2020 và chưa hoàn tất. Trước thông tin cho thấy tình hình căng thẳng có dấu hiệu leo thang, bà Hằng chỉ trả lời mà như không: “Quan điểm của Việt Nam là chính sách quốc phòng của tất cả các quốc gia cần đóng góp tích cực, thiết thực vào duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực, cũng như trên toàn thế giới”.

 

Trước đó, trong buổi họp báo thường kỳ chiều 4/2, cũng có PV đặt câu hỏi với bà Lê Thị Thu Hằng, đề nghị xác minh thông tin Trung Quốc xây căn cứ tên lửa cách biên giới Việt Nam 20km. Đó là căn cứ ở huyện Ninh Minh thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, vốn là một sân bay quân sự được xây vội ngay trước khi TQ phát động chiến tranh biên giới phía Bắc 1979.

 

Có tin từ báo “lề đảng” cho biết, trong giai đoạn phản công ở hướng Lạng Sơn – Cao Bằng, bộ đội VN đã tiến hành tập kích phá hoại sân bay này, nhưng khả năng là thất bại vì sân bay vẫn nguyên vẹn và giờ đây trở thành căn cứ tên lửa. 

 

Thời điểm rộ lên thông tin về căn cứ tên lửa phòng không của TQ chỉ cách biên giới VN khoảng 20km, VnExpress là tờ báo duy nhất công bố ảnh vệ tinh chụp căn cứ đó, cho thấy nguy cơ hiện hữu ngay sát biên giới VN, ở khoảng cách mà pháo thời Đệ Nhị Thế Chiến cũng tác xạ được: 

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/02/Img2-6-1024x615.jpg

Ảnh vệ tinh chụp căn cứ tên lửa ở huyện Ninh Minh, tỉnh Quảng Tây, TQ đầu năm 2021. Ảnh: Twitter/ SCS_News/VNE

 

Thông tin này rộ lên trong ngày 4/2 rồi “chìm nghỉm”, theo đúng “quy trình” đưa tin về mối quan hệ giữa đảng với “bạn vàng”. Nay lại có thông tin về căn cứ thứ 2 cũng ở gần biên giới VN, bà Hằng vẫn chỉ trả lời chung chung, thậm chí còn ngắn hơn khi trả lời câu hỏi về căn cứ thứ nhất. Dù có ảnh vệ tinh chụp cả 2 khu trận địa tên lửa của TQ, nhưng phía lãnh đạo CSVN hầu như không bình luận về mối nguy hiểm đang rình rập ngay biên giới.

 

Đối với căn cứ thứ nhất ở huyện Ninh Minh, tỉnh Quảng Tây, phần nền móng đã được xây dựng từ năm 1979 nên mức độ hoàn thiện của căn cứ này không cần bàn cãi. Còn căn cứ thứ 2 ở TP Mông Tự, tỉnh Vân Nam, tuy mới được xây dựng từ tháng 6 – 7/2020, nhưng ảnh vệ tinh do VnExpress chia sẻ lại cho thấy khu vực này đã có radar và bệ phóng, là 2 yếu tố quan trọng nhất để phóng tên lửa quân sự. 

 

Căn cứ tên lửa ở TP Mông Tự, tỉnh Vân Nam cách biên giới Việt – Trung khoảng 70km, tuy xa hơn khoảng cách 20km của căn cứ ở Quảng Tây với biên giới Việt – Trung, nhưng vẫn nằm trong tầm tác xạ của nhiều loại tên lửa đối không, đối đất hiện đại. Trong danh sách các loại tên lửa của TQ trên trang Missile Threat, tên lửa có tầm tác xạ tối thiểu cũng từ 50km tới 650km. 

 

Mời đọc thêm: Người phát ngôn lên tiếng về thông tin Trung Quốc xây căn cứ tên lửa thứ 2 gần biên giới Việt Nam (NLĐ). – Bộ Ngoại giao nói về thông tin Trung Quốc xây căn cứ tên lửa thứ 2 gần biên giới Việt Nam (TN). – Việt Nam lên tiếng việc Trung Quốc xây căn cứ tên lửa gần biên giới hai nước (VNN). – Việt Nam bình luận về ‘trận địa tên lửa Trung Quốc’ thứ hai gần biên giới (VOA). 

 

.

Diễn biến mới vụ Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh

 

Diễn biến mới phiên tòa xử vụ sai phạm ở nhà máy Ethanol Phú Thọ: Ngày 8/3, mở lại phiên xử bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh, Thông Tấn Xã VN đưa tin. TAND TP Hà Nội vừa quyết định, ngày 8/3 tới sẽ mở lại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”, xảy ra tại Dự án Nhà máy nhiên liệu sinh học (Ethanol) Phú Thọ. Phiên tòa dự kiến diễn ra trong 10 ngày.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/02/Img5-4.jpg

Bị cáo cáo Đinh La Thăng, cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) được dẫn giải đến phiên tòa ngày 22/1/2021. Ảnh: Doãn Tấn/ TTXVN

 

Theo cáo trạng của VKSND Tối cao, năm 2007, trong quá trình triển khai thực hiện dự án Ethanol Phú Thọ, “mặc dù biết PVC chưa từng thực hiện dự án nào về lĩnh vực Ethanol, nhưng với vai trò là Chủ tịch Hội đồng quản trị PVN, bị cáo Đinh La Thăng đã định hướng và chỉ đạo việc giao thầu cho PVC theo đề nghị của bị cáo Trịnh Xuân Thanh”, tạo điều kiện cho ông Thanh dùng tiền nhà nước vào mục đích cá nhân.

