NỘI DUNG :
Chính
quyền Biden giúp tiểu thương yếu thế, người Việt ‘nên tranh thủ’
VOA Tiếng
Việt
.
Biden
ký sắc lệnh đối phó thiếu chip điện tử đe dọa kỹ nghệ sản xuất Mỹ
Người Việt
.
Mỹ đã chích 72.8 triệu
liều vaccine COVID-19
Người Việt
.
================================================
.
Chính
quyền Biden giúp tiểu thương yếu thế, người Việt ‘nên tranh thủ’
27/02/2021
.
https://gdb.voanews.com/D22586BA-EC72-48AD-8B2D-11F61CA5B9DD_cx0_cy32_cw0_w650_r1_s.jpg
Người Việt ở Mỹ chủ yếu làm ăn nhỏ như mở nhà
hàng, tiệm làm móng, tiệm hớt tóc
Việc Tổng thống Joe Biden công bố những thay đổi nhằm giúp các tiểu
thương yếu thế nhất được vay tiền cứu trợ dịch Covid-19 là ‘hết sức có ý nghĩa’
đối với cộng đồng người Việt vốn chủ yếu làm ăn nhỏ và họ nên tranh thủ khung
thời hạn hai tuần để xin tiền cứu trợ, một chuyên gia kinh tế nhận định với
VOA.
Hôm 22/2, Tổng thống Mỹ công bố các thay đổi đối
với Chương trình bảo vệ tiền lương (PPP) và mở một khung thời gian kéo dài hai
tuần để chỉ cho các tiểu thương quy mô ít hơn 20 nhân viên đăng ký vay.
Chương trình này, vốn được đưa ra lần đầu tiên
trong gói cứu trợ CARES hồi năm ngoái, cho phép các tiểu thương ít hơn 500 nhân
viên vay số tiền lên đến 2,5 lần tổng chi phí trả lương cho nhân viên và sẽ
được miễn nợ sau đó nếu như các doanh nghiệp chứng minh rằng họ dùng số tiền đó
để trả lương và không sa thải nhân công giữa lúc dịch bệnh.
Tuy nhiên, khi triển khai chương trình PPP thì chỉ
có tiểu thương cỡ lớn mới tiếp cận khoản vay này và đại đa số tiểu thương rất
nhỏ, vốn là hình thức làm ăn phổ biến trong cộng đồng người Việt, không tiếp
cận được.
Các thay đổi
“Các doanh nghiệp nhỏ là động cơ thúc đẩy sự phát
triển kinh tế của đất nước chúng ta. Họ là chất kết dính, là trái tim và linh
hồn của cộng đồng chúng ta. Nhưng họ đang bị nghiền nát,” ông Biden phát biểu ở
Nhà Trắng để công bố những thay đổi.
Trong số những thay đổi mà ông Biden đã công bố là
khung thời gian 14 ngày, bắt đầu từ lúc 9 giờ sáng ngày 24/2 mà khi đó chỉ có
các doanh nghiệp có ít hơn 20 nhân viên mới có thể nộp đơn xin cứu trợ. Khung
thời gian này kết thúc vào lúc 5 giờ chiều ngày 9/3. Giới chức nói rằng điều
này sẽ cho phép các ngân hàng tập trung vào phục vụ các doanh nghiệp nhỏ nhất.
Các thay đổi cũng nhằm giúp các doanh nghiệp chỉ có
một chủ sở hữu, những người làm việc theo hợp đồng và những người tự kinh doanh
nhận được nhiều sự hỗ trợ tài chính hơn bằng cách sửa đổi công thức tính số
tiền cho vay của chương trình.
Ông Biden cũng loại bỏ các hạn chế ngăn cản các
tiểu thương có tiền án nhưng không phải án gian lận được cứu trợcũng như điều
khoản ngăn các tiểu thương không trả đúng hạn khoản vay thời học đại học xin
cứu trợ.
Ngoài ra, ông cũng cố gắng giúp những người có thẻ
xanh hoặc có thị thực dễ dàng nhận được viện trợ hơn. Giới chức cho biết các
tiểu thương cư dân hợp pháp ở Mỹ chưa có mã số thuế có thể sử dụng Mã số nhận
dạng nộp thuế cá nhân (ITN) để đăng ký.
