NỘI
DUNG :
Bầu cử Mỹ 2020: Thế giới
muốn Trump hay Biden?
BBC Tiếng Việt
.
Vì
sao Nga đặt cược nhiều vào Donald Trump ?
Minh Anh -
RFI
==========================================
.
.
Bầu cử Mỹ 2020: Thế giới
muốn Trump hay Biden?
BBC
Tiếng Việt
20/12/2020
https://www.bbc.com/vietnamese/world-54620468
Với việc chỉ còn hai tuần nữa là diễn ra kỳ bỏ phiếu
ở Hoa Kỳ, rất nhiều nước trên thế giới chú tâm vào việc ứng viên nào sẽ giành
chiến thắng, và kết quả bầu cử liệu sẽ ảnh hưởng ra sao tới chính sách của Hoa
Kỳ với từng nước.
BBC điểm nhanh một số
quan điểm chính thức, thái độ của truyền thông, và cả tâm lý người dân ở một
số nước trên thế giới.
Cái
nhìn từ Nga
Vitaliy
Shevchenko, BBC Monitoring
Nga có lẽ đang tìm cách
làm xoay chuyển kết quả kỳ bầu cử ở Mỹ, thế nhưng ở trong chính nước này, hệ
thống truyền thông ủng hộ Điện Kremlin đang có những vấn đề quan trọng hơn để
nói, thay vì tập trung vào chuyện ai là ứng viên khá hơn trong cuộc đua vào Nhà
Trắng.
VIDEO :
Tin
giả và trò cân não: Có phải Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ?
https://www.bbc.com/vietnamese/world-54620468
Thông điệp chính của họ
cho nhân dân Nga là nước Mỹ đang trong tình trạng hỗn loạn, nền dân chủ Mỹ đang
đổ vỡ, và quan trọng hơn cả là nước Mỹ không có tư cách gì để đi dạy nước khác
về việc điều gì là đúng, điều gì là sai.
Kênh truyền hình được nhiều
người xem nhất của Nga, kênh truyền hình chính thức Rossiya 1, đã coi Mỹ như một
mục sư cao tuổi, người "bắt đầu rơi vào tình trạng không tự kéo được khóa
kéo, lơ mơ váng vất và mang một nụ cười xấu xa khi thấy các phụ nữ xung quanh.
Liệu chúng ta có thể tin tưởng được người như thế không?"
"Họ cứ nhúng mũi vào
mọi nơi mọi chốn, nhưng bản thân cái mũi họ thì đang hỏng rồi!" một talk
show trên kênh số 1 của đài này cười khẩy, nói.
Thế nhưng không nghi ngờ gì về việc truyền thông Nga sẽ muốn bỏ phiếu
cho ai: chính là Donald Trump.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/182F4/production/_115006099_gettyimages-1157528563.jpg
GETTY IMAGES
Ông thỉnh thoảng bị cười
nhạo đây đó, nhưng vẫn là bị chế giễu ít hơn so với ông Joe Biden, người thường
bị đưa ra trong hình ảnh một nhân vật quá già để điều hành đất nước.
Cuộc tranh luận huyên náo
giữa hai ứng viên đã được nêu ra như một ví dụ cho thấy sự sụp đổ của hệ thống
chính trị Hoa Kỳ.
Nhưng có một điều mà các kênh truyền hình Nga đã bỏ qua mà không nhắc tới:
đó là trong gần 20 năm nắm quyền, ông Vladimir Putin chưa bao giờ tham dự vào bất
kỳ một cuộc tranh luận tranh cử nào.
Điều
gì ẩn đằng sau tâm lý bài xích ông Biden tại Thổ Nhĩ Kỳ?
Beril
Akman, chuyên gia theo dõi tình hình Thổ Nhĩ Kỳ, BBC Monitoring
Các học giả tại Thổ Nhĩ Kỳ
tỏ ra ngờ vực về khả năng tranh cử của ông Joe Biden, và nhiều người thích Tổng
thống Trump tiếp tục làm nhiệm kỳ hai.
Ông Biden bị truyền thông
Thổ Nhĩ Kỳ chỉ trích mạnh mẽ, nhất là quanh cuộc phỏng vấn với New York Times hồi
tháng 12/2019, trong đó ông bày tỏ sự ủng hộ đối với phe đối lập Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông Biden gặp ông
Erdogan hồi 2016
Sự ghét bỏ ông Biden thực
ra đã tồn tại từ trước đó rất lâu.
Trong thời còn là thượng
nghị sĩ, ông Biden đã không chuẩn thuận sự can thiệp quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại
Cyprus hồi 1974, sự kiện dẫn tới việc hòn đảo này bị phân chia.
