Bà
Kim Ngân cần 50 đại biểu ngoài đảng để làm gì?
Jackhammer
Nguyễn
06/02/2021
https://baotiengdan.com/2021/02/06/ba-kim-ngan-can-50-dai-bieu-ngoai-dang-de-lam-gi/
Đại biểu ngoài đảng?
Ngay sau đại hội Đảng Cộng
sản Việt Nam (ĐCSVN) khóa 13 kết thúc, bà chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân
nói với báo chí rằng, sẽ “phấn đấu” để quốc hội sắp tới đây có … từ 25 đến 50 đại
biểu là người ngoài đảng. Báo chí Việt Nam cũng giật tít với nội dung 50 người
đó, tạo nên những cảm xúc, niềm tin,… rằng ĐCSVN đang cởi mở.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/02/0-14-1024x576.jpg
Chủ tịch Quốc hội
Nguyễn Thị Kim Ngân. Ảnh: Quang Vinh/ VNE
Tuyên bố của bà Ngân,
cũng như cách báo chí nhà nước Việt Nam (Việt Nam không có báo chí độc lập) đưa
tin, thể hiện sự mặc cảm của những người cầm quyền hiện nay về chế độ chính trị
của họ, đối diện với các chỉ trích, rằng chế độ CSVN là phản dân chủ.
Một mặt, chế độ này thường
tuyên truyền cái câu giông giống như bên Mỹ, rằng, nhà nước của họ là của dân,
do dân, vì dân, và từ dân mà ra, tức là quốc hội do dân bầu lên, có quyền lực tuyệt
đối. Mặt khác, ĐCSVN nắm hết mọi thứ quyền lực, từ trên xuống dưới, quốc hội được
bầu lên chỉ để góp vui, đảng cử dân bầu.
Tuyên bố của bà Ngân làm
tôi nhớ một bài viết trên các tờ báo Việt Nam cách đây hơn 10 năm, trong một kỳ
họp quốc hội, đưa tin nói rằng, sẽ cho các “đại diện của nhân dân vào giám
sát các hoạt động hội họp của quốc hội”. Câu này có nghĩa là, đại biểu quốc
hội không phải đại diện cho dân.
Chắc có ít người chú ý tới
dòng tin đó, vì thật ra chẳng ai quan tâm quốc hội Việt Nam đang làm gì. Nhưng
dòng tin như vậy thể hiện sự lẫn lộn khái niệm của những người cầm quyền Việt
Nam, và sự thật thà ngộ nghĩnh của họ. Bên ngoài họ nói theo
công thức tuyên truyền, rằng đại biểu quốc hội là do dân bầu lên, nhưng thâm
tâm họ biết rõ rằng, các đại biểu quốc hội không có thực quyền, không đại diện
cho dân chúng, cho nên khi đối diện các chỉ trích, họ cuống lên và phát biểu thật
thà, ngây ngô như vậy.
Thời kỳ vàng son nhất của
những đại biểu ngoài đảng có thể trong giai đoạn từ năm 2002-2007 của quốc hội
khóa 11, lúc đó có các đại biểu ngoài đảng khá nổi tiếng như bác sĩ Trần Đông
A, doanh nhân Võ Quốc Thắng (Gạch Đồng Tâm),… Trong hệ thống cộng sản, khó mà
biết được các đại biểu ngoài đảng liệu có tiếng nói độc lập như người ngoài đảng
hay không, hay chỉ là người ngoài đảng theo cách nhìn nhận vấn đề khi họ phát
biểu ý kiến, cách dùng từ ngữ không theo hệ thống đảng.
Không rõ những người đứng
đầu ĐCSVN lúc ấy có thực tâm muốn mở rộng dân chủ bằng cách để cho họ vào quốc
hội hay không, nhưng chắc một điều là báo chí lúc ấy hay phỏng vấn họ, bởi họ
là những người không theo chỉ thị hệ thống, phát biểu thẳng thắn và có ý kiến
riêng, có tính chất sáng tạo. Cũng vì thế, tôi cho rằng, sau đó ĐCSVN đã dẹp bỏ
việc này, vì không khéo những người phát biểu độc lập này lại “trống đánh xuôi,
kèn thổi ngược”, không cùng tiếng nói với Đảng thì nguy.
Trong ba khóa quốc hội gần
đây nhất, tỷ lệ số đại biểu ngoài đảng (thì cứ cho là họ ngoài đảng thật sự) giảm
dần, khóa 12 là 8,7%, khóa 13 còn 8,4%, khóa 14 giảm mạnh, chỉ còn 4,2%.
Quyền lực thật sự
và trang trí thật sự
Trở lại với bà Ngân, có một
điều khá thú vị là, khi báo chí Anh ngữ nói về đại hội toàn quốc của ĐCSVN, năm
năm một lần, họ hay dùng chữ “Congress”, mà chữ này cũng dùng để chỉ quốc hội Mỹ.
Tức là trong con mắt của các nhà báo phương Tây, ĐCSVN, mà cái lỏi hoạt động
công việc hàng ngày của nó là Ban chấp hành trung ương, thật sự là cơ quan nắm
quyền lực của đất nước. Điều khác biệt là, Congress của Mỹ do dân bầu lên, giằng
co rất căng thẳng, ngược lại, Congress của ĐCSVN do 5 triệu đảng viên bàn tán,
chia ghế với nhau, mà không phải đảng viên nào cũng được bàn tán.
Trên quan điểm quyền lực,
trong các bài viết trước đây trên trang Tiếng Dân, tôi gọi Ban chấp hành trung
ương của ĐCSVN là quốc hội De Facto. Trong các hội nghị trung ương trước khóa
12, Ban Chấp hành Trung ương chứng tỏ ngày càng có quyền hành hơn.
Hai trăm ủy viên (trong
đó có 20 ủy viên dự khuyết) Ban Chấp hành Trung ương, kiểm soát toàn bộ các nấc
quyền lực địa phương từ huyện đến tỉnh, các bộ công an và quốc phòng, toàn bộ
các lĩnh vực kinh tế xã hội Việt Nam. Thế cho nên, Quốc hội Việt Nam là thừa,
chỉ tốn thêm tiền thuế của dân, chi cho hội họp, lương bổng… nhưng chẳng hề đại
diện cho dân.
Điều rất lý thú là những
người cộng sản hiện nay rất là thực dụng, họ nắm chắc dân chúng mà họ cai trị,
vậy mà họ vẫn duy trì một hình thức trang trí như quốc hội. Mà duy trì quốc hội
đảng trị đối diện với các chỉ trích về tính dân chủ, lại sinh ra cái nhu cầu cần
phát biểu như câu của bà Ngân vừa rồi: Phấn đấu có từ 25
đến 50 đại biểu ngoài đảng.
Câu nói trên có thể gây ấn
tượng đối với một số người ít thắc mắc, rằng dân chủ Việt Nam đang mở rộng, ít
nhất về mặt hình thức, nhưng nó chọc cười cho những người chú ý tới chính trị
Việt Nam, họ cảm thấy tội nghiệp cho những người phải đăng đàn phát biểu như bà
Ngân.
No comments:
Post a Comment