Wednesday, 3 February 2021

CUỘC ĐẢO CHÍNH Ở MYANMAR LÀ BIÊN NIÊN SỬ ĐÃ ĐƯỢC BÁO TRƯỚC (Sebastian Strangio | Foreign Affairs)

 


Cuộc đảo chính ở  Myanmar là biên niên sử đã được báo trước

Sebastian Strangio  

Trà Mi dịch thuật

Posted on February 3, 2021   

http://54.213.87.54/2021/02/03/cuoc-dao-chinh-o-myanmar-la-bien-nien-su-da-duoc-bao-truoc/

 

Cánh cửa vửa mở ra một tương lai rất khác. Tôi có cảm giác nôn nao rằng sẽ không ai thực sự có thể kiểm soát được những gì xảy ra tiếp theo.” — Thant Myint-U

 

https://cdn-live.foreignaffairs.com/sites/default/files/styles/large_1x/public/images/2021/02/01/Myanmar.jpg?itok=KUFQZy3r

Aung San Suu Kyi tại trụ sở đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà ở Yangon, Myanmar, tháng 4 năm 2012. Minzayar Oo / Panos Pictures / Redux

 

Nhóm tướng lãnh không bao giờ từ bỏ quyền lực

 

Vào ngày 1 tháng 2, quốc hội mới được bầu của Myanmar định ​​sẽ tuyên thệ nhậm chức trong nhiệm kỳ 5 năm sắp tới. Nhưng trong những giờ rạng sáng trước buổi lễ, quân đội của Myanmar đã cướp chính quyền trong một cuộc đảo chính. Quân đội đã tức thời bắt giữ Cố vấn Quốc gia  Aung San Suu Kyi, nhân vật lãnh đạo quốc gia và tổng thống, Win Myint, cùng với một số dân biểu của  đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ đang cầm quyền và những người chỉ trích quân đội khác. Quân đội cũng vây bắt các đảng viên và giới họt động của NLD trên khắp đất nước và tạm thời cắt điện thoại di động và Internet.

 

https://i.guim.co.uk/img/media/25bd56fdc667416d27ebd35d9b3004057ff2ad87/0_99_3000_1800/master/3000.jpg?width=445&quality=45&auto=format&fit=max&dpr=2&s=11a53a80a94ad8b893466b08707cbf85

Myint Swe đã được thăng chức từ phó tổng thống lên tổng thống trong cuộc đảo chính. Ảnh: Aung Shine Oo / AP

 

Trong khoảng mất liên lạc này, quân đội phát thanh thông báo họ đã áp đặt tình trạng khẩn cấp kéo dài một năm và bổ nhiệm cựu Trung tướng Myint Swe, phó tổng thống và cựu lãnh đạo bộ chỉ huy quân sự Yangon, làm quyền tổng thống. Quân đội cũng thông báo rằng Myint Swe đã chuyển giao quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp cho Tổng tư lệnh quân đội, Thượng tướng Min Aung Hlaing, trong giai đoạn khẩn cấp.

 

Vụ đảo chính đầu tiên ở Myanmar kể từ năm 1988, diễn ra sau nhiều ngày có tin đồn và thông tin về một chiến dịch quân sự sắp xảy ra. Và cũng giống như các cuộc đảo chính trước đây trong nước, nó được biện minh nhân danh dân chủ: Hiến pháp Myanmar cho phép quân đội nắm quyền để ngăn chặn bất kỳ tình trạng nào “có thể làm tan rã Quốc gia hoặc làm tan rã khối đoàn kết dân tộc hoặc có thể gây mất chủ quyền.”

 

Trong trường hợp này, quân đội tuyên bố rằng họ cần phải điều tra những cáo buộc gian lận trong cuộc bầu cử ngày 8 tháng 11 của Myanmar, mà đảng NLD của Aung San Suu Kyi đã thắng lớn so với những người ủy nhiệm của quân đội, Đảng Đoàn kết và Phát triển (USDP).