Chương trình PPP đã được rót 284 tỷ đô la cho các
khoản vay dành cho tiểu thương trong khuôn khổ gói cứu trợ trị giá 900 tỷ đô la
được thông qua hồi tháng 12 năm ngoái và được khởi động lại vào ngày 11/1.
Giới chức Mỹ cho biết trong tháng đầu tiên mở lại,
Cục quản lý doanh nghiệp nhỏ, tức SBA, đã phê duyệt khoảng 134 tỷ đô la các
khoản vay không hoàn lại cho khoảng 1,8 triệu doanh nghiệp nhỏ với số tiền vay
trung bình khoảng 74.000 đô la. Khoảng 80% các khoản vay này là dành cho các
tiểu thương thuê mướn ít hơn 10 nhân viên.
Nếu được thông qua, gói cứu trợ mới nhất trị giá
1,9 nghìn tỷ đô la của Tổng thống Biden, vốn sẽ được biểu quyết tại Hạ viện vào
cuối tuần này, cũng sẽ cộng thêm 7 tỷ đô la nữa vào chương trình PPP.
Chương trình Bảo vệ Tiền lương đã được các nhà lập
pháp ở cả hai đảng ủng hộ và ông Biden đã cố gắng đánh vào điều này để vận động
cho gói cứu trợ 1,9 nghìn tỷ đô la của ông.
‘Rất có lợi cho người Việt’
Trao đổi với VOA từ bang Texas, Giáo sư-Tiến sĩ
Khương Hữu Lộc, hiện giảng dạy chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh tại
Trường sau đại học Keller về Quản lý, nhận định rằng chương trình ‘rất có ý
nghĩa với các tiểu thương’ và ‘đặc biệt có ích cho các tiểu thương gốc Việt’.
“Tiểu thương chiếm trên 50% công ăn việc làm ở Mỹ,
trong số đó, số tiểu thương cực nhỏ với quy mô ít hơn 20 nhân viên chiếm 98%
tổng số tiểu thương ở Mỹ,” ông Lộc cho biết.
Tuy nhiên, trong gói cứu trợ PPP lần đầu hồi tháng
Ba năm ngoái, có ‘chưa tới 50% tiểu thương được cứu trợ’, theo lời ông. “Số
tiểu thương thuộc các sắc dân thiểu số hay ở các vùng xa xôi hẻo lánh nhận được
cứu trợ còn ít hơn nữa,” ông nói.
Theo giải thích của ông thì nguyên do là những hạn
chế như những người có tiền án, những người chưa trả hết nợ sinh viên thì không
được vay. Bên cạnh đó, có nhiều tiểu thương thuộc sắc dân thiểu số không rành
tiếng Anh, không nắm thủ tục giấy tờ nên họ thấy rắc rối quá nên họ ‘thôi,
không xin’. Ngoài ra, ở những vùng xa xôi, các nhà băng không mặn mà gì với
việc cho các tiểu thương vay.
Một lý do rất quan trọng nữa vốn dính đến nhiều
tiểu thương gốc Việt là họ đa phần không có nhân viên chính thức, mà thuê mướn
theo kiểu thời vụ và trả lương bằng tiền mặt nên không có hồ sơ giấy tờ chứng
minh số tiền mà họ bỏ ra để trả lương để dùng làm cơ sở tính số tiền được vay,
Giáo sư Lộc giải thích thêm.
Khi đó, họ phải dựa trên lợi nhuận ròng, tức ‘net
profit’, sau khi trừ hết chi phí để làm cơ sở xin vay nên số tiền được vay ‘rất
ít’.
Tiến sĩ Lộc nhận định rằng với những thay đổi này,
chính quyền Biden đang nhằm giúp đỡ các tiểu thương yếu thế nhất, những người
mà theo ông ‘chủ yếu là doanh nghiệp gia đình, vợ chồng con cái ra làm ăn cùng
với một vài người bạn’.
“Những người này hiện giờ sống qua ngày. Phần lớn
họ đã khánh tận rồi,” ông cho biết.
Ông nhìn nhận cộng đồng người Việt sẽ hưởng lợi rất
nhiều từ những thay đổi trong gói PPP này vì đặc thù của người Việt là làm ăn
nhỏ, chủ yếu mở nhà hàng, tiệm tóc, tiệm làm móng, thuê mướn chưa tới 20 người
và trả lương bằng tiền mặt.