Ông bị coi là "con rối
của người Cyprus gốc Hy Lạp" trong một bài báo hồi năm 1999, và là "kẻ
bài xích Thổ Nhĩ Kỳ" khi ông trở thành phó tổng thống được bầu của Hoa Kỳ
hồi năm 2008.
Hiện nay, ông Biden bất
đồng với Ankara quanh một số vấn đề ngoại giao. Ông đã lên tiếng ủng hộ cho những
kẻ thù truyền kiếp của Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có các lực lượng do người Kurd dẫn
đầu tại Syria và Hy Lạp ở vùng Đông Địa Trung Hải.
"Biden đã ra đường hướng chống Thổ Nhĩ Kỳ...
Chúng ta không thể nói rằng việc ông Donald Trump được tái bầu sẽ là tốt hơn
cho chúng ta hay sao?" học
giả Mehmet Barlas nói.
Tuy nhiên, một số nhà
quan sát tin rằng việc ông Biden lên làm tổng thống có lẽ sẽ không phải là tệ
cho Thổ Nhĩ Kỳ. Họ nhắc tới "kỷ nguyên vàng" trong mối quan hệ Ankara
- Washington thời nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Barack Obama.
Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ
đã rất thận trọng, không công khai tỏ ý ủng hộ ông Trump hay ông Biden. Rốt cuộc
thì mối quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ - Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đối diện với những khó khăn mới,
bất kể ai thắng cử.
Quan
điểm của Taleban là gì?
Mohammad
Haroon, chuyên gia theo dõi tin Afghanistan, BBC Monitoring
Taleban cho đến nay vẫn tỏ
ra kiềm chế trong việc nêu quan điểm chính thức đối với kỳ bầu cử tổng thống
Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, nhận xét từ một
số thành viên Taleban cho thấy nhóm này thích ông Trump giành được nhiệm kỳ hai
hơn so với việc ông Joe Biden chiến thắng.
Chẳng hạn như trong một
cuộc phỏng vấn qua điện thoại gần đây với hãng tin CBS News, phát ngôn viên
Taliban Zabihullah Mujahid tán dương ông Trump về "những hành động quyết
đoán" trong lúc chỉ trích ông Biden là có "những khẩu hiệu phi thực tế".
Tuy sau đó phát ngôn viên
này nói các bình luận của ông đã bị dịch thuật "không chính xác",
nhưng ông không nói rõ thực sự thì các bình luận đó đã bị hiểu sai như thế nào.
"Những ngày này,
Taleban đang cầu nguyện: 'Xin
Thượng đế hãy để ông Trump là người thắng cuộc trong kỳ bầu cử sắp tới và giúp
ông được an toàn!'" Rahmatullah Nabil, người từng đứng đầu lực
lượng gián điệp của Afghanistan, viết trên Twitter khi phản ứng lại các nhận
xét của ông Mujahid được đăng tải trên truyền thông.
Và bài xã luận được đăng
trên trang web tuyên truyền của Taleban, Voice of Jihad, hồi tháng Bảy cũng lên
tiếng ít nhiều tỏ ra ủng hộ ông Trump, tuy không bài xích ông Biden.
"Những kẻ hiếu chiến
tại Arg [Dinh Tổng thống Afghanistan], nhìn vào Joe Biden, đang có vẻ muốn gây
một cuộc chiến mới, cuộc chiến của những kẻ theo chủ nghĩa can thiệp,"
bài xã luận viết.
Truyền
thông Iran muốn ông Trump thua
Kian
Sharifi, chuyên gia theo dõi tin Iran, BBC Monitoring
Quan điểm chính thức của
Tehran là quốc gia Cộng hòa Hồi giáo này không quan tâm tới kết quả bầu cử tổng
thống Hoa Kỳ. Các quan chức Iran nói rằng việc bầu cử chỉ là câu chuyện chính
trị nội bộ của Mỹ.
Tuy nhiên, việc đăng tải
tin tức trên truyền thông chính thống lại cho thấy nước này có sự lựa chọn rõ
ràng. Điểm chung trong việc đưa tin trên truyền thông Iran là Donald Trump cần
phải ra đi.
Tuy nhiên, trong lúc các
tờ báo theo đường lối cứng rắn không tỏ ra đặc biệt vui vẻ về viễn cảnh ông
Biden lên làm tổng thống thì các tờ báo ôn hòa hoặc ủng hộ cải cách tỏ ra ưu
ái ứng viên Dân chủ hơn.
Tất nhiên, điều này không
khiến mọi người ngạc nhiên.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/C3F0/production/_115006105_gettyimages-1201853942.jpg
Các lệnh trừng phạt
của ông Trump đã khiến nền kinh tế Iran bị ảnh hưởng nặng nề
Liên quan tới Iran, nhiệm
kỳ của Tổng thống Trump được ghi dấu bằng một lượng lớn các lệnh trừng phạt, một
phần trong nỗ lực của ông Trump nhằm gây sức ép tối đa lên quốc gia Cộng hòa Hồi
giáo này, và điều đó đã gây tổn hại nặng nề lên nền kinh tế Iran.
Đồng tiền tệ của Iran mất
giá 80% so với đô la Mỹ kể từ tháng 5/2018, khi ông Trump bãi bỏ thỏa thuận hạt
nhân 2015.
Sự ưu ái của Iran đối với
ông Biden chủ yếu là do tâm lý khinh thị của ông Trump đối với Tehran, cho dù
ông đã tỏ ý sẵn sàng quay trở lại đàm phán hạt nhân.
Bất kể thế nào thì quốc
gia này từ lâu nay đã có truyền thống không tin cậy nước Mỹ, cho dù đó là ông
Biden hay bất kỳ người nào khác.
Ông cũng đã nói rằng Iran
cần phải chuẩn bị sẵn sàng để có thêm các cuộc đàm phán, có thể là về chương
trình tên lửa đạn đạo của Tehran, điều mà Iran đã liên tục bác bỏ.
Một cuộc thăm dò dư luận
gần đây tại nước này cho thấy có hơn 56% những người trả lời tin rằng ông Trump
sẽ thắng nhiệm kỳ hai, trong khi chỉ có 20% tin rằng ông Biden có cơ hội đắc cử.
Trump
hay Biden? Mỹ-Latin có quan điểm khác nhau
Pascal
Fletcher, chuyên gia theo dõi tin Mỹ-Latin, BBC Monitoring
Từ Mexico tới Argentina,
chính quyền các nước Mỹ- Latin đang theo dõi sát sao cuộc đua tranh cử Mỹ, và
đang tính toán xem liệu chiến thắng của ông Trump hoặc ông Biden sẽ ảnh hưởng
ra sao tới quan hệ của họ với cường quốc láng giềng này.
Các quốc gia do phe tả
khuynh lãnh đạo, như Cuba, Venezuela và Nicaragua, vốn thường bị ông Trump nhắm
tới, và cũng đã phải chịu những lệnh trừng phạt gia tăng, thực sự đang hy vọng
rằng ứng viên Cộng hòa sẽ thất bại.
Họ cho rằng đối thủ của
ông, ứng viên Joe Biden thuộc Đảng Dân chủ, có thể sẽ có thái độ bớt thù nghịch
hơn, và thậm chí có thể đi tới việc đàm phán được với họ.
Một số lãnh đạo, như Tổng
thống Brazil Jair Bolsonaro và Tổng thống Colombia Ivan Duque theo đường lối hữu
khuynh, đã xây dựng được quan hệ thân thiện với ông Trump. Trong lúc theo dõi
các kết quả thăm dò dư luận, họ có thể lo lắng rằng chiến thắng của ông Biden sẽ
khiến nước Mỹ để mắt hơn tới các vấn đề môi trường và nhân quyền.
Là quốc gia láng giềng
sát nách nhất với Hoa Kỳ, Tổng thống Mexico Andrés Manuel López Obrador có
khuynh hướng tả khuynh đã phải nhẫn nhịn trong mối quan hệ với ông Trump, trong
lúc ông Trump công khai sỉ nhục Mexico và người Mexico và liên tục đe dọa trừng
phạt nước này.
Với AMLO, tên tắt mà ông
Lopez Obrador thường được biết tới, mọi thứ chỉ có thể tốt đẹp hơn nếu ông
Biden chiến thắng.
Tổng thống Argentina
Alberto Fernández theo đường lối tả khuynh Peronist rất thận trọng, không đưa
ra bất kỳ đối đầu nghiêm trọng nào với ông Trump.
Tuy nhiên, không nghi ngờ
gì ông sẽ mong ông Biden giành chiến thắng, bởi một mối quan hệ hữu hảo hơn giữa
Hoa Kỳ và Trung Quốc dưới thời ông Biden sẽ có lợi cho việc Argentina đang muốn
vươn tới cường quốc Á Châu này.
======================================
.
.
Vì
sao Nga đặt cược nhiều vào Donald Trump ?
Minh
Anh - RFI
Đăng
ngày: 20/10/2020 - 14:54
Cặp đôi ứng viên Biden-Trump đang trong giai đoạn
nước rút khi ngày bầu cử chỉ còn có hai tuần. Cũng như bao chế độ chuyên chế
khác như Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, nước Nga của ông Vladimir Putin đặt cược
nhiều vào nhà tỷ phú Donald Trump, bất chấp những thất vọng nối lại quan hệ
Nga-Mỹ.
Nếu được tham gia bỏ phiếu
vào ngày 03/11/2020, điện Kremlin có lẽ sẵn sàng « dành phiếu cho
Donald Trump ». Bất chấp những thất vọng và những bất định về chủ nhân
Nhà Trắng hiện nay, tại Matxcơva, giới quan sát tin chắc rằng « Biden đắc
cử sẽ còn tồi tệ hơn » bởi vì khác với Donald Trump, « giữa
Joe Biden và Vladimir Putin, còn tồn tại một sự ghét cay ghét đắng »
như lời nhận xét của ông Vladimir Vassiliev, nhà nghiên cứu về Hoa Kỳ và
Canada, Viện Hàn Lâm Khoa Học Nga, được Le Figaro (17/10/2020) trích dẫn.
Với ứng viên đảng Dân Chủ,
Joe Biden, thất bại của đảng Dân Chủ trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 là một
mối hận khó phai. Chiến dịch tấn công của tin tặc Nga nhắm vào bà Hillary
Clinton, đại diện cho đảng Dân Chủ ra tranh cử đã góp phần tạo nên thắng lợi
cho chủ nhân Nhà Trắng hiện nay.
Ông Biden trong suốt chiến
dịch vận động tranh cử không ngừng chỉ trích thái độ « thân thiện »
của ông Donald Trump đối với nguyên thủ Nga. Ứng viên đảng Dân Chủ còn không
quên nhắc lại rằng « Hoa Kỳ lẽ ra đã phải trừng phạt Nga vì sự can dự của
nước này trong cuộc bầu cử năm 2016 ».
Thế nên, vẫn theo chuyên
gia Vassiliev, nếu ông Biden có đắc cử, ông ấy có thể « chìa tay ra với
Iran, Cuba, Trung Quốc hay trong một chừng mực nào đó là Bắc Triều Tiên nhưng
nước Nga với ông ấy là không thể nào giao du được. »
Chính vì điều này mà giới
tài chính tại Matxcơva xem cuộc bầu cử Mỹ 2020 và khả năng thắng cử của ông Joe
Biden như là một yếu tố quan trọng làm suy yếu đồng rúp, rớt giá đến 20% kể từ
đầu năm nay (78 rúp cho một đô la trong tuần này, so với 62 rúp/đô la hồi tháng
Giêng năm 2020).
Ngược lại, chủ nhân điện
Kremlin cũng không quên được những phát biểu của ông Joe Biden, khi còn là phó
tổng thống Mỹ dưới thời Obama trước các lãnh đạo phe đối lập năm 2011. Ông cho
rằng tổng thống Nga Vladimir Putin không nên ra tái tranh cử. Nhật báo tài
chính Bloomberg cho rằng chính tuyên bố này của ông Biden phần nào thúc đẩy
nguyên thủ Nga quyết định kéo dài thời hạn cầm quyền đến tận năm 2036.
Nếu như hình ảnh có vẻ
như thân thiện giữa Putin và Trump không hoàn toàn bị xóa nhòa, những phát biểu
của chủ nhân Nhà Trắng vẫn luôn mang hơi hướm thân Nga, tạo ra những ảo giác
cho chính giới Nga là Trump sẽ sang trang và mối quan hệ Nga-Mỹ sẽ lại khởi sắc,
thế nhưng bốn năm của Trump vừa qua lại là một thực tế khá phũ phàng đối với
Nga. Tổng thống mãn nhiệm Mỹ đã tiến hành một chính sách chống Nga khắc nghiệt,
thực hiện một đồng thuận giữa hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa đối với nước Nga vốn
dĩ đã được bắt đầu từ thời Obama.
Do vậy, nhìn từ góc độ
này, Matxcơva không có hy vọng gì là Biden thực hiện ngược lại. Với tư cách là
một tổng thống, ông ấy rất có thể sẽ « tiến hành một chính sách còn cứng
rắn chặt chẽ hơn đối với Nga », theo như phân tích của ông Valéry
Garbuzov, giám đốc Viện Hoa Kỳ và Canada (ISK) trên tờ Le Figaro.
Cuối cùng, cũng giống như
Trung Quốc, về mặt chiến lược, khẩu hiệu « nước Mỹ trước đã »
của ông Donald Trump rất phù hợp với chính sách đối ngoại của Nga trên trường
quốc tế. Nước Mỹ co cụm, các mối quan hệ đa phương bị phá vỡ, phương Tây và nhất
là liên minh quân sự NATO – một mối đe dọa cho nước Nga – bị chia rẽ. Điều này
dẫn đến một số nước trong đó có Pháp và Đức tìm cách xích lại gần với Nga hơn.
Giờ đây, « nếu
Biden thắng cử, phương Tây sẽ lại siết chặt hàng ngũ gia tăng sức ép với Nga.
Ngay cả Pháp và Đức, hai nước từng muốn xem xét lại mối quan hệ với Nga, rất có
thể sẽ thay đổi ý », như là dự đoán của ông Vladimir Vassiliev.
No comments:
Post a Comment