 

Trong một tuyên bố sau cuộc đảo chính có nhiều điểm giống với tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump về sự thất bại trong bầu cử tổng thống Mỹ ngày 3 tháng 11, quân đội Myanmar khẳng định rằng : “đã có sự gian lận khủng khiếp trong danh sách cử tri trong cuộc tổng tuyển cử dân chủ. trái với việc đảm bảo một nền dân chủ ổn định. Trừ khi vấn đề này được giải quyết, nó sẽ cản trở con đường dẫn đến dân chủ.”

 

Dường như giả định trước những kết quả của “cuộc điều tra” mà họ đã hứa, quân đội tuyên bố rằng một cuộc bầu cử mới sẽ được tổ chức sau một năm kể từ bây giờ và họ sẽ nhường lại quyền lực cho bên chiến thắng.

 

Nhưng gian lận bầu cử không phải là điều cản trở con đường tiến tới dân chủ của Myanmar. Mà đó là một quá trình cải cách chính trị từng phần — và bị đình trệ — đã khiến căng thẳng giữa giới quân sự và dân sự từ lâu trở nên gay gắt hơn. Giới cầm quyền quân sự của Myanmar đã tự mình khởi xướng các cải cách sau cuộc bầu cử quốc gia vào cuối năm 2010, chính phủ này đã đưa một chính phủ bán dân sự lên nắm quyền, mở ra không gian chính trị của đất nước và xây dựng cầu nối với Hoa Kỳ và các chính phủ phương Tây khác. Nhưng các tướng lĩnh đã tìm cách bảo toàn những đặc quyền của riêng mình bằng cách giữ quyền phủ quyết đối với các vấn đề liên quan đến hiến pháp. Chiến thắng không cân xứng của NLD trong cuộc bầu cử tháng 11 đã đe dọa sự cân bằng quyền lực mong manh đó. Thay vì đứng yên nhìn ​​quyền lực của mình bị xói mòn hơn nữa, nhóm tướng lãnh dường như đã tạm dừng thử nghiệm dân chủ và trở lại chế độ cai trị của quân dội.

 

 

TƯỞNG ĐÃ BÌNH MINH

 

Cuộc đảo chính tuần này làm nổi bật những thiếu sót của nỗ lực cải cách — lúc đầu nhanh chóng một cách hào hứng, sau đó tạm dừng và đi từng bước — mà các tướng cầm quyền lâu năm của Myanmar đã bắt đầu sau cuộc bầu cử năm 2010. Chỉ trong vài tháng, bắt đầu từ giữa năm 2011, chính phủ đã thả hàng trăm người bất đồng chính kiến, dỡ bỏ kiểm duyệt báo chí, cho phép bà Aung San Suu Kyi trở lại chính trường sau nhiều năm bị quản thúc tại gia, và mở cuộc đàm phán hòa bình với hơn một chục nhóm nổi dậy. Tiến trình cải cách này đã đạt đến đỉnh cao chóng mặt khi bà Aung San Suu Kyi và đảng NLD giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào ngày tháng 11 năm 2015, và nắm quyền lãnh đạo chính phủ vào đầu năm 2016.

 

Nhưng câu chuyện về tiến trình dân chủ hóa ở Myanmar không bao giờ khớp với thực tế ở thực địa. Trong khi nhiều ngươi trong giới quan sát phương Tây nhìn thấy một quốc gia cuối cùng đã nhảy vào lề phải của lịch sử, giới lãnh đạo Myanmar vẫn phải vật lộn với hậu quả của hơn một thế kỷ thuộc địa của Anh và sáu thập kỷ tiếp theo của cuộc nội chiến và chế độ độc tài quân phiệt. Trong số những khó khan này có sự chia rẽ về chủng tộc và tôn giáo lâu đời ở Myanmar, biểu hiện bi thảm nhất ccuar chúng là cuộc tấn công khốc liệt của quân đội đối với người Hồi giáo Rohingya ở tiểu bang Rakhine và cuộc tranh giành quyền lực chưa được giải quyết giữa NLD và quân đội. Cuộc xung đột thứ hai bắt nguồn từ các cuộc biểu tình lớn vào năm 1988, mà quân đội đã hạ gục bằng vũ lực tàn bạo. Aung San Suu Kyi lần đầu tiên nổi lên như một nhân vật chính trị nổi bật trong các cuộc biểu tình đó, và sự nổi tiếng lâu dài của bà phần lớn bắt nguồn từ thực tế là bà đã kiên quyết phản đối sự cai trị của quân đội.