“Điều quan trọng là phải nhờ văn phòng dịch vụ điền
hồ sơ xin vay cho nếu mình không rành tiếng Anh hay thủ tục giấy tờ,” Tiến sĩ
Lộc khuyên và cho biết thủ tục xin vay ‘rất đơn giản’.
Do thời gian để xin gấp gáp, chỉ có hai tuần, nên
ông kêu gọi các tiểu thương người Việt tranh thủ nộp hồ sơ xin vay. Nếu thiếu
giấy tờ gì ‘thì cứ nộp trước cho đúng hạn rồi sẽ bổ sung sau’.
“Không nhất thiết phải xin vay ở ngân hàng của
mình. Đôi khi ngân hàng của mình là những nhà băng lớn họ không ưu tiên cho
tiểu thương vay. Mình nên đi những ngân hàng rất nhỏ thì họ làm nhanh hơn,” ông
nói.
-----------------------------------
LIÊN QUAN
TT
Biden hỗ trợ doanh nghiệp Mỹ nhỏ nhất được vay vốn để giảm tác động của đại
dịch
Phe
Dân chủ Hạ viện Mỹ xúc tiến luật cứu trợ COVID $1,9 ngàn tỉ
Người
Việt ở Texas sau bão tuyết: Mất mát, đau thương và tình người
==================================================
.
.
Biden
ký sắc lệnh đối phó thiếu chip điện tử đe dọa kỹ nghệ sản xuất Mỹ
Người Việt
Feb 25, 2021
WASHINGTON, DC (NV) – Tổng Thống Joe Biden ký sắc lệnh hôm Thứ Tư, 24 Tháng Hai, đối
phó với tình trạng thiếu chip điện tử toàn cầu ảnh hưởng đến mọi kỹ nghệ, từ
sản xuất dụng cụ y tế đến xe hơi, theo CNBC.
Sắc lệnh vừa ban hành đặt mục tiêu trong vòng 100
ngày rà soát lại toàn bộ tiến trình sản xuất chip điện tử từ việc quy hoạch các
chính sách kiểm soát từ nguồn cung ứng vật liệu đến tiến trình sản xuất và phân
phối.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2021/02/TS-biden-chip-dien-tu-1536x1024.jpg
Tổng Thống Joe Biden cầm trên tay một con
chip trong ngày ký sắc lệnh đối phó tình trạng thiếu hụt bộ phận điện tử quan
trong này vào hôm 24 Tháng Hai. (Hình: Doug Mills/Pool/Getty Images)
Việc chính phủ Mỹ chú
trọng khẩn cấp về tình trạng cung cấp các con chip đến từ lời cảnh báo hậu quả
nghiêm trọng của các giới chức dân cử lưỡng đảng và các lãnh đạo kỹ nghệ sản
xuất Mỹ trước việc thiếu hụt thiết bị điện tử không thể thiếu này.
Thượng Nghị Sĩ Chuck
Schumer tuyên bố kỹ nghệ sản xuất chip điện tử là một “điểm yếu” của nước Mỹ và
là một vấn đề an ninh quốc gia.
Trong ngày Thứ Tư ký sắc
lệnh này, Tổng Thống Biden đã có một cuộc họp “tích cực và xây dựng” khi gặp
các vị dân cử lưỡng đảng để thảo luận về việc thiếu hụt các chip điện tử. “Đây
là phong cách ‘ngày xưa,’ khi tất cả những người khác quan điểm ngồi lại với
nhau để cùng tìm ra giải pháp,” ông Biden tuyên bố.
Các công ty xe hơi Mỹ đã
phải tuyên bố tình trạng đóng cửa tạm thời các nhà máy sản xuất vì việc thiếu
các chip điện tử.
Ngay từ đầu Tháng Giêng,
các hãng xe hơi như Ford Motor Co., Toyota Motor Corp, Fiat Chrysler
Automobiles và Nissan Motor Co. Ltd loan báo sẽ phải giảm mức sản xuất trong
tháng này vì thiếu các chip điện tử.
