Tuổi Trẻ Online
10/05/2020
05:32 GMT+7
Nếu
thương chiến Mỹ - Trung là tác nhân thúc đẩy xu hướng dời chuỗi sản xuất khỏi
Trung Quốc thì dịch bệnh COVID-19 đẩy quá trình này diễn ra nhanh hơn. Và đây
là cơ hội cho Việt Nam.
Ngày
3-5, Nhật Bản công bố chương trình hỗ trợ trị giá 2,2 tỉ USD khuyến khích các
doanh nghiệp nội địa dịch chuyển chuỗi sản xuất ra khỏi Trung Quốc về lại Nhật
hoặc chuyển sang các nước Đông Nam Á.
Chất xúc tác đại dịch
Giới
quan sát nhận định đại dịch COVID-19 đã khiến các quốc gia nhận diện rõ nguy cơ
khi các chuỗi cung ứng của họ quá phụ thuộc vào Trung Quốc. Hoạt động sản xuất
của nhiều doanh nghiệp đã chững lại khi COVID-19 bùng phát từ Trung Quốc.
Tuy
nhiên, giới chuyên gia cho rằng dịch bệnh thực chất chỉ là chất xúc tác cho một
diễn biến đã bắt đầu từ lâu, ngay cả trước khi thương chiến Mỹ - Trung bùng nổ.
"Việc di dời chuỗi
sản xuất khỏi Trung Quốc thực chất bắt đầu từ trước thương chiến Mỹ - Trung,
khi mức lương tại Trung Quốc đã tăng sau một khoảng thời gian. Cả cuộc chiến
thương mại và đại dịch hiện nay đều đang kích thích quá trình vốn đã khởi động
này" -
ông Stephen Olson, cựu chuyên gia
đàm phán của Mỹ và hiện đang làm việc tại Quỹ Hinrich Foundation, trả lời Tuổi
Trẻ ngày 8-5.
Bên
cạnh xu hướng vốn có, ông Olson cho rằng tác động từ dịch COVID-19 sẽ rõ ràng
hơn ở một số lĩnh vực cụ thể như dịch vụ y tế, thiết bị bảo hộ và dược phẩm.
Nhật
Bản không phải quốc gia duy nhất hành động trong thời gian gần đây. Hồi tháng
4, Chính phủ Ấn Độ đã liên hệ với hơn 1.000 doanh nghiệp để đề nghị các hỗ trợ
hấp dẫn đối với những nhà sản xuất muốn rời khỏi Trung Quốc, theo Economic
Times.
Trong
đó, Ấn Độ ưu tiên các nhà cung cấp thiết bị y tế, chế biến thực phẩm, vải,
thuộc da và sản xuất phụ tùng xe hơi. Economic Times dẫn nguồn
tin cho biết số doanh nghiệp này bao trùm tổng cộng 550 loại hàng hóa.
Trao
đổi với Tuổi Trẻ về vấn đề trên, GS Julien Chaisse tại Trường luật thuộc Đại học Hong Kong, một
chuyên gia về vấn đề thương mại, cho rằng dịch bệnh COVID-19 chỉ là một “tác
nhân tạm thời”. “Động cơ thật sự khiến các doanh nghiệp rút khỏi Trung Quốc là
các loại thuế quan và sự bất an đến từ cuộc chiến thương mại.
Kể
từ khi chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc bùng nổ khoảng một năm rưỡi
về trước, nhiều doanh nghiệp đã chuyển hoạt động sản xuất sang Philippines, Đài
Loan và Việt Nam. Một số công ty Mỹ sản xuất tại Trung Quốc đã xoay xở để gánh
thuế quan cao hơn hoặc tăng giá, nhưng ngày càng nhiều doanh nghiệp tìm kiếm
nơi khác” - ông Chaisse nhận định.
Theo
vị giáo sư này, tới nay hơn 50 công ty đa quốc gia, cả trong và ngoài Trung Quốc,
đã quyết định hoặc lên kế hoạch di dời toàn bộ hoặc một phần hoạt động sản xuất.
“Nếu chúng ta có thể
đơn giản hóa bằng tỉ lệ phần trăm, tôi sẽ nói rằng tính tới nay 80% số doanh
nghiêp ngoại rời Trung Quốc là vì cuộc chiến thương mại. Trong khi đó, chỉ 20%
còn lại đưa ra quyết định tương tự vì dịch COVID-19.”