 

Những đôi mới khởi xướng vào năm 2011 đã cố tình tránh những căng thẳng lâu nay giữa NLD và quân đội. Các thông số về “tiến trình chuyển đổi dân chủ” của Myanmar (như nhiều người quan sát phương Tây nhanh chóng gọi nó) được hiến pháp năm 2008 của nước này đặt ra; đó là một văn bản được soạn thảo rõ ràng để bảo vệ quyền lực và đặc quyền của quân đội. Do chính quyền quân sự soạn thảo và được thông qua trong một cuộc trưng cầu dân ý toàn quốc bất cập vào tháng 5 năm đó, hiến pháp đó đảm bảo quyền kiểm soát quân sự của ba bộ đầy quyền lực và một phần tư số ghế trong quốc hội — một quyền phủ quyết trên thực tế đối với bất kỳ sửa đổi nào đối với hiến pháp. Hiến pháp cũng có điều khoản cấm bà Aung San Suu Kyi giữ chức tổng thống vì bà đã từng kết hôn với một công dân nước ngoài. Các điều khoản hiến pháp này về cơ bản đã buộc chặt cuộc đấu tranh lâu dài giữa NLD và quân đội vào cấu trúc hiến pháp của Myanmar.

Câu chuyện về tiến trình dân chủ hóa ở Myanmar không bao giờ khớp với thực tế trên thực địa.

 

Không có gì đáng ngạc nhiên, NLD đã tìm cách thúc đẩy một chương trình cải cách hiến pháp sau chiến thắng trong cuộc bầu cử lịch sử vào năm 2015. Những nỗ lực của nó đã thành công vào đầu năm ngoái, khi chính phủ do NLD lãnh đạo đưa ra một loạt các sửa đổi hiến pháp nhằm hạn chế hoặc thu hồi quyền đặc biệt của quân đội. quyền hạn và đặc quyền. Nghị viện đã bác bỏ tất cả các đề nghị sửa đổi — sau khi quân đội dùng đến ngay quyền phủ quyết mà NLD đã tìm cách hủy bỏ.

 

Sau đó, vào tháng 11, NLD đã chiến thắng long trời lở đất trong cuộc tổng tuyển cử, dường như đã làm lung lay niềm tin của quân đội vào khả năng ngăn chặn cải cách hiến pháp. Aung San Suu Kyi và NLD đã giành được 83% số ghế trong quốc hội trong cuộc tranh của. Ngược lại, USDP do quân đội hậu thuẫn đã thắng với một tỷ lệ rất nhỏ 7%. Trên khắp đất nước, các thành viên  cao cấp của USDP — nhiều người trong số họ là cựu sĩ quan quân sự — đã mất ghế trong quốc hội; NLD thậm chí còn xâm nhập vào các khu vực trước đây được coi là thành trì của USDP.

 

Tuy nhiên, với các biện pháp bảo vệ hiện hành trong hiến pháp, vẫn chưa rõ liệu NLD có thể đe dọa các đặc quyền của quân đội ở mức độ nào hay không. Tổng tư lệnh quân đội Min Aung Hlaing, hiện là người nắm quyền trên thực tế của Myanmar, từ lâu đã nuôi dưỡng tham vọng làm tổng thống và ông đã thuộc vào lớp phải nghỉ hưu bắt buộc vào tháng 7, khi ông đến tuổi 65. Có thể ông đã tìm một con đường quyền lực ngoài pháp luật bất kể kết quả của cuộc bầu cử tháng 11. Như một nhà ngoại giao nước ngoài nói với Reuters với điều kiện giấu tên : “Không có con đường nào để ông ấy đảm nhận vai trò lãnh đạo trong chính phủ này thông qua các phương tiện mà hiến pháp quy định.”