Các công ty xe hơi cùng
là các công ty chế tạo sản phẩm điện tử trên toàn thế giới hiện đang phải đối
phó với tình trạng thiếu con chip, vì nhu cầu của người tiêu thụ tăng mạnh mẽ
trở lại sau thời gian bị ảnh hưởng trầm trọng của dịch COVID-19, trong khi mức
sản xuất của các nhà máy chip chưa hoàn toàn trở lại bình thường.
Phân tích gia Daniel Levy
của Credit Suisse nói rằng trở ngại do thiếu chip gây ra có thể giới hạn mức
sản xuất xe hơi trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, giới chức kỹ nghệ xe nói họ
đang ưu tiên cho những loại xe có mức lời cao nhất.
Các công ty sản xuất chip
chính cho kỹ nghệ xe hơi như NXP Semiconductor nói rằng mức sản xuất xe hơi
phục hồi quá nhanh, hơn sự dự trù, khiến họ rất vất vả cung ứng cho nhu
cầu. (MPL) [qd]
========================================
.
.
Mỹ đã chích 72.8 triệu
liều vaccine COVID-19
Người Việt
Feb 27, 2021
https://www.nguoi-viet.com/hoa-ky/cdc-my-da-chich-72-8-trieu-lieu-vaccine-covid-19/
WASHINGTON, DC (NV) – Trung Tâm Phòng Ngừa Dịch Bệnh (CDC)
cho biết đã có 72,806,180 liều vaccine được chích và 96,402,290 liều được phân
phối trên toàn nước Mỹ, theo Reuters.
Con số tổng kết trên, bao
gồm các liều vaccine co hai công ty Pfizer/BioNTech và Moderna, được trang web cua CDC công bố lúc 6 giờ sáng Thứ Bảy,
27 Tháng Hai.
Cả hai loại vaccine trên
đều cần được chích hai mũi.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2021/02/TS-CDC-my-chich-vaccine-1-1536x1024.jpg
Tổng Thống Joe
Biden nói chuyện trong ngày 25 Tháng Hai đánh dấu 50 triệu liều vaccine được
chích tại Mỹ. (Hình: Doug Mills-Pool/Getty Images)
CDC đồng thời ghi nhận có
48,435,536 người được chích mũi đầu tiên, và 23,698,627 người khác đã hoàn tất
cả hai liều.
Cơ Quan An Toàn Thực Phẩm
và Dược Phẩm (FDA) trong ngày Thứ Bảy cũng vừa chuẩn thuận thêm một loại
vaccine thứ ba do công ty Johnson & Johnson (J&J) bào chế.
Hôm Thứ Sáu
vừa qua, hội đồng cố vấn y tế đề nghị FDA chuẩn thuận sử dụng khẩn cấp vaccine
COVID-19 của J&J, đây là loại vaccine chỉ cần chích một liều là đủ so
với sản phẩm của Pfizer/BioNTech và Moderna cần tới hai liều.
Với tỷ lệ bỏ phiếu tuyệt
đối 22-0, hội đồng cố vấn xác nhận hiệu quả vượt trội rủi ro của loại thuốc
chích ngừa cho người từ 18 tuổi trở lên này.
Việc chích vaccine của
J&J còn qua hai bước kế tiếp là chờ hội đồng của CDC chuẩn thuận.
Hội đồng cố vấn của CDC
sẽ họp vào Chủ Nhật.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2021/02/TS-CDC-my-chich-vaccine-2-1536x1024.jpg
Chính phủ Mỹ điều
động Vệ Binh Quốc Gia tiến hành việc chích ngừa trên toàn quốc. (Hình: Seth
Wenig/Pool/AFP via Getty Images)
Thuốc chích
ngừa của J&J có vài lợi thế so với hai loại đang được sử dụng, đó là không
cần bảo quản dưới điều kiện nhiệt độ quá thấp và chỉ chích một liều là đủ.
Thuốc chích ngừa J&J
này có hiệu quả đến 66% trong việc bảo vệ mọi trường hợp bệnh từ trung bình đến
nặng và có hiệu quả đến 85% đối với các trường hợp mắc bệnh COVID-19 nghiêm
trọng và ngăn ngừa hoàn toàn việc nhập viện, tử vong sau khi được chích bốn
tuần.
Sau khi được cấp giấy
phép, J&J gửi ra ngay 4 triệu liều sẵn có, và số lượng sẽ tăng lên 20 triệu
liều vào tháng sau. (MPL) [qd]
No comments:
Post a Comment