 

Trước đó, phiên tòa xử vụ này đã bắt đầu từ ngày 22/1 nhưng bị hoãn ngay trong ngày xử đầu tiên. Các LS bào chữa lấy lý do là sự vắng mặt của một số người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Nhưng có ý kiến cho rằng, nguyên do thật sự là phiên tòa diễn ra ở thời điểm quá nhạy cảm, chỉ 3 ngày trước Đại hội 13. 

 

Diễn biến liên quan đến vụ án trong buổi họp báo của Bộ Ngoại giao chiều nay, báo Thanh Niên đưa tin: Bộ Ngoại giao trả lời câu hỏi có hay không việc ‘bắt cóc’ Trịnh Xuân Thanh? PV của Thông tấn xã Đức DPA đặt câu hỏi về sự kiện Đài Phát thanh và truyền hình nhà nước Slovakia RTV phát bản tin liên quan đến chuyên án bắt cóc Trịnh Xuân Thanh mang bí số VT17, do “12 cán bộ của Bộ Công an Việt Nam” thực hiện và họ đã được “trao tặng huân chương vào mùa hè năm 2020”.

 

Trước câu hỏi “dễ mà khó” của báo Đức, bà Lê Thị Thu Hằng tránh né, trả lời như không: “Vụ án Trịnh Xuân Thanh vi phạm pháp luật đã được xét xử công khai, minh bạch theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam, và hiện Trịnh Xuân Thanh đang thi hành án theo bản án của tòa”.

 

Mời đọc thêm: Mở lại phiên tòa xét xử các ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh (VNN). – Ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh sắp hầu toà trong vụ Ethanol Phú Thọ (VTC). – Ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và 10 bị cáo khác chuẩn bị hầu tòa (SGGP). – Ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh sắp hầu toà với cáo buộc gây thiệt hại 543 tỉ đồng (NLĐ). 

 

.

Đấu tranh chống quân phiệt ở Miến Điện

 

VTC đưa tin: Phe biểu tình ủng hộ và phản đối quân đội Myanmar đụng độ trên phố. Hôm nay, khoảng 1.000 người ủng hộ quân đội Miến Điện tập trung biểu tình ở trung tâm TP Yangon. Họ đụng độ với những người biểu tình phản đối quân đội. Các nhân chứng cho biết, “những người ủng hộ quân đội đã ném đá và sử dụng ná cao su bắn vào phe kia. Có báo cáo về một vụ đâm người gây thương tích, nhưng hiện chưa được xác nhận”.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/02/Img4-1024x612.png

Hôm nay 25/2, đã có 2 nhóm người biểu tình ủng hộ và phản đối quân đội Miến đụng độ trên đường phố ở TP Yangon. Ảnh: Reuters/VTC

 

Có thể thấy, tương tự như nhóm ủng hộ ông Trump hoạt động khá mạnh ở Mỹ, ở Miến Điện hiện cũng đang có những nhóm người ủng hộ độc tài quân phiệt, tổ chức biểu tình chống lại những người biểu tình phản đối lãnh đạo quân đội. Những người biểu tình ủng hộ quân đội cũng có biểu hiện hiếu chiến, chủ động gây hấn giống những người từng ủng hộ ông Trump, gây cản trở tiến trình khôi phục nền dân chủ ở Miến, giống như đã từng diễn ra ở Mỹ.

 

Mời đọc thêm: Những người biểu tình ủng hộ quân đội Myanmar tấn công nhóm biểu tình phản đối đảo chính (AP). – Myanmar: Sinh viên Đại học Yangon đối đầu với cảnh sát chống bạo động (TTXVN). – Trung Quốc đối mặt với tâm lý “bài người Hoa” của quân đội Miến Điện (RFI). – Báo Nhật Bản: Tokyo có thể ngừng viện trợ phát triển mới cho Myanmar (Tin Tức).

 

– Xuất hiện nhiều lo ngại về làn sóng tù nhân chính trị mới ở Myanmar (VOA). – Quân đội Myanmar chính thức bị Facebook ‘cấm cửa’ (VNN). – Facebook ‘cấm cửa’ quân đội Myanmar trên mọi nền tảng (Zing). – Đề nghị Myanmar bảo vệ lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp Việt Nam (VOV).

                                                       ***

Thêm một số tin: Sau Đại hội 13 có nâng số nhân sự cao cấp gốc miền Nam bằng Nghệ Tĩnh? (BBC). – Cần Thơ: Sạt lở trên sông Trà Nóc, 12 căn nhà bị sụp một phần (TTXVN). – ‘Sai lầm’ Sri Lanka giúp Bắc Kinh có thể thuê cảng tới 198 năm (PLTP).  – Hồng Kông: Trưởng đặc khu ủng hộ sửa đổi luật bầu cử nhằm loại đối lập (RFI). – TT Biden đảo ngược lệnh ngưng cấp thẻ xanh của ông Trump (VOA).

 

– Hoa Kỳ đặt mục tiêu trở lại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (VOA). – Duy Ngô Nhĩ: Paris tố cáo “hệ thống đàn áp được thể chế hóa” của Trung Quốc (RFI). – Việt Nam chịu tác động gì khi Mỹ đặt trọng tâm vào nhân quyền? — Việt Nam phản hồi kháng thư của LHQ về việc bắt giữ 5 nhà hoạt động (VOA). – Mỹ: Ngày càng có nhiều người Việt tham gia chính trường Quận Cam (RFI).

 

 

 

 

 

 


No comments:

Post a Comment

View My Stats