 

Cũng có thể tưởng tượng được rằng quân đội đã đầu tư rất nhiều vào các cáo buộc gian lận bầu cử đến nỗi họ cảm thấy không thể lùi bước mà không bị mất thể diện đáng kể. Dù là gì đi chăng nữa, chiến thắng vang dội của NLD và sự thất bại trong bầu cử của USDP dường như đã khiến căng thẳng lâu nay giữa NLD và quân đội tăng đột ngột.

 

 

“KHÔNG AI CÓ THỂ KIỂM SOÁT NHỮNG GÌ SẮP TỚI”

 

Việc quân đội đảo chính ở Myanmar đưa ra một tình thế khó xử đối với chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden. Một mặt, cuộc tấn công của các tướng lĩnh vào tiến trình dân chủ của đất nước bảo đảm sẽ nhận được phản ứng mạnh từ Washington. (Người phát ngôn Tòa Bạch Ốc Jen Psaki đã đưa ra một tuyên bố kêu gọi “quân đội và tất cả các bên khác tuân thủ các chuẩn mực dân chủ và pháp trị, đồng thời trả tự do cho những người bị giam giữ ngay hôm nay” và đe dọa sẽ “có hành động” chống lại những người cản trở nền dân chủ của Myanmar Mặt khác, chính phủ Trung Hoa cộng sản sẽ tìm cách lợi dụng bất kỳ xích mích nào giữa Myanmar và phương Tây dân chủ, phát tán tuyên truyền cửa miệng của họ rằng những gì xảy ra tuần này ở Yangon là “chuyện nội bộ”. (Nhiều quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đã có cùng quan điểm.)

 

https://i1.wp.com/media.premiumtimesng.com/wp-content/files/2021/02/Min-Aung-Hlaing-e1612248319618.jpg?fit=1280%2C1088&ssl=1

Min Aung Hlaing. Ảnh: France 24

 

Hơn nữa, lịch sử cho thấy rằng các biện pháp trừng phạt thêm của phương Tây đối với giới lãnh đạo đảo chính khó có thể thuyết phục họ thay đổi hướng đi. Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã xếp Min Aung Hlaing vào danh sách những Người được đặc biệt chú ý vào năm 2019 vì vai trò của ông ấy trong việc diệt chủng người Hồi giáo Rohingya. Ông ta hầu như không mất gì vì những lệnh trừng phạt bổ túc và có lẽ đang đánh cược rằng các cường quốc phương Tây sẽ kiềm chế áp dụng lại các biện pháp trừng phạt sâu rộng hơn vì lo ngại rằng làm như vậy sẽ đẩy Myamar đến gần Trung Hoa cộng sản hơn. Trong mọi trường hợp, giới lãnh đạo quân sự của Myanmar có bề dày thành tích trong việc kiên nhẫn vượt qua các lệnh trừng phạt kinh tế và cấm vận thương mại, ngay cả khi các biện pháp như vậy làm người dân của đất nước họ nghèo đi.

 

Dù điều gì xảy ra trong những tuần và tháng tới, các vấn đề của Myanmar dường như đã trở nên phức tạp. Như sử gia người Myanmar Thant Myint-U nhận xét sau cuộc đảo chính, đất nước này đã phải đối phó với sự suy thoái kinh tế nghiêm trọng do COVID-19, tình trạng nghèo đói lan rộng và xung đột liên quan đến hàng chục nhóm vũ trang. Một cuộc khủng hoảng chính trị mới là điều Myanmar không cần có. Ông viết trên Twitter : “Cánh cửa vửa mở ra một tương lai rất khác. Tôi có cảm giác nôn nao rằng sẽ không ai thực sự có thể kiểm soát được những gì xảy ra tiếp theo.”

 

© 2021 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


Nguồn: Myanmar’s Coup Was a Chronicle Foretold | Sebastian Strangio | Foreign Affairs | February 2, 2021.

 

 

 

 

 


No comments:

Post a Comment

View My Stats