GS
Julien Chaisse (Đại học Hong Kong) cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump xem tình
hình này như tín hiệu cho thấy Trung Quốc đang thua trong cuộc chiến thương mại
và sẽ sẵn sàng đàm phán
Các nước đa dạng hóa
chuỗi cung ứng
Cơ hội cho Việt Nam
Xu
hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng của các tập đoàn lớn cũng đem lại cơ hội
mới cho nhiều quốc gia. Dù có những lợi thế nhất định, Việt Nam vẫn chỉ là một
trong những tay đua trong cuộc chạy đua thu hút đầu tư ngoại.
“Gần như chắc chắn một
số sẽ rời khỏi Trung Quốc nhưng cũng chỉ ở mức giới hạn vì Trung Quốc có lợi thế
cạnh tranh đáng kể so với các quốc gia khác. Câu hỏi lớn nhất đối với Việt Nam
là làm sao xây dựng được năng lực hiệu quả để thu hút những chuyển dịch đó của
chuỗi cung ứng”
- ông Olson đặt vấn đề.
Theo
ông Olson, để tối ưu hóa cơ hội trước mắt, Việt Nam cần cải thiện hạ tầng công
nghệ cũng như kỹ năng của lực lượng lao động. Ông cho rằng sự chuyển dịch chuỗi
sản xuất sẽ đem lại nguồn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) đáng kể cho Việt
Nam.
“FDI mang lại cả những
“tác dụng phụ” có lợi đối với doanh nghiệp nội. Tuy nhiên, Việt Nam cần đảm bảo
FDI được sử dụng một cách bền vững. Điều đó có nghĩa là FDI không nên chỉ phục
vụ mục đích tạo ra tăng trưởng kinh tế cân bằng, mà còn phải củng cố được nguồn
vốn xã hội và hỗ trợ việc quản lý môi trường” - ông Olson lưu ý.
Theo
GS Chaisse, bên cạnh việc lôi kéo đầu tư từ nước ngoài, Việt Nam cần chăm chút
cho cả sự phát triển của nền công nghiệp nội địa. Ông cho rằng đây là điều rất
quan trọng vì phụ thuộc quá nhiều vào đầu tư ngoại là cách làm không bền vững.
Ông
Chaisse cũng cho rằng Việt Nam nên nỗ lực thu hút những doanh nghiệp công nghệ
tiên tiến như Google và Microsoft, đồng thời tận dụng tất cả lợi thế từ những
hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký trong những năm qua, bao gồm Hiệp định
thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA) và Hiệp định đối tác toàn
diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
***
Báo Nikkei Asian Review ngày
8-5 dẫn nguồn thạo tin cho biết Hãng công nghệ Apple sẽ sản xuất hàng triệu tai nghe không dây AirPods ở Việt Nam
lần đầu tiên trong quý này. Tờ báo Nhật này đánh giá đây là dấu hiệu cho thấy
Apple đang đẩy mạnh đưa chuỗi sản xuất khỏi Trung Quốc giữa đại dịch COVID-19.
“Khoảng 3-4 triệu đơn
vị, tương đương 30% trong tổng số AirPods thông thường được sản xuất trong quý
này, sẽ được sản xuất tại Việt Nam”, Nikkei Asian Review trích dẫn
từ nguồn tin. Theo tờ này, việc Apple chuyển sản xuất sang Việt Nam chưa bao gồm
AirPods Pro - phiên bản cao cấp, có tính năng khử tiếng ồn và được giới thiệu
vào tháng 10-2019.
Phần
lớn dòng AirPods, gồm AirPods thông thường (159 USD) và AirPods Pro (249 USD),
vẫn được sản xuất tại Trung Quốc dù một số thiết bị điện tử đã bị chính quyền Tổng
thống Mỹ Donald Trump áp thuế bổ sung từ năm ngoái. Các sản phẩm chủ chốt khác
của Apple như iPhone và MacBook vẫn chưa bị áp thuế và vẫn chủ yếu được lắp ráp
tại Trung Quốc.
NGUYÊN
HẠNH
No comments:
Post a Comment