Văn Khiêm
- Luật Khoa
08/05/2020
Như vậy, phiên tòa giám đốc
thẩm hôm nay không mở ra bất kỳ lối thoát nào cho vụ án nhiều dấu hiệu oan sai
nghiêm trọng của công dân Hồ Duy Hải.
Nhưng có phải vụ án đến
đây là hết lối đi? Không. Còn ít nhất ba lối nữa, hay nói cách khác, ba cửa sống
nữa cho Hồ Duy Hải.
Tử tù Hồ Duy Hải. Ảnh:
Gia đình cung cấp/Amnesty
1. Quốc hội can thiệp, Hội đồng
Thẩm phán (Tòa án Nhân dân Tối cao) mở phiên họp xem xét lại quyết định giám đốc
thẩm
Theo Bộ
luật Tố tụng Hình sự, có hai cơ quan của Quốc hội có khả năng can thiệp vào
quyết định giám đốc thẩm của TAND Tối cao: Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Ủy ban Tư pháp của Quốc hội.
Việc can thiệp chỉ xảy ra
“khi có căn cứ xác định quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc phát hiện tình tiết quan trọng mới
có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định mà Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao không biết được khi ra quyết định đó” (Điều 404).
Nếu Ủy ban Thường vụ Quốc
hội yêu cầu thì Hội đồng Thẩm phán phải tiến hành thẩm định hồ sơ vụ án; xác
minh, thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật và trong thời hạn bốn tháng phải mở
phiên họp xem xét lại quyết định giám đốc thẩm.
Nếu Ủy ban Tư pháp của Quốc
hội kiến nghị thì Hội đồng Thẩm phán mở phiên họp xem xét kiến nghị đó trong thời
hạn 30 ngày. Nếu Hội đồng Thẩm phán biểu quyết đồng ý với kiến nghị thì mở
phiên họp xem xét lại quyết định giám đốc thẩm trong thời hạn bốn tháng kể từ
ngày biểu quyết.
Đến đây, hai bản án sơ thẩm
và phúc thẩm của vụ án Hồ Duy Hải vẫn còn khả năng bị hủy để điều tra lại hoặc
xét xử lại.
2. Viện trưởng VKSND Tối cao
kiến nghị, Chánh án TAND Tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán xem xét lại quyết định
giám đốc thẩm
Viện trưởng Viện Kiểm sát
Nhân dân Tối cao có thể kiến nghị, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao có thể đề
nghị Hội đồng Thẩm phán xem xét lại quyết định giám đốc thẩm.
Hội đồng Thẩm phán sau đó
phải mở phiên họp xem xét kiến nghị/đề nghị này trong thời hạn 30 ngày. Nếu Hội
đồng Thẩm phán biểu quyết đồng ý xem xét lại quyết định giám đốc thẩm thì phiên
họp xem xét lại đó sẽ phải diễn ra trong bốn tháng sau đó.
Cũng tương tự như phương
án 1, đến đây, hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm của vụ án Hồ Duy Hải vẫn còn khả
năng bị hủy để điều tra lại hoặc xét xử lại.
Phương án này, nếu có thực
hiện được, nhiều khả năng cũng phải chờ tới ít nhất là giữa năm 2021 khi Quốc hội
khóa mới nhóm họp và bầu các vị trí Viện trưởng và Chánh án mới.
3. Chủ tịch nước ân giảm hình
phạt tử hình
Theo Điều 367 của Bộ
luật Tố tụng Hình sự:
“Trường hợp bản án tử
hình bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm mà Hội đồng giám đốc
thẩm, Hội đồng tái thẩm Tòa án nhân dân tối cao quyết định không chấp nhận
kháng nghị và giữ nguyên bản án tử hình thì Tòa án nhân dân tối cao phải thông
báo ngay cho người bị kết án biết để họ làm đơn xin ân giảm hình phạt tử hình“.
Chủ tịch nước sau đó sẽ
giải quyết đơn xin ân giảm của Hồ Duy Hải và ra quyết định. Nếu được ân giảm, Hải
sẽ phải chịu hình phạt chung thân.
Chủ tịch nước Trương Tấn
Sang hồi năm 2012 đã bác đơn xin ân giảm của Hồ Duy Hải. Nay sau phiên tòa giám
đốc thẩm, Hải có thể tiếp tục làm đơn xin ân giảm nữa. Nhiều khả năng việc này
sẽ do Chủ tịch nước đương nhiệm Nguyễn Phú Trọng hoặc chủ tịch nước nhiệm kỳ
2021-2026 quyết định.
***
Vụ án này không thể được
kháng nghị theo thủ tục tái phẩm nữa. Xin tham khảo Điều 400 của Bộ luật Tố tụng
Hình sự để biết chi tiết:
Điều
400. Những người có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án các cấp, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
2. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực.
3. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án các cấp, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
2. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực.
3. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
No comments:
Post a Comment