Bà
Amy Coney Barrett trở thành thẩm phán Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ
Người
Việt
October 26, 2020
WASHINTON, DC (NV) – Thượng Viện Hoa Kỳ chuẩn
thuận bà Amy Coney Barrett trở thành thẩm phán Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ với tỉ
lệ 52 phiếu thuận, 48 chống, vào ngày Thứ Hai, 26 Tháng Mười.
Thượng Nghị Sĩ Susan
Collins (Cộng Hòa-Maine) bỏ phiếu chống, đồng ý với đảng Dân Chủ, việc bỏ phiếu
chuẩn thuận quá gấp gáp chỉ hơn một tuần lễ là đến ngày bầu cử, theo đài NPR.
Bà Amy Coney
Barrett, tân thẩm phán Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ. (Hình: Leigh Vogel-Pool/Getty
Images)
Việc đề cử bà Barrett là
chuyện gây tranh cãi do liên quan đến chuyện tranh chấp đảng phái về thời điểm
đề cử và chuẩn thuận một vị thẩm phán Tối Cao Pháp Viện.
Năm 2016, khi cố thẩm
phán Antonin Scalia qua đời, cựu tổng thống Barrack Obama đề cử Chánh Án
Merrick Garland vào vị trí ông Scalia để lại tại Tối Cao Pháp Viện.
Lúc đó, đảng Cộng hòa nắm
quyền kiểm soát Thượng viện từ chối tiến hành tiến trình chuẩn thuận cho ông
Garland vì cho rằng người dân Mỹ, thông qua lá phiếu của họ, nên có tiếng nói
trong tiến trình này vì chỉ khoảng hơn bảy tháng sau đó là tới ngày bầu cử.
Tuy nhiên, năm nay, dù chỉ
còn chưa đầy hai tháng là ngày bầu cử, đảng Cộng hòa đã vội vã xúc tiến việc
xác nhận bà Barrett.
Vị tân thẩm phán Tối Cao
Pháp Viện Hoa Kỳ, Amy Barrett, phục vụ ba năm trong Tòa Kháng Án Số 7, từng làm
việc cho cố Thẩm Phán Antonin Scalia nhiệm vụ thư ký pháp lý sau khi tốt nghiệp
trường luật.
Bà Barrett đồng thời là
giáo sư luật tại trường luật Notre Dame Law School.
Bà Barrett cũng tốt nghiệp
từ trường luật tại University of Notre Dame.
Như vậy, bà Barrett là thẩm
phán duy nhất ở Tối Cao Pháp Viện không xuất thân từ trường luật ở Harvard hay
Yale.
Trong phiên điều trần, bà
trấn an phía Dân Chủ, vốn có sự lo ngại là bà sẽ thúc đẩy các mục tiêu của phía
bảo thủ tại tòa, bằng cách nói rằng khi phục vụ tại Tòa Kháng Án Số 7, bà luôn
cố gắng đưa ra phán quyết đúng như pháp luật, “bất kể suy nghĩ riêng của tôi là
gì.”
Bà quan niệm rằng tòa án
“không được đặt ra để giải quyết mọi vấn đề hoặc để chấn chỉnh mọi sai lầm
trong đời sống xã hội.”
Đối với vị tân thẩm phán,
ngành Lập Pháp và Hành Pháp phải có trách nhiệm về chính sách cho công chúng và
“công chúng không nên trông đợi tòa án làm điều này cho họ, và tòa án cũng chẳng
nên cố gắng làm điều đó.”
Bà từng lên tiếng: “Nếu
tôi may mắn được chuẩn thuận, tôi hứa sẽ luôn thi hành nhiệm vụ mình đối với
người dân Mỹ một cách công bằng và chính trực.” (MPL) [kn]
-------------------------------------------
.
.
Dow
Jones rớt 650 điểm vì không hy vọng có trợ giúp COVID-19
Người
Việt
October 26, 2020
NEW YORK, New York (NV) – Trị giá cổ phiếu thị trường chứng
khoán Wall Street rớt mạnh hôm Thứ Hai, 26 Tháng Mười, do giới đầu tư không thấy
có hy vọng sẽ sớm có một đợt trợ giúp tài chánh chống ảnh hưởng của COVID-19 và
số ca bệnh tăng cao, khiến có thể phải thêm các biện pháp ngăn chặn, làm trì trệ
phục hồi kinh tế.
Chỉ số Dow Jones bị mất
khoảng 650 điểm vào cuối ngày Thứ Hai, sau khi đã có lúc giảm tới 950 điểm (khoảng
3.5%) trước đó trong ngày. Chỉ số S&P 500 giảm 1.86% và Nasdaq giảm 1.64%,
theo bản tin của NBC News.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/10/TS-WallStreet-102620-1536x1085.jpg
Tòa nhà Thị Trường
Chứng Khoán Wall Street. (Hình: AP Photo/Mark Lennihan)
Việc thị trường chứng
khoán mất giá cũng xảy ra trong khi không thấy có nhiều lạc quan về một thỏa
thuận trợ giúp tài chánh cho hàng triệu gia đình người dân Mỹ bị ảnh hưởng của
COVID-19.
Cuộc thương thảo giữa Chủ
Tịch Hạ Viện Nancy Pelosi và Bộ Trưởng Tài Chánh Steven Mnuchin đã “chậm lại,”
theo lời cố vấn kinh tế Tòa Bạch Ốc, ông Larry Kudlow, nói với CNBC sáng hôm Thứ
Hai.
Ông Kudlow nói thêm rằng:
“Chúng tôi gần đạt thỏa thuận, nhưng hiện vẫn còn các vấn đề chính sách quan trọng
phải giải quyết.”
Lãnh vực du lịch và khách
sạn bị ảnh hưởng nặng nhất trong việc cổ phiếu Wall Street mất giá hôm Thứ Hai,
với Wynn Resorts, American Airlines và Norwegian Cruise Lines là những công ty
điển hình.
Cổ phiếu của lãnh vực kỹ
thuật cũng lao đao, sau khi SAP, một trong những công ty nhu liệu hàng đầu ở Âu
Châu, giảm sự lạc quan về tình hình làm ăn vì các công ty giảm đầu tư.
Đây là tuần lễ sau cùng
trước ngày bầu cử tổng thống, và tình hình kinh tế vẫn còn là một đề tài quan
trọng hàng đầu cho cả hai ứng cử viên khi chuẩn bị kết thúc cuộc vận động,
trong bối cảnh ngày càng nhiều bất ổn cho nền kinh tế Mỹ. (V.Giang) [kn]
No comments:
Post